部首

番版𠓨𣅶22:09、𣈜5𣎃1𢆥2014𧵑Keepout2010 (討論 | 㨂𢵰) (造張𡤔𠇍內容「集信:媽部首.svg|right|thumb|260px|分邊賴(牟𧹼)𧵑媽(𠬠漢字𣎏義羅「媄」)、羅女(義羅「𡥵𡛔」)、吧𪦆羅部首𦓡遶…」)
(恪) ←番版𫇰 | 番版㵋一 () | 番版㵋→ ()
分邊賴(牟𧹼)𧵑媽(𠬠漢字𣎏義羅「媄」)、羅女(義羅「𡥵𡛔」)、吧𪦆羅部首𦓡遶𪦆漢字呢得尋𧡊𥪝各字典。

部首 (Bộ thủ) là một phần cơ bản của chữ Hán và cả chữ Nôm dùng để sắp xếp những loại chữ vuông này. Trong tự điển chữ Hán từ thời xưa đến nay, các dạng chữ đều được gom thành từng nhóm theo bộ thủ. Dựa theo bộ thủ, việc tra cứu chữ Hán cũng dễ dàng hơn. Trong số hàng ngàn chữ Hán, tất cả đều phụ thuộc một trong hơn 200 bộ thủ.

歷史

Phép dùng bộ thủ xuất hiện thời nhà Hán trong bộ sách Thuyết văn giải tự (説文解字) của Hứa Thận. Tác phẩm này hoàn tất năm 121, liệt kê 9353 chữ Hán và sắp xếp thành 540 nhóm, tức là 540 bộ thủ nguyên thủy. Các học giả đời sau căn cứ trên 540 bộ thủ đó mà sàng lọc dần đến thời nhà Minh thì sách Tự vựng (字彙) của Mai Ưng Tộ chỉ còn giữ 214 bộ thủ. Con số này được giữ tới nay tuy đã có người lược giản thêm nữa, đề nghị rút xuống 132.[1]

形樣部首

Thứ tự của mỗi bộ thủ thì căn cứ vào số nét. Đơn giản nhất là bộ thủ chỉ có một nét và phức tạp nhất là bộ thủ 17 nét. Tổng số bộ thủ di dịch theo thời gian. Sách vở ngày nay thường công nhận 214 bộ thủ thông dụng rút từ Khang Hy tự điển (1716), Trung Hoa đại tự điển (1915), và Từ hải (1936).

  1. 一 丨 丶 丿 乙 亅
  2. 二 亠 人 儿 入 八 冂 冖 冫 几 凵 刀 力 勹 匕 匚 匸 十 卜 卩 厂 厶 又
  3. 口 囗 土 士 夂 夊 夕 大 女 子 宀 寸 小 尢 尸 屮 山 巛 工 己 巾 干 幺 广 廴 廾 弋 弓 彐 彡 彳
  4. 心 戈 戶 手 支 攴 文 斗 斤 方 无 日 曰 月 木 欠 止 歹 殳 毋 比 毛 氏 气 水 火 爪 父 爻 爿 片 牙 牛 犬
  5. 玄 玉 瓜 瓦 甘 生 用 田 疋 疒 癶 白 皮 皿 目 矛 矢 石 示 禸 禾 穴 立
  6. 竹 米 糸 缶 网 羊 羽 老 而 耒 耳 聿 肉 臣 自 至 臼 舌 舛 舟 艮 色 艸 虍 虫 血 行 衣 襾
  7. 見 角 言 谷 豆 豕 豸 貝 赤 走 足 身 車 辛 辰 辵 邑 酉 釆 里
  8. 金 長 門 阜 隶 隹 雨 青 非
  9. 面 革 韋 韭 音 頁 風 飛 食 首 香
  10. 馬 骨 高 髟 鬥 鬯 鬲 鬼
  11. 魚 鳥 鹵 鹿 麥 麻
  12. 黄 黍 黑 黹
  13. 黽 鼎 鼓 鼠
  14. 鼻 齊
  15. 龍 龜

位置

Vị trí bộ thủ không nhất định mà tùy vào mỗi chữ nên có khi bắt gặp ở bên trên, dưới, phải, trái và chung quanh.

  • Bên trái: âm Hán Việt là lược gồm bộ thủ (điền) và (các).
  • Bên phải: âm Hán Việt là kỳ gồm bộ thủ (nguyệt) và (kỳ).
  • Trên: âm Hán Việt là uyển gồm bộ thủ (thảo) và (uyển). âm Hán Việt là nam gồm bộ thủ (điền) và (lực).
  • Dưới: âm Hán Việt là chí gồm bộ thủ (tâm) và (sĩ).
  • Trên và dưới: âm Hán Việt là tuyên gồm bộ thủ (nhị) và (nhật).
  • Giữa: âm Hán Việt là trú gồm bộ thủ (nhật) cùng (xích) ở trên và (nhất) ở dưới.
  • Góc trên bên trái: âm Hán Việt là phòng gồm bộ thủ (hộ) và (phương).
  • Góc trên bên phải: âm Hán Việt là thức gồm bộ thủ (dặc) và (công).
  • Góc dưới bên trái: âm Hán Việt là khởi gồm bộ thủ (tẩu) và (kỷ).
  • Đóng khung: âm Hán Việt là quốc gồm bộ thủ (vi) và (ngọc).
  • Khung mở bên dưới: âm Hán Việt là gian gồm bộ thủ (môn) và (nhật).
  • Khung mở bên trên: âm Hán Việt là khối gồm bộ thủ (khảm) và (thổ).
  • Khung mở bên phải: âm Hán Việt là y gồm bộ thủ (phương) và (thỉ).
  • Trái và phải: âm Hán Việt là nhai gồm bộ thủ (hành) và (khuê).

職能

Chức năng dễ nhận diện nhất của bộ thủ là cách phân chia các loại chữ Hán. Căn cứ vào đó việc soạn tự điển cũng có quy củ hơn.

Bộ thủ ngoài ra còn có công dụng biểu nghĩa tuy không hẳn chính xác nhưng người đọc có thể suy ra nghĩa gốc, ví dụ như:

  1. 沐 (âm Hán Việt là mộc, nghĩa là tắm) có bộ thủy bên trái chữ mộc, giúp làm rõ chữ này liên quan đến nước.
  2. 柏 (âm Hán Việt là bách, một loại cây gỗ) có bộ mộc bên trái chữ bá, nhắc rằng chữ này liên quan đến cây gỗ.

Cách dùng bộ thủ để gợi nghĩa được khai thác nhiều trong chữ Nôm tiếng Việt của người Việt.

註釋

  1. Lê Nguyễn Lưu. Từ chữ Hán đến chữ Nôm. Đà Nẵng: nxb Thuận Hóa, 2002. tr 71-76