李景
南唐元宗(Nam Đường Nguyên Tông;916[1]—12𣎃8、961[2])、拱噲羅南唐中主(Nam Đường Trung Chủ)咍南唐孝帝(Nam Đường Hiếu Đế)、𠸛𫁅羅李景(Lý Cảnh;頭先曰李璟、𢖖𪦆𢷮成李景)、𠓀𣎏𠸛羅徐景通(Từ Cảnh Thông)。
出身
李景、原名徐景通、嘲𠁀𢆥916。[1]父親翁、徐知誥欺𪦆當羅刺史昇州[3]𧵑渃吳、𠁑帳𧵑義父翁咱(義祖父𧵑徐景通)徐温、當揇實權渃吳。[4]翁羅𡥵𤳆長𧵑徐知誥。[5]母親翁羅婦次𠄩𧵑徐知誥、宋福金、[6] 婆群生下得𠀧𠊛𡥵恪、李景遷、李景遂、吧李景達。[7]
時吳
𢆥923、𣅶徐知誥當代面朱徐温爫攝政、𠬠役𡘯仕𠚢欺將鍾泰章、𠬠將曾擁護徐温𨖲揇權、被結罪𩛖賄賂。徐知誥㦖懲罸鍾泰章實𨤼、仍徐温爲𢣂𦤾功勞𧵑泰章對𢭲𨉟、𢧚空責罰、吧群提議徐知誥撰𡥵𡛔𧵑泰章爫婦𧵑徐景通、嚜𠶢空𤑟羅婚事演𠚢𣦍𠓨𣅶𪦆咍𢭲𢆥𢖖。[8]𢆥925、徐景通、𢆥𪦆𨖲9歲、得封職駕部郎中、𠬠職官監察在兵部。𢖖𪦆翁群得補用𠓨隊軍肅衛。[5]𢆥930、欺𪦆徐知誥㐌𨖲𠊝徐温爫攝政、徐知誥準備移都自江都[9]𦤾根據𧵑𨉟羅江陵(𠓀箕羅昇州)、吧抵徐景通於吏江都賅管政事、封朱翁爫尚書部兵揇權宰相(參政事)。𢆥931、欺軍師𧵑徐知誥羅宋齊丘不疑吀智士、徐知誥㨳徐景通𦤾府第𧵑宋齊丘吀翁咱𧿨吏朝廷。𡳳𢆥𪦆、徐知誥𢴐江都吧進𦤾南昌、抵徐景通於江都攝政、𣎏宋齊丘吧王令謀輔佐。徐景通得封爫司徒(𠬠𥪝三公)、宰相(同中書門下平章事)、統領軍隊(知中外左右諸軍事)。[10]
𡳳𢆥934、徐知誥召徐景通自江都𧗱江陵輔佐翁咱、封徐景通爫節度使鎮海[11]吧寧國[12]、諸道副都統、判中外諸軍事。㛪𤳆翁徐景遷得補任爫攝政於江都。[13]
𡳳𢆥935、抵準備篡𡾵、徐知誥𢹥吳帝楊溥封𨉟爫齊王、大元帥。[13]頭𢆥936、𢖖欺認職大元帥、徐景通認職草尉(𠬠𥪝三公)。[14]𢆥937、徐知誥封徐景通爫王太子渃齊、仍徐景通辭嚉空認。[15]
時父皇李昪
務冬937、徐知誥𢹥楊溥讓𡾵朱𨉟、結束朝吳、立𠚢朝齊[14][16]。𥪝曠時間𪦆、徐景通得封爫諸道都統、即羅總指揮各鎮全國、空𥹰𢖖得立爫太尉、尚書令、封號吳王。𠸛𧵑翁拱得𢷮自景升成璟。𢆥938、翁得改封爫齊王。[15]
𢆥939、徐知誥𢷮𧗱𣱆𤕔𫆧𧵑𨉟羅李、改名成昪[17]。𢷮國號自齊成南唐。[16]徐璟吧仍𠊛恪𥪝皇家(除各𡥵𫆧𧵑徐温)拱𢷮成𣱆李。李昪𠚢令哴政事𥪝渃交朱李璟決定、家君只直接處理仍問題軍事關重。𡳳𢆥𪦆、李昪㦖立李璟爫世子、仍翁辭嚉、𠊝𠓨𪦆李昪進封翁𠬠名號高貴羅大元帥、揇權指揮軍隊全國、銜太尉、錄尚書事、統領政務國家、吧刺史各州揚吧昇(南昌吧江都)。務秋𢆥940、李昪立翁爫皇太子、吻𧵤朱翁爫大元帥、錄尚書事仍翁吏辭嚉、吧由𪦆李昪凴𢙱仍𠚢令朱各官沛用禮對𢭲翁如體羅太子。𡳳𢆥940、道士孫智永訥哴李昪𢧚巡遊江都。李昪凴𢙱、抵李璟於吏爫攝政於金陵𥪝欺𨉟𠫾巡遊。家君㐌於𪦆𠬠時間、仍𢖖𧡊坭呢空順利爲𣎏冰雪凍𠫆、𢧚𪩪決定𧿨𧗱金陵。[17]
𢆥942、欺宋齊丘攀難哴𨉟空𣎏𡗉實權、李昪𢭂朱翁咱權賅管尚書省、𥪝欺㛪𤳆𧵑李璟羅李景遂得𢭂權統領中書省吧下書省;吧李璟爫監官𧵑𠄩𠊛呢。(雖然、局面呢空𢫃𨱽欺𡳳𢆥呢、𠊛輔佐𧵑齊丘羅夏昌圖被𢯜罪𩛖賄賂、仍齊丘空㦖處𣩂翁咱。李昪𥪝𩂀𪬲與㐌令𪟂頭𧵑昌圖、吧齊丘怨恨吧吀遲仕。)[18]
