𠊛華

番版𠓨𣅶13:34、𣈜21𣎃3𢆥2014𧵑SaigonSarang (討論 | 㨂𢵰) (造張𡤔𠇍內容「{{tầm nhìn hẹp}} Người Trung Quốc là nói tới: * Người Hán (quốc tế thường nhắc tới người Hán là người Trung Quốc và ngược…」)
(恪) ←番版𫇰 | 番版㵋一 () | 番版㵋→ ()

Người Trung Quốc là nói tới:

  • Người Hán (quốc tế thường nhắc tới người Hán là người Trung Quốc và ngược lại)
  • Nhân dân Trung Hoa (Zhonghua minzu), khái niệm giống như "Cộng đồng các dân tộc", gồm 56 dân tộc sống tại Trung Quốc được công nhận chính thức bởi chính quyền Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, gồm Hán, Choang, Manchu, Tibet,...
  • Người có hộ chiếu của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (gồm người Đại lục, Hong Kong and Macau).
  • Người có quốc tịnh Cộng hòa Trung hoa (Đài Loan)
  • Chủng tộc, quốc tịch, có tổ tiên để từ đó được xác định là người Trung Quốc.

Người Trung Quốcngườitổ tiên đến từ Trung Quốc. Phần lớn người Hoa là người Hán, một dân tộc chiếm đa số tại Trung Quốc, tuy nhiên cũng có những người Hoa không thuộc Hán tộc. Phần đông người Hoa ở Việt Nam cũng như trên thế giới đa số là người Quảng Đông,người Phúc Kiến,người Triều Châu,người Hẹ(Khách Gia còn gọi là Hakka),người Hải Nam. Riêng người Triều Châu và người Hẹ quê quán của họ cũng nằm trong khu vực miền Đông của tỉnh Quảng Đông,người Triều Châu chủ yếu tập trung ở vùng Đông Nam tỉnh Quảng Đông đó là Triều Châu và Sán Đầu nên người Triều Châu ngày nay còn được gọi là người Triều Sán,người Triều Châu tuy họ sinh sống trong khu vực thuộc tỉnh Quảng Đông,nhưng phương ngữ của họ lại không thuộc hệ thống phương ngữ Quảng Đông (Cantonese) mà thuộc hệ thống phương ngữ Mân Nam (Amoy hay Hokkienese) tỉnh Phúc Kiến,người Quảng Đông hay gọi là tiếng Triều Châu.Còn người Hẹ ở hải ngoại quê quán của họ cũng nằm trong nội hạt Đông bắc của tỉnh Quảng Đông,phương ngữ mà người Hẹ dùng cũng không thuộc hệ thống phương ngữ của Quảng Đông mà là một phương ngữ riêng biệt gần giống với phương ngữ Cán tỉnh Giang Tây,người Hẹ ở hải ngoại đa số là đến từ Mai Huyện,Đại Bộ,Hưng Ninh,Tử Kim,Huệ Dương và một bộ ít người ở Đông Hoàn tỉnh Quảng Đông. Hiện nay những người Hoa ở Việt Nam gồm hai nhóm, nhóm thứ nhất đã vào Việt Nam sinh sống tại miền Nam từ khoảng 300 năm nay từ thời Trần Thượng Xuyên, Dương Ngạn Địch, Mạc Cửu chủ yếu sống tại các tỉnh miền Nam hiện nay, nhóm còn lại mới vào Việt Nam từ đầu thế kỷ 20 khi Việt Nam còn là thuộc địa của Pháp, nhóm này chủ yếu sống tại Chợ Lớn. Giống như người Hoa ở các nước khác, người Hoa ở Việt Nam thường tập trung vào lĩnh vực thương mại và thường rất thành đạt trong lĩnh vực này [勤引源].

Tên gọi tại Việt Nam

Tại Việt Nam, người Trung Quốc còn được gọi là người Hoa. Theo lịch sử thì vào thời quân Minh thua trận nhà Thanh, một số người theo nhà Minh đã chạy khỏi Trung Quốc (xem Phản Thanh phục Minh) và được Chúa Nguyễn chấp nhận cho tỵ nạnmiền Nam Việt Nam và quan quân nhà Minh cùng gia quyến di chuyển qua Việt Nam bằng tàu, nên dân gian gọi họ là người Tàu. Tên gọi Minh Hương được dùng để gọi người Hoa đến Việt Nam từ đời nhà Minh. Ngoài ra tàu cũng là phương tiện người Trung Quốc hay sử dụng khi đến làm ăn, buôn bán và định cư ở Việt Nam nên nó đã được dùng làm tên gọi.

Một số người dùng từ chú Khách hay người Khách hay để chỉ người Trung Quốc nhưng thật ra không chính xác vì đây chỉ là một dân tộc tại Trung Quốc (xem người Khách Gia). Từ "chú Khách" thật ra có nguồn gốc là "khách trú".

Xem thêm

Liên kết ngoài


板㑄:Stub