越南
越南(Việt Nam、𠸛正式:共和社會主義越南)羅𠬠國家𦣰於𪰂東半島東洋、屬區域東南亞。越南𪰂北夾 中國、𪰂西夾寮𠄧柬埔寨、𪰂西南夾淎泰國、𪰂東𠄧𪰂南夾㴜東𠄧𣎏欣4.000𡉕島、𡓁𥒥硶𡘯𡮈、近𠄧硨坡、𣎏塳內水、領海、塳特權經濟𠄧㙴陸地特政府越南確定近及𠀧𠞺面積𡐙聯(壙𨕭1兆km²)。𨕭㴜東𣎏群島中沙𠄧黃沙特越南宣佈主權仍抆當被爭執𢭲各國家恪如臺灣、中國、馬來西亞𠄧菲律賓。
張呢羅𠬠張𣎏𡨸國語𣗓得轉𢷮、吀𢝙𢚸𠢞轉𢷮。 |
𡢐欺越南民主共和於沔北吧𫖀陣民族解放沔南越南爭戰勝𠓀越南共和於沔南𣈜30𣎃4𢆥1975、𠄩沔北-南得統一。𣈜2𣎃7𢆥1976渃越南得撻國號羅共和社會主義越南。𠓨𢆥1986、越南進行𠬠數改革𧗱經濟噲羅𢷮𡤔、𢲫𨷯朱𡋂經濟越南和入𠇍國際。[1]越南㐌設立媒關係外交𠇍178國家、關係經濟-商賣-投資𠇍𨕭224國家吧塳領土、羅成員聯合國、ASEAN、ASEM、APEC、WTO、組織國際法語、風潮空連結吧𡗊組織國際、區域恪[2]...越南羅𠬠𥪝仍渃𣎏𣞪增長𨘱一世界、[1]吧遶Citigroup、𣞪增長高呢𠱊群接續發展。越南𨅸次11𥪝各𡋂經濟增長𨘱一𨕭世界。[3]𠇍仍事𢷮𡤔經濟成功㐌引塘朱越南𧿨成成員𧵑組織商賣世界𠓨𢆥2007。雖然、越南吻群及沛𡗊問題如濫發、𣞪糧平均投𠊛空斤憑𫇐高、役務𥊀𥉮式劸群劍吧事空斤憑界性。[4][5][6][7][8]
歷史
遶傳說𧗱時鴻龐、格低欣4000𢆥[9]各族𠊛越古(百越)㐌𡏦𥩯𢧚茹渃赤鬼𣎏領土𢌌𡘯在區域𣈜𣈜𠉞羅沔南𪷹揚子(中國)。[10]細世紀7𠓀公元、𠊛雒越、𠬠𥪝仍呫族越於𪰂南㐌立𢧚茹渃文郎在區域𦓡𣈜𠉞羅沔北越南、吧繼接羅茹渃甌雒𠓨𡨌世紀3𠓀公元。[11]
扒頭自世紀2𠓀公元、𠊛越於低被各朝代封建中國垓治𥪝欣1000𢆥。𡢐𡗉吝起義空成𧵑婆趙、梅叔鸞、……或指掙獨立𥐉𧵑𠄩婆徵、李賁……𦤾𢆥905曲承裕㐌掙權自主朱𠊛越、吧越南正式掙得獨立𥹰𨱽𡢐陣戰歷史𨕭𪷹白藤由吳權指揮𠓀團軍南漢𢆥938。
𡢐欺掙得獨立、自世紀10𦤾世紀14民族越南㐌𡏦𥩯𡐙渃𨕭基礎佛教、組織政權相似體制政治𧵑各朝代中國、影響𧵑儒教夤增𨖲自世紀15。𥪝𢖀時期封建、仍吝𢶢吏事侵略𤳄各朝代方北𧵑𠊛漢、蒙古、滿清吧𠇍仍吝侵佔𨷑𢌌領土夤𨑜𪰂南坭𠊛占、𠊛柬埔寨生𤯩、越南𣎏棂界地理𧵆如現𠉞𠓨𢆥1757。
𦤾𡨌世紀19、𡀳𠇍各渃於東陽、越南𧿨成屬地𧵑法。𥪝世戰次𠄩、發折日佔越南吧全體東陽、𣦍𡢐欺咍信帝國日投降軍同盟、越盟㐌掙吏政權自𢬣日。𣈜2𣎃9𢆥1945、胡志明讀宣言獨立成立渃越南民主共和、茹渃自主頭先𧵑渃越南現代。
𡢐世戰次𠄩、𠊛法㦖佔吏屬地東洋仍趿沛事抗爭決裂𧵑𠊛越南由力量越盟領導。𡢐戰勝𧵑越盟在戰場奠邊府𣈜7𣎃5𢆥1954、法𢯜沛𪮊塊東洋。協定Genève得記結㐌㸃𠞹阨都護𧵆𠬠𤾓𢆥𧵑殖民法在越南、同時𢺺渃越南成𠄩塳集結軍事朱軍隊人民越南於𪰂北吧軍隊聯協法於𪰂南、𥙩緯線17爫棂界、預見𡢐𠄩𢆥𠱊進行總選舉哿渃。
雖然、爲𡗉作因邊外、特別羅事干涉政治𧵑花旗吧事駁𠬃總選舉全國𧵑政權吳廷琰𢧚𥪝環境歷史妬、協定Genève㐌空得實施。政體越南共和、成立於沔南、得花旗後盾吧得公認𤳄𡗉國家親美、𠇍𠬠政權𦣰𥪝𢬣仍𠊛空參加戰爭𢶢侵略或甚至㐌曾工作𠇍法。在沔北、越南民主共和遶模型社會主義、𤲂事領導𧵑黨勞動越南得聯蘇、中國後盾吧得各渃𥪝塊社會主義恪公認吧𠢞拖。