雖然𥪝𢭲𢆥呢、宋齊丘常讚頌㛪𤳆李璟羅李景達、吧李昪拱打價慄高吧曾㦖立爫𠊛繼位。雖然、爲李璟㐌長成、𢧚𡾵太子𧵑翁得穩定。爲理由呢𦓡李璟慄逼悖𢭲齊丘。𠬠𠞺李昪𦤾家𧵑李璟、𥆾𧡊翁共家人彈歌喝唱——次𦓡李昪䁛羅浮氾、由𪦆𢖀𢭲𣈜聯李璟被責罰。𠊛妾𢞅𧵑李昪羅种氏、生得幼子李景適、因機會説服李昪廢李璟𦓡立李景適爫太子——雖然李昪𪬲𠻵哴、「𡥵𧵑咱犯瘰、時咱責罰𪝳羅𡀯天經地義。家𥇹羅僤婆、哰敢與𠓨役渃?」𠂪𨘗种氏𠫾吧朱法再嫁。𥪝欺𪦆、各官𠁑權李璟羅陳覺吧馮延己𣎏關係親切𢭲宋齊丘吧尋格送股仍𠊛空𩛖𫅩𠚢塊朝。哿商夢錫吧蕭儼訴告𢭲李昪役陳覺濫用權力、吧史冊朱哴李昪䁛仍訴告呢羅中、雖然欺翁𣗓𣎏行動之時不𣉹我病𠓨務春𢆥943由濫用丹藥懞㦖長生。[18]𣈜30𣎃3、[2]李昪召李璟𦤾𪲝病、付託役渃耒過𠁀。李璟空立即發喪、𠊝𠓨𪦆朱曰詔人名李昪封李璟爫攝政耒下令大赦。𥪝欺𪦆大臣孫晟提防陳覺濫權空制君𡤔、由𪦆宣布哴遺言𧵑李昪羅㦖宋皇后爫攝政朱李璟、仍欺大臣李貽業指𠚢哴李昪空㦖婦女執政、吧訥哴𡀮𣎏詔旨如丕時翁咱𠱊熾𠬃詔𪦆、孫晟𦖑遶。空𥹰𢖖、李璟宣布父親過𠁀、吧𢖖𪦆𨖲繼位。[18]
政事時期頭
𢖖欺𨖲𡾵、李璟尊媄羅宋氏爫皇太后、吧正妻种夫人爫皇后。𣅶𪦆翁用宋齊丘吧周宗、仍𠊛𦓡翁䁛羅𣎏威信𥪝渃、爫宰相、𢭲各職名具體羅中書令吧侍中、仍各決定關重吻由翁決定。翁封王朱各㛪𧵑𨉟:李景遂自壽王封成燕王吧李景達自宣城王成懿王。史冊記認哴𢖖欺𨖲𡾵、翁交付𡗉重責朱陳覺、吧𠬠𩁱各顧問、包𠁝陳覺、馮延期、馮延魯(㛪馮延期)、魏岑、吧查文徽——𣱆揇權力𡘯𥪝朝、利用家君抵爫利朱𨉟、當時噲羅五鬼。雖然、空𥹰𢖖𪦆、陳覺免職抵𠹾喪母親、遣聯盟呢𪯗破、吧魏岑揇𥙩機會攻擊摽醜陳覺。𢭲役陳覺𢴐朝、吧李璟空凴𢙱𢭲役宋齊丘𡗉𠞺不和𢭲周宗、李璟𢰥齊丘爫節度使鎮海、𢰥𦤾南昌、吧𢖖𪦆、宋齊丘瘜𪬲吀遲仕、李璟執順。[18]
Cuối năm này, tin rằng Lý Biện lúc còn sống từng có ý muốn các con trai về sau nhường ngôi cho nhau, Lý Cảnh phong hoàng đệ Lý Cảnh Toại làm Đại Nguyên soái, Tề vương, cho sống ở Đông cung, nơi ở dành cho thái tử — và phong Lý Cảnh Đạt làm Yến vương. Ông công khai bày tỏ ý định sau khi qua đời sẽ nhường ngôi cho lần lượt hai người em này, dù cho họ từ chối nhận những danh hiệu cao hơn. Lý Cảnh Toại biện dẫn rằng tên tự của ông ta là Thối Thân, nên không thích hợp cho vị trí đó. Lý Cảnh cũng phong cho hoàng trưởng tử Lý Hoằng Ký làm Nam Xương vương, em trai út Lý Cảnh Thích làm Bải Ninh vương. Người ta cho rằng vì Tống thái hậu chán ghét việc ngày trước Chủng phu nhân mưu tính phế Lý Cảnh để cho con trai mình làm thái tử, nên muốn giết Lý Cảnh Thích, nhưng nhờ có Lý Cảnh che chở, nên mạng sống của Cảnh Thích được bảo đảm..[18]
Mùa đông năm 943, cuộc khởi nghĩa nông dân do Trương Ngộ Hiền lãnh đạo bùng nổ. Ngộ Hiền khi trước dấy binh ở nước láng giềng của Nam Đường là Nam Hán — đến đây thì chuyển vùng hoạt động lên phía bắc, Lý Cảnh cử đại thần Nghiêm Ân làm tướng quân, Biên Hạo làm giám quân, tấn công Ngộ Hiền. Biện Hạo dùng Bạch Xương Dụ làm tướng tiên phong, tấn công và đánh bại quân nổi dậy. Trương Ngộ Hiện bị tướng dưới quyền là Lý Thai làm phản và bắt giữ, bị đưa đến Nam Xương hành quyết.[18]
Mùa xuân năm 944, Phùng Diên Kỳ, Ngụy Sầm và Tra Văn Huy tìm cách nắm giữ mọi quyền chính, họ dùng ý muốn của ông là nhường ngôi cho các hoàng đệ để khuyên ông ra chiếu chỉ rằng, "Tề vương Cảnh Toại nắm giữ quốc chính. Trong số các quan, chỉ có Ngụy Sầm và Tra Văn Huy mới có thể gặp Quả nhân và Tề vương để trình bày công việc; còn lại không được triệu tập thì không được vào yết kiến." Quyết định này khiến cả triều đình bấy ngờ, và Tiêu Yến dâng lời can gián nhưng không được. Cuối cùng, tướng nắm giữ quân đội là Giả Sùng nhân được vào yết kiến, quỳ xuống cầu xin, chỉ ra rằng hành động như vậy sẽ chia cắt hoàng đế với các đại thần còn lại; Lý Cảnh mới rút lệnh.[18]. Mùa xuân năm 947, Lý Cảnh lập Lý Cảnh Toại làm Hoàng thái đệ, Lý Cảnh Đạt làm Tề vương, Lý Hoằng Kí làm Yến vương, Lý Cảnh Đạt kiêm nhiệm Đại Nguyên súy, Lý Hoằng Kí làm phó.
注釋
- ↑ 1,0 1,1 《舊五代史》、卷134。
- ↑ 2,0 2,1 Academia Sinica轉換中西曆。
- ↑ 昇州、𠉞屬南昌、江蘇、中國
- ↑ 《資治通鑑》、卷269。
- ↑ 5,0 5,1 《十國春秋》、卷16。
- ↑ 《十國春秋》、卷18。
- ↑ 《十國春秋》、卷19。
- ↑ 《資治通鑑》、卷272。
- ↑ 江都、𠉞羅揚州、江蘇、中國
- ↑ 《資治通鑑》、卷277。
- ↑ 鎮海、治所𠉞屬鎮江、江蘇
- ↑ 寧國、治所𠉞屬宣城、安徽
- ↑ 13,0 13,1 《資治通鑑》、卷279。
- ↑ 14,0 14,1 《資治通鑑》、卷280。
- ↑ 15,0 15,1 《資治通鑑》、卷281。
- ↑ 16,0 16,1 《十國春秋》、卷15。
- ↑ 17,0 17,1 《資治通鑑》、卷282。
- ↑ 18,0 18,1 18,2 18,3 18,4 18,5 18,6 《資治通鑑》、卷283。
包𠁟內容 CC BY-SA 自排『Lý Cảnh』𨑗㗂越(各作者 | oldid: n/a) |