𡨸喃

𡨸喃(Chữ Nôm)羅𠸛噲𧵑格曰表意𥪝時古代中代𧵑㗂越、𣎏𠬠時期𨱽得䀡羅言語國家(國語)、噲羅國音

𡨸喃

歷史

 
嗣徳聖製字學解義歌用𡨸喃抵學𡨸儒

形成

各觀點𧗱事𠚢𠁀𧵑𡨸喃

格構造𡨸喃"𣎏體"㐌萌芽𣋼樣自仍𢆥頭欺𠊛中華征服𡐙交趾(沔北越南)吧撻𡋂都護𨕭各部落𠊛越𠓨頭公元。爲言語恪別、仍"𡨸喃"頭先出現爲需求記地名、𠸛𠊛或仍概念空𣎏𥪝漢文。𠼾證據群留吏𥃞sức𠃣喂、𧁷檢證得𠬠格正確。

范輝琥中《越南些別𡨸漢自代鬧》朱哴𡨸喃𣎏自時雄王。文多居士阮文珊朱哴𡨸喃𣎏自時士燮𡳳代東漢世紀次𠄩。阮文訴𢭸𠓨𠄩𡨸「布蓋」中辭語「布蓋大王」由人民越南推尊馮興麻朱哴𡨸喃𣎏自時馮興世紀𠔭。𣎏意見恪吏𢭸𠓨𡨸「瞿」中國名「大瞿越」抵斷定𡨸喃𣎏自時丁先皇

𥪝𠬠數研究𠓨十年1990、各學者根據𠓨特點構築內在𧵑𡨸喃、預𠓨據料語音歷史㗂漢吧㗂越、搊𤯭對照系統音㗂漢吧㗂漢越㐌𠫾𬧐結論哴音漢越(音𧵑𠊛越讀𡨸漢)𣈜𠉞扒源自時家唐家宋世紀89。吧𡀮音漢越𣎏自時塘、宋時𡨸喃空體𠚢𠁀𠓀欺固定格讀漢越(𡀮𥌀𡨸喃𢭲資格系統文字)吧只𣎏體𠚢𠁀𢖖曠世紀次10欺𠊛越脫塊𠦳𢆥北屬𢭲戰勝𧵑吳權𠓨𢆥938[1]

𨀈𨖅時期自主扒頭𠓨世紀10𡨸喃得完整寅吧𫡠𦤾世紀1315𡤔發展猛𠸍mẽ𥪝文章。

𧗱文本時欺尋證迹𠓀時家李、文籍完全空留吏𧿫𧿭𡨸喃芇哿。𨖅時李時𡤔𣎏𠬠數𡨸喃如𥪝排碑記於chùa社Hương Nộn、縣Tam NôngPhú Thọ(鑿𢆥1173年號Chính Long Bảo Ứng thứ 11)咍碑chùaTháp Miếu、縣Yên Lãng(𠉞屬Phúc Yên、省Vĩnh Phúc(鑿𢆥1210朝𤤰Lý Cao Tông)。

𠓀作時沛𨖅時家陳𡤔𣎏𧿫蹟𤑟𠒥。[2]

發展

   

班頭欺𡤔出現、𡨸喃純醉摱樣𡨸漢依原抵記音㗂越古(摱音抵劄㗂國音)。法𪦆噲羅𡨸"假借"。寅寅法扱𠄩𡨸漢吏𢭲膮、𠬠分𢭮音、𠬠分𢭮意得用𣈜𪨈𡗊吧𣎏系統欣。法呢噲羅"諧聲"抵構造𡨸𡤔。計自時黎𧗱𢖖數量𤏬作憑𡨸喃曾寅𥪝suốt500𢆥自 世紀14𦤾世紀20。𣼭𤁓一羅各盎詩云𣎏性格感興、消遣、吧𥗾分情感。仍作品喃呢𫇐多樣:詞漢律(詩喃(㗂越)遶律唐)、𦤾文𨄊、傳詩六八雙七六八喝吶𠰉。文喃㐌演寫𠫆踷每情感𧵑民族越、欺時豪雄、欺悲哀;欺時莊嚴、欺怑恄。

𠓀世紀15

𠬠數遺跡群留吏𧿫𧿭𡨸喃𠓀世紀15仍數量空𡗊外𠄧文碑。雖然𣎏說朱哴𠬠作品關重羅集佛說代報父母恩重經㐌𠚢𠁀𠓨時家李世紀12。低拱羅特點爲集呢羅文𣵶、𠬠勢文𠃣欺用𡨸喃。 [3]