𢆥1960、𩈘陣民族解放沔南越南得成立自仍𠊛抗戰𢶢法𡳰、衝突於沔南越南引𦤾𠬠局戰爭𢫃𨱽𢖀𧵆𠄩十紀。𢆥1964、花旗正式干涉軍事、迻軍美𠓨戰鬥直接在戰場南越南吧實現各𢷁bom𠓨沔北越南、特別𣎏使用𣛠𠖤 B-52 𠓨𢆥1972。𦤾𣎃1𢆥1973、𡢐仍損失𣾼仰𠺥鄧𨕭戰場越南、𡀳𠇍仍𧁷巾𨕭政場美共𠇍作動𧵑風潮反戰𥪝渃吧𨕭世界、花旗記協定Paris、吧𪮊軍塊越南。戰爭越南結束𠓨𣈜30𣎃4𢆥1975欺政權總統楊文明𧵑越南共和投降𠓀力量軍解放沔南進𠓨西貢。
𢆥1976、渃越南統一𢷮國號成渃共和社會主義越南;西貢-𢄂𡘯𢷮𠸜成城鋪胡志明。𡢐戰爭、由後果戰爭𥹰𨱽、事禁運𧵑花旗、吧𡗉政策差啉㐌迻越南𠓨各恐慌沉重𧗱經濟吧社會𥪝𧵆10𢆥。大會黨吝VI𢆥1986執順政策𢷮㵋遶妬改組部𣛠茹渃、吧轉𢷮𪤍經濟遶向經濟市場定向主義社會。𡨌十年1990、越南扒頭會入𠓨共同國際。𢆥1995、越南加入塊協會各國家東南亞、𡢐欺平常化關係𠇍美𠬠𢆥𠓀妬。現𠉞、越南羅成員𧵑𡗉組織國際如聯協國、共同法語、協會各國家東南亞、演壇合作經濟洲亞-太平洋。𣈜11𣎃1𢆥2007、越南正式𧿨成成員次150𧵑組織商賣世界𡢐11𢆥談判。[12]𠓨𣈜16𣎃10𢆥2007越南㐌得裒爫𠬠𥪝各成員空常值𧵑會同保安聯協國朱任期2008-2009。
地理
越南𦣰𥪝半島東洋、屬塳東南洲亞。領土越南𧼋𨂔㴜𪰂東𧵑半島呢。越南𣎏邊界𡐙連𠇍中國(1.281幾路𠼽)、狫(2.130幾路𠼽)吧高棉(1.228幾路𠼽)吧坡㴜𨱽3.444幾路𠼽接夾𠇍淎北部、㴜東吧淎泰蘭。
越南𣎏面積331.212km²、包𠁝壙327.480km²𡐙連吧欣4.200km²㴜內水、𠇍欣2.800𡉕島、𡓁𥒥砛𡘯𡮈、近吧賒坡、包𠁝哿長沙吧黃沙𦓡越南宣佈主權、𣎏塳內水、領海、塳特權經濟吧𡍞陸地得政府越南確定近𠍭𠀧𨁮埏積𡐙連壙𨕭1兆 km²。
地形越南𫇐多樣遶各塳自然如塳西北、東北、西元𣎏仍穨吧仍𡶀𠫆、trong khi đất phẳng che phủ khoảng ít hơn 20%. Núi rừng chiếm độ 40%, đồi 40%, và độ che phủ khoảng 75%. Các vùng đồng bằng như đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long và các vùng duyên hải ven biển như Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ. Nhìn tổng thể Việt Nam gồm ba miền với miền Bắc có cao nguyên và vùng châu thổ sông Hồng, miền Trung là phần đất thấp ven biển, những cao nguyên theo dãy Trường Sơn, và miền Nam là vùng châu thổ Cửu Long. Điểm cao nhất Việt Nam là 3.143 mét, tại đỉnh Phan Xi Păng, thuộc dãy núi Hoàng Liên Sơn. Diện tích đất canh tác chiếm 17% tổng diện tích đất Việt Nam.