家陳拱抵吏𠬠數作品𡨸喃如𠇍排𧵑𤤰陳仁宗:"居塵樂道賦"吧"得趣林泉成道歌"。[4][5]

世紀15-17

時期呢分𡘯詩云流傳別𬧐𠉞羅詩焊律八句或四絶。𠬠數羅𠓀作感興𥢆如:國音詩集(Nguyễn Trãi)、洪徳國音詩集Lê Thánh Tông)、白雲庵詩集Nguyễn Bỉnh Khiêm)、御題和名百淎(主Trịnh Căn)、四時曲淎Hoàng Sĩ Khải)、臥龍岡Đào Duy Từ);仍共空少仍作品遶樣史記如:天南明鑑天南語錄。詩六八共出現𢭲作品"感作"𧵑阮希光、得𤏬作𢆥1674

外𠚢邊道公教共𣎏𠄽作品憑𡨸喃屬時期呢、𥪝𪦆𣎏讖傳歌𧵑呂衣端、撰𢆥1670[6]

世紀18-19

詩翰律𧵑仍世紀繼接𪨈婉轉、𡓃用𡨸𪨈才情、憾脛如詩𧵑胡春香婆縣清官。虐吏體詩𨱽如哀思晚𧵑玉欣公主拱體雙七六八𥪝征婦吟𧵑段氏點畱名仍女士別才時𠓀。𥢆征婦吟得䀡羅𠬠毳作、𣎏份𠱤欣原本𡨸儒。

體雙七六八共留吏作品宮怨吟曲、𠳒文求奇、華美仍體詩普遍一羅傳詩六八、𥪝𪦆沛計傳翹阮悠)吧六雲仙阮廷沼)。文詞傳詩平易欣仍𡓃行文吧意思空劍螻勅吧矯嘹。仍作品傳喃缺名恪如石生𩵾𧋉二度梅潘陳𤗲𥽇留平陽禮漁樵問答醫術、女秀才、囌公奉使、畢哿得普遍𢌌待遣空𫣿𠊛越吏空別𠄽句、一羅傳翹

𠁑朝代家西山、由事後盾𧵑光中黃帝、全部各文件行政扒𫃚沛曰憑𡨸喃𥪝24𢆥、自1788𦤾1802

世紀19-20

時期𡳳𧵑𡨸喃出現𡗉作品詩歌遶體喝呐如𧵑阮勸朱猛貞秀昌云云。仍體𡳰雙七六八吧六八(各傳喃)吻合𩈘雙𠼾添𠓨𪦆羅仍𬁫民間共得撰憑𡨸喃如金石奇緣撞離(文允演歌)、觀音示敬

對虐吏材料文學哲學史學律法醫科宗教一羅文𠀿雖𣎏得記吏憑𡨸喃仍相對𠃣。文韻時𣎏𠄽作品如大南國史演歌(時阮)。𠼾史料、一羅正史拱各文本行政𧵑朝廷時一體調憑𡨸漢。外例羅仍𢆥存在短𥐋𧵑家胡世紀15)吧家西山世紀18)。仍文本行政如數冊、公文、紙詞、書詞、契約、地把云云。只對欺扦𡨸喃𡀮空體尋得𠬠𡨸漢同義抵指各名詞𥢆(如𠸛𡐙、𠸛廊、𠸛𠊛)、仍總體吻羅文本漢越𤳸觀念終𧵑界士大夫各朝代卑𣇞時朱羅:"喃儺羅𤕔𠼽㹟"。𠱋丕𡨸喃㐌㨂給多樣、棟羅工具純越記吏歷史文化𧵑民族𥪝壙10世紀、默𠶢𪦆羅工具群𡗉限制𧗱𩈘技術共如𣞪譜用搊𢭲𡨸漢。

Sự kết thúc của chữ Nôm và Hán

 

𡨸國語出現

𡨸喃得用雙雙𢭲𡨸漢朱𦤾世紀16欺各家傳道方西𠓨越南、𣱆㐌用記字羅星抵翻音㗂越、吧𡨸國語豫𨕭記字羅星得形成。默𠶢易學、易𢖵、役用𡨸國語𢖖妬只普遍𥪝共同教民𥪝範圍記劄經聖𠹲空得使用𡗉𥪝役爫方便著作咍傳達通信。𡨸喃爲丕吻羅文字正𥪝𡋂文章越南𫡠朱𬧐歇世紀19。𨖅頭世紀20政權法朱解體法試舉𡨸儒1915北圻1919中圻)吧𣴙𡨸國語𨑗行文字正式。扒頭自𢆥1908𡨸國語𡤓扒頭𠊝替𡨸喃。風潮東京義塾1907)吧會傳播國語1938)共如事發展報志𠓨頭世紀20㐌合份𥪝役𪯊認𡨸國語羅文字正當𧵑𠊛越、𢯖吏時期用𡨸喃抵傳達思維拱仍感興𧵑民族越。

Địa vị chữ Nôm lu mờ

Sau khi chữ Quốc ngữ (dùng mẫu tự Latinh) được phổ biến vào đầu thế kỷ 20, chữ Nôm dần dần mai một. Mất vị trí là phương tiện ghi chép, chữ Nôm tàn lụi dần trong bối cảnh tiến trình Âu hóa ngày càng mạnh ở Việt Nam. Được sự cổ xúy của thủ lĩnh các phong trào duy tân đương thời, chữ Quốc ngữ đã trở nên phổ biến và khẳng định chỗ đứng của nó trong hệ thống văn tự mới của dân tộc theo mô hình phương Tây, thoát khỏi ảnh hưởng Hán học. Lối văn tự đó nở rộ với phong trào Thơ mới và các sáng tác của Tự lực văn đoàn. Từ đó di sản chữ Nôm về mặt kiến thức cũng như văn tịch cổ ngày càng bị đe dọa, có nguy cơ mất hẳn. Ngày nay, ở Việt Nam và cả thế giới rất ít người còn đọc được văn bản chữ Nôm từ nguyên tác. Hậu quả là một phần quan trọng của lịch sửvăn học Việt Nam đã nằm ngoài tầm tay của trên 90 triệu người nói tiếng Việt.

Những cách tạo chữ Nôm

   

Mượn cả âm và nghĩa của chữ Hán

Mượn cả âm đọc (âm Hán Việt) và nghĩa của chữ Hán để ghi lại các từ từ Hán Việt. Âm Hán Việt có ba loại là:

  • Âm Hán Việt tiêu chuẩn: bắt nguồn từ ngữ âm tiếng Hán thời Đường. Ví dụ: "ông" 翁, "bà" 婆, "thuận lợi" 順利, "công thành danh toại" 功成名遂.
  • Âm Hán Việt cổ: bắt nguồn từ ngữ âm tiếng Hán trước thời Đường. Ví dụ: "mùa" 務 (âm Hán Việt tiêu chuẩn là"vụ"), "bay" 飛 (âm Hán Việt tiêu chuẩn là "phi"), "buồng" 房 (âm Hán Việt tiêu chuẩn là "phòng").
  • Âm Hán Việt Việt hoá: là các âm gốc Hán bị biến đổi cách đọc do ảnh hưởng của quy luật ngữ âm tiếng Việt. Ví dụ: "thêm" 添 (âm Hán Việt tiêu chuẩn là "thiêm"), "nhà" 家 (âm Hán Việt tiêu chuẩn là "gia"), "khăn" 巾 (âm Hán Việt tiêu chuẩn là "cân"), "ghế" 几 (âm Hán Việt tiêu chuẩn là "kỉ").

Ba loại âm Hán Việt kể trên đều được dùng trong chữ Nôm.

Mượn âm chữ Hán, không mượn nghĩa

Mượn chữ Hán đồng âm hoặc cận âm để ghi âm tiếng Việt. Âm mượn có thể là âm Hán Việt tiêu chuẩn, âm Hán Việt cổ hoặc âm Hán Việt Việt hoá. Khi đọc có thể đọc giống với âm mượn hoặc đọc chệch đi. Ví dụ:

  • Đọc giống như âm Hán Việt tiêu chuẩn: chữ "một" 沒 có nghĩa là "chìm" được mượn dùng để ghi từ "một" trong "một mình", chữ "tốt" 卒 có nghĩa là "binh lính" được mượn dùng để ghi từ "tốt" trong "tốt xấu", chữ "xương" 昌 có nghĩa là "hưng thịnh" được mượn dùng để ghi từ "xương" trong "xương thịt", chữ "qua" 戈 là tên gọi của một loại binh khí được mượn dùng để ghi từ "qua" trong "hôm qua".
  • Đọc chệch âm Hán Việt tiêu chuẩn: "gió" 這 (mượn âm "giá"), "cửa" 舉 (mượn âm "cử"), "đêm" 店 (mượn âm "điếm"), "chạy" 豸 (mượn âm "trãi").
  • Đọc giống như âm Hán Việt cổ: chữ "keo" 膠 ("keo" trong "keo dán", âm Hán Việt tiêu chuẩn là "giao") được dùng để ghi lại từ "keo" trong "keo kiệt", chữ "búa" 斧 ("búa" trong "cái búa", âm Hán Việt tiêu chuẩn là "phủ") được dùng để ghi lại từ "búa" trong "chợ búa" ("búa" trong "chợ búa" là âm Hán Việt cổ của chữ "phố" 鋪).

Mượn nghĩa chữ Hán, không mượn âm

Mượn chữ Hán đồng nghĩa hoặc cận nghĩa để ghi lại âm tiếng Việt. Ví dụ: chữ "dịch" 腋 có nghĩa nghĩa là "nách" được dùng để ghi lại từ "nách" trong "hôi nách", chữ "năng" 能 có nghĩa là "có tài, có năng lực" được dùng để ghi lại từ "hay" trong trong "văn hay chữ tốt".

Tạo chữ ghép

Chữ ghép, còn gọi chữ là chữ hợp thể, là chữ được tạo ra bằng cách ghép hai hoặc nhiều hơn chữ khác thành một chữ. Các chữ cấu thành nên chữ ghép có thể đóng vai trò là thanh phù (bộ phận biểu thị âm đọc của chữ ghép) hoặc nghĩa phù (bộ phận biểu thị ý nghĩa của chữ ghép) hoặc vừa là thành phù vừa là nghĩa phù hoặc dùng làm phù hiệu chỉnh âm chỉ báo cho người đọc biết chữ này cần phải đọc chệch đi. Chúng có thể được viết nguyên dạng hoặc bị viết tỉnh lược mất một phần hoặc thay bằng chữ giản hóa. Thanh phù luôn có âm đọc giống hoặc gần giống với âm đọc của chữ ghép. Phù hiệu chỉnh âm được dùng trong chữ Nôm là bộ "khẩu" 口 (đặt ở bên trái chữ ghép), dấu "cá" 亇 (bắt nguồn từ chữ "cá" 个 viết theo thể thảo thư, đặt ở bên phải chữ ghép), dấu nháy "𡿨" (đặt ở bên phải chữ ghép), bộ "tư" 厶 (đặt ở bên trên hoặc bên phải chữ ghép), dấu "冫" (đặt bên trái chữ ghép, chỉ thấy dùng trong các bản văn bản Nôm ở vùng Nam Bộ Việt Nam).

Một số ví dụ về chữ ghép:

  • "chân" 蹎 ("chân" trong "chân tay"): chữ này được cấu thành từ chữ "túc" 足 và chữ "chân" 真. "Túc" 足 có nghĩa là "chân" được dùng làm "nghĩa phù" biểu thị ý nghĩa của chữ ghép. Trong chữ ghép chữ "túc" 足 khi đứng ở bên trái phải viết dưới dạng biến thể gọi là "bàng chữ túc" ⻊. Chữ "chân" 真 ("chân" trong "chân thành") đồng âm với "chân" trong "chân tay" được dùng làm thanh phù biểu thị âm đọc của chữ ghép.
  • "gạch" 𥗳 ("gạch" trong "gạch ngói"): chữ này được cấu thành từ chữ "thạch" 石 và chữ "ngạch" 額. "Thạch" 石 có nghĩa là "đá" được dùng làm nghĩa phù, ý là gạch thì được làm bằng đất đá. "Ngạch" 額 dùng làm thanh phù.
  • "khói" 𤌋: chữ này được cấu thành từ chữ "hỏa" 火 và chữ "khối" 塊 bị tỉnh lược một phần (tỉnh lược bộ "thổ" 土 ở bên trái chữ "khối" 塊). "Hỏa" 火 có nghĩa là lửa, gợi ý nghĩa của chữ ghép (lửa cháy tạo ra khói), "khối" 塊 gợi âm đọc của chữ ghép.
  • "ra" 𦋦: chữ này được cấu thành từ chữ "la" 羅 giản hóa và chữ "xuất" 出. "Xuất" 出 có nghĩa là "ra" biểu thị ý nghĩa của chữ ghép.
  • "trời" 𡗶: chữ này được cấu thành từ chữ "thiên" 天 có nghĩa là "trời" và chữ "thượng" 上 có nghĩa là "trên", ý là "trời" thì nằm ở trên cao.
  • "lử" 𠢬 ("lử" trong "mệt lử") gồm chữ "vô" 無 có nghĩa là "không có" và chữ "lực" 力 có nghĩa là "sức, sức lực", ý là "lử" là không còn sức lực gì nữa.

Tiếng Việt hiện đại không có phụ âm kép nhưng trong tiếng Việt từ giai đoạn trung đại trở về trước thì lại có phụ âm kép. Trong chữ Nôm hợp thể để biểu thị các phụ âm kép người ta dùng một hoặc hai chữ làm thanh phù. Nếu dùng hai chữ làm thanh phù thì một chữ sẽ dùng để biểu thị phụ âm thứ nhất của phụ âm kép, chữ còn lại biểu thị phụ âm thứ hai của phụ âm kép. Ví dụ:

  • "blăng" 𣎞: "Blăng" hiện nay đã biến đổi thành "trăng, giăng". Chữ "blăng" 𣎞 được cấu thành từ chữ "ba" 巴, chữ "lăng" 夌 và chữ "nguyệt" 月. "Ba" 巴 biểu thị phụ âm thứ nhất "b" của phụ âm kép "bl", "lăng" 夌 biểu thị phụ âm thứ hai "l" và phần vần của từ "blăng", "nguyệt" 月 có nghĩa là "mặt trăng" biểu thị ý nghĩa của chữ ghép này.
  • "mlời" 𠅜: "Mlời" hiện nay đã biến đổi thành "lời, nhời" ("lời" trong "lời nói"). Chữ "mlời" 𠅜 được cấu thành từ chữ "ma" 麻 (bị tỉnh lược thành "亠") và chữ "lệ" 例. "Ma" 麻 biểu thị phụ âm thứ nhất "m" của phụ âm kép "ml", "lệ" 例 biểu thị phụ âm thứ hai "l" và phần vần cửa từ "mlời".
  • "tlòn" 𧷺: "Tlòn" hiện nay đã biến đổi thành "tròn". Chữ này được cấu thành từ chữ "viên" 圓 (bị tỉnh lược bộ "vi" 囗 ở phía ngoài thành "員") và chữ "lôn" 侖. "Viên" 圓 có nghĩa là "tròn" được dùng làm nghĩa phù. "Lôn" 侖 là thanh phù, biểu thị phụ âm thứ hai "l" của phụ âm kép "tl" và phần vần của từ "tlòn".
  • "krông" 滝: "Krông" hiện nay đã biến đổi thành "sông". Chữ này được cấu thành từ bộ "thủy" 水 và chữ "long" 竜. "Thủy" có nghĩa là "sông" biểu thị ý nghĩa của chữ ghép. "Long" 竜 biểu thị phụ âm thứ hai "r" của phụ âm kép "kr" và phần vần của từ "krông".
  • "sláu" 𦒹: "sláu" hiện nay đã biến đổi thành "sáu". Chữ này được cấu thành từ chữ "lão" và chữ "lục". "Lục" 六 là nghĩa phù, có nghĩa là "sáu". "Lão" 老 là thanh phù, biểu thị phụ âm thứ hai "l" của phụ âm kép "sl" và phần vần của từ "sláu".

Lược bớt nét của chữ Hán để biểu thị phải đọc chệch đi

Lược bớt ít nhất là một nét của một chữ Hán nào đó để gợi ý cho người đọc biết rằng chữ này phải đọc chệch đi. Ví dụ:

  • chữ "ấy" 𧘇: lược nét chấm "丶" trên đầu chữ "ý" 衣. Việc lược bớt nét bút này gợi ý cho người đọc biết rằng chữ này không đọc là "y" hay "ý" (chữ 衣 có hai âm đọc là "y" và "ý") mà cần đọc chệch đi.
  • "khệnh khạng" 𠀗𠀖: chữ "khệnh 𠀗 là chữ "cộng" 共 bị lược bớt nét phẩy "㇒", chữ "khạng" 𠀖 là chữ "cộng" 共 bị lược bớt nét mác "㇔".
  • "khề khà" 𠀫𠀪: chữ "khề" 𠀫 là chữ "kỳ" bị lược bớt nét phẩy "㇒", chữ "khà" 𠀪 là chữ "kỳ" bị lược bớt nét mác "㇔".

Mượn âm của chữ Nôm có sẵn

Dùng chữ Nôm có sẵn để ghi lại từ tiếng Việt đồng âm hoặc cận âm nhưng khác nghĩa hoặc đồng nghĩa nhưng khác âm với chữ được mượn. Khi đọc có thể đọc giống với âm đọc của chữ được mượn hoặc đọc chệch đi. Ví dụ:

  • Đọc giống với âm đọc của chữ được mượn: chữ "chín" 𠃩 ("chín" trong "chín người mười ý") được dùng để ghi từ "chín" trong "nấu chín".
  • Đọc chệch âm: chữ "đá" 𥒥 ("đá" trong "hòn đá") được dùng để ghi từ "đứa" trong "đứa bé".

Nhược điểm

Nhìn chung chữ Nôm thường có nhiều nét hơn, phức tạp hơn chữ Hán (do phần lớn là những chữ buộc phải ghép 2 chữ Hán lại) nên khó nhớ hơn cả chữ Hán vốn cũng đã khó nhớ. Cách đọc cũng có khi không thống nhất hoặc một chữ có thể có nhiều cách đọc, cách viết, nên có người nói rằng "chữ Nôm phải vừa đọc vừa đoán". Ngoài ra, việc "tam sao thất bản" là khó tránh khỏi, phần vì trình độ người thợ khắc chữ ngày xưa, phần vì khâu in mộc bản có chất lượng không cao (chữ bị nhòe, mất nét).

Về mặt ngữ học thì do âm trong tiếng Việt nhiều hơn số âm trong tiếng Hán (tiếng Việt có 4500 đến 4800 âm; tiếng Hán Quan thoại có khoảng 1280 âm)[7] nên người viết phải dùng dấu nháy [»] hoặc chữ khẩu [口] đặt cạnh một chữ để biểu thị những chữ cận âm. Người đọc vì vậy phải giỏi mà đoán cho trúng âm, khiến chữ Nôm rất khó đọc.

Chữ nôm của các dân tộc khác

Ở Việt Nam, không chỉ có dân tộc Kinh chế tạo ra chữ Nôm, một vài dân tộc thiểu số khác như Tày, Dao, Ngạn, v.v. cũng tạo ra chữ Nôm dựa trên chữ Hán để lưu lại ngôn ngữ của họ.[8]

Chữ Nôm Tày

Chữ Nôm Dao

Chữ Nôm Ngạn

Người Ngạn, một nhánh của người Giáy ở tỉnh Cao Bằng, từng sử dụng chữ Nôm Ngạn trộn với chữ Hán trong các bài mo (khấn cúng).[9]

"Chữ nôm" của các nước khác

Do 喃 nôm = 口 khẩu + 南 nam nên chữ "喃 nôm" trong tên gọi "chữ Nôm" thường được hiểu với ý nghĩa là "ngôn ngữ của người Nam". Tuy nhiên, nếu mở rộng khái niệm "chữ nôm" ra cho tất cả các hệ chữ được sáng tạo dựa trên chữ Hán thì có người còn gọi những chữ được các dân tộc phương bắc như Nhật Bản, Triều Tiên là "chữ nôm Nhật", "chữ nôm Triều", hay gọi những hệ thống chữ của các dân tộc thuộc Trung Quốc[10] như Tráng, Đồng, v.v. là "chữ nôm Choang", "chữ nôm Đồng", v.v.

  • Kokuji (国字 Quốc tự) trong hệ thống Kanji của người Nhật cũng được tạo thành từ chữ Hán để ghi lại những từ và khái niệm riêng trong tiếng Nhật. Ví dụ: 畑 hatake = 火 hoả + 田 điền, nghĩa là cánh đồng khô, để phân biệt với 田 là ruộng trồng lúa nước; 鮭 sake = 魚 ngư + 圭 khuê, nghĩa là cá hồi Nhật Bản; 瓩 kiloguramu = 瓦 ngoã + 千 thiên, nghĩa là kílô-gam. Trong hệ thống Kanji hiện đại, cũng có nhiều chữ không có trong các tự điển Trung Quốc nhưng không phải là Kokuji vì đó chỉ là cách đơn giản hoá những chữ Hán đã có sẵn theo kiểu của người Nhật. Ví dụ: 円 là giản thể của 圓 viên; 売 là giản thể của 賣 mại.
  • Tương tự như Kokuji của người Nhật, người Triều Tiên cũng dùng chữ Hán để tạo thành một số chữ biểu ý riêng trong hệ thống Hanja của họ. Ví dụ: 畓 dap = 水 thuỷ + 田 điền, nghĩa là ruộng nước, để phân biệt với 田 là đồng khô; 巭 bu = 功 công + 夫 phu, nghĩa là người lao động.
  • Chữ vuông Choang của dân tộc Tráng ở cực nam Trung Quốc được phát triển dựa trên chữ Hán và thường được so sánh với chữ Nôm của dân tộc Kinh ở Việt Nam do có nhiều điểm tương đồng giữa hai hệ thống chữ viết này[11][12]. Tuy nhiên, ngoài những cách tạo chữ tương tự với cách tạo chữ Nôm là giả tá, hình-thanhhội ý, còn có những chữ vuông Choang được tạo ra bởi những cách sơ khai hơn là tượng hìnhchỉ sự (xem Lục thư).

Tuy nhiên, cũng nên phân biệt những "chữ nôm" này với những bộ chữ biểu âm như KanaHangul trong tiếng Nhật và tiếng Hàn hiện đại.

Trên máy tính

Có nhiều phần mềm máy tính tạo ra ký tự chữ Nôm bằng cách gõ chữ Quốc ngữ.

  • HanNomIME là phần mềm chạy trên Windows hỗ trợ cả chữ Hán và chữ nôm.
  • Vietnamese Keyboard Set hỗ trợ gõ chữ Nôm và chữ Hán trên Mac OS X.
  • WinVNKey là bộ gõ đa ngôn ngữ trên Windows hỗ trợ gõ chữ Hán và chữ Nôm bằng âm Quốc ngữ.

Phông chữ Nôm nằm trong cơ sở dữ liệu Unihan. VietUnicode là phông Unicode chứa các ký tự chữ Nôm. Nó là một dự án trên SourceForge [1]. Phông TrueType có thể tải về từ [2].

Một số từ điển chữ Nôm trên mạng InternetTừ điển ở Viện Việt học (tiếng Việt) Nom character index (Tiếng Anh).

Chú thích

  1. 分"時期𡨸喃𠚢𠁀"、𥪝冊敎程漢喃、集2(集𡨸喃)、部門漢喃場大學總合河內編撰、印在家出版大學吧教育專業、河內、1990。張8-9。
  2. Giới-Thiệu "Lược Khảo Vấn Ðề Chữ Nôm Của Cụ TRẦN VĂN GIÁP
  3. ""Phật thuyết" có phải dịch phẩm Nôm của thế kỉ XII?"
  4. "Từ hai bài phú Nôm..."
  5. Tìm hiểu giá trị "Cư trần lạc đạo Phú" của Trần Nhân Tông"
  6. 呂衣端。讖傳歌Genesia。Montréal:集刪醫士、2000。
  7. Hannas, Wm. C. Asia's orthographic dilemma. Honolulu, HI: University of Hawaii Press, 1997. tr 88
  8. Nguyễn Vũ(2007-10-25)'Điều tra, sưu tầm, nghiên cứu, mã hoá chữ viết cổ truyền'。Viện Khoa học Xã hội Việt Nam。
  9. Nguyễn Quang Hồng(2009-05-19)Khái lược về chữ Nôm Ngạn。Tạp chí Hán Nôm。追及2013-05-24。
  10. Ở Trung Quốc, ngoài Tráng, Đồng, còn có nhiều dân tộc khác cũng có "chữ nôm" như Miêu, Dao, Bạch, Bố Y, Hà Nhì, v.v. Trong đó dân tộc Miêu (H'Mông) và Dao cũng thuộc gia đình các dân tộc Việt Nam.
  11. "Hiện tượng đồng hình giữa chữ Nôm Việt và chữ vuông Choang", Tạp chí Hán Nôm, số 2-1997
  12. "Hình bóng chữ Nôm Việt trong chữ vuông Choang", Tạp chí Hán Nôm, số 1-1999

Tham khảo

Xem Thêm

Liên kết ngoài

板㑄:UKHN