Việt Nam có khí hậu nhiệt đới xavan ở miền Nam với hai mùa (mùa mưa, từ giữa tháng 5 đến giữa tháng 9, và mùa khô, từ giữa tháng 10 đến giữa tháng 4) và khí hậu cận nhiệt đới ẩm ở miền Bắc với bốn mùa rõ rệt (mùa xuân, mùa hè, mùa thu và mùa đông), còn miền trung có đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Do nằm dọc theo bờ biển, khí hậu Việt Nam được điều hòa một phần bởi các dòng biển và mang nhiều yếu tố khí hậu biển. Độ ẩm tương đối trung bình là 84% suốt năm. Hằng năm, lượng mưa từ 1.200 đến 3.000 mm,số giờ nắng khoảng 1.500 đến 3.000 giờ/năm và nhiệt độ từ 5 °C đến 37 °C. Hàng năm, Việt Nam luôn phải phòng chống bão và lụt lội với 5 đến 10 cơn bão/năm.
Về tài nguyên đất, Việt Nam có rừng tự nhiên và nhiều mỏ khoáng sản trên đất liền với phốt phát, than đá, măng gan, bô xít, chrômát,... Về tài nguyên biển có dầu mỏ, khí tự nhiên, quặng khoáng sản ngoài khơi. Với hệ thống sông dốc đổ từ các cao nguyên phía tây, Việt Nam có nhiều tiềm năng về phát triển thủy điện.
人口學
Tỉ lệ tăng dân số Việt Nam giảm dần trong giai đoạn 1980-2014
歷史發展民數 | ||||||||||||||||
𢆥 | 民數 | |||||||||||||||
1995 | 71.995.500 | |||||||||||||||
1996 | 73.156.700 | |||||||||||||||
1997 | 74.306.900 | |||||||||||||||
1998 | 75.456.300 | |||||||||||||||
1999 | 76.596.700 | |||||||||||||||
2000 | 77.630.900 | |||||||||||||||
2001 | 78.620.500 | |||||||||||||||
2002 | 79.537.700 | |||||||||||||||
2003 | 80.467.400 | |||||||||||||||
2004 | 81.436.400 | |||||||||||||||
2005 | 82.392.100 | |||||||||||||||
2006 | 83.311.200 | |||||||||||||||
2007 | 84.218.500 | |||||||||||||||
2008 | 85.118.700 | |||||||||||||||
2009 | 86.025.000 | |||||||||||||||
2010 | 86.932.500 | |||||||||||||||
2011 | 87.840.000 | |||||||||||||||
2012 | 91.519.289 | |||||||||||||||
2013 | 92.477.857 |
Việt Nam có 54 dân tộc, trong đó có 53 dân tộc thiểu số, chiếm khoảng 14% tổng số dân của cả nước. Dân tộc Việt (còn gọi là người Kinh) chiếm gần 86%, tập trung ở những miền châu thổ và đồng bằng ven biển. Những dân tộc thiểu số, trừ người Hoa, người Chăm và người Khmer phần lớn đều tập trung ở các vùng miền núi và cao nguyên. Trong số các sắc dân thiểu số, đông dân nhất là các dân tộc Tày, Thái, Mường, Hoa, Khmer, Nùng..., mỗi dân tộc có dân số khoảng một triệu người. Các dân tộc Brâu, Rơ Măm, Ơ Đu có số dân ít nhất, với khoảng vài trăm cho mỗi nhóm. Có một số dân tộc thiểu số đã định cư trên lãnh thổ Việt Nam từ rất lâu đời, nhưng cũng có các dân tộc chỉ mới di cư vào Việt Nam trong vài trăm năm trở lại đây như người Hoa ở miền Nam. Trong số các dân tộc này, người Hoa và người Ngái là hai dân tộc duy nhất có dân số giảm trong giai đoạn 1999-2009. Việt Nam là một nước đông dân, tuy diện tích đứng hạng 65 nhưng lại xếp thứ 13 trên thế giới về dân số.[勤引源]
Theo điều tra của Tổng cục thống kê (Việt Nam) tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2009, trên toàn Việt Nam có 85.846.997 người, quy mô phân bố ở các vùng kinh tế - xã hội, trong đó đông dân nhất là vùng đồng bằng sông Hồng với khoảng 19,5 triệu người, kế tiếp là vùng bắc Trung bộ và duyên hải nam Trung bộ với khoảng 18,8 triệu người, thứ ba là vùng đồng bằng sông Cửu Long với khoảng 17,1 triệu người. Vùng ít dân nhất là Tây Nguyên với khoảng 5,1 triệu người. Theo số liệu ước tính của The World Factbook do CIA công bố thì vào tháng 7 năm 2011, dân số Việt Nam là 90.549.390 người, đứng thứ 14 trên thế giới (Ethiopia vượt lên vị trí 13).[14]
Cũng theo cuộc điều tra thì Việt Nam có khoảng 25,4 triệu người, tương ứng với 29,6% sống ở khu vực thành thị và khoảng 60,4 triệu người cư trú ở khu vực nông thôn. Về tỷ số giới tính trung bình hiện nay là 98 nam/100 nữ, trong đó vùng cao nhất là Tây Nguyên với 102 nam/100 nữ và vùng thấp nhất là đông nam Bộ với 95 nam/100 nữ [15]
文化
Văn hóa Việt Nam là nền văn hóa dân tộc thống nhất trên cơ sở đa dạng sắc thái văn hóa tộc người
Việt Nam có một nền văn hóa phong phú và đa dạng trên tất cả các khía cạnh, người Việt cùng cộng đồng 53 dân tộc anh em có những phong tục đúng đắn, tốt đẹp từ lâu đời, có những lễ hội nhiều ý nghĩa sinh hoạt cộng đồng, những niềm tin bền vững trong tín ngưỡng, sự khoan dung trong tư tưởng giáo lý khác nhau của tôn giáo, tính cặn kẽ và ẩn dụ trong giao tiếp truyền đạt của ngôn ngữ, từ truyền thống đến hiện đại của văn học, nghệ thuật.
Sự khác biệt về cấu trúc địa hình, khí hậu và phân bố dân tộc, dân cư đã tạo ra những vùng văn hoá có những nét đặc trưng riêng tại Việt Nam. Từ cái nôi của văn hóa Việt Nam ở đồng bằng sông Hồng của người Việt chủ đạo với nền văn hóa làng xã và văn minh lúa nước, đến những sắc thái văn hóa các dân tộc miền núi tại tây bắc và đông bắc. Từ các vùng đất biên viễn của Việt Nam thời dựng nước ở Bắc Trung bộ đến sự pha trộn với văn hóa Chăm Pa của người Chăm ở Nam Trung Bộ. Từ những vùng đất mới ở Nam Bộ với sự kết hợp văn hóa các tộc người Hoa, người Khmer đến sự đa dạng trong văn hóa và tộc người ở Tây Nguyên.
Với một lịch sử có từ hàng nghìn năm của người Việt cùng với những hội tụ về sau của các dân tộc khác, từ văn hóa bản địa của người Việt cổ từ thời Hồng Bàng đến những ảnh hưởng từ bên ngoài trong trong hàng nghìn năm nay. Với những ảnh hưởng từ xa xưa của Trung Quốc và Đông Nam Á đến những ảnh hưởng của Pháp từ thế kỷ 19, phương Tây trong thế kỷ 20 và toàn cầu hóa từ thế kỷ 21. Việt Nam đã có những thay đổi về văn hóa theo các thời kỳ lịch sử, có những khía cạnh mất đi nhưng cũng có những khía cạnh văn hóa khác bổ sung vào nền văn hóa Việt Nam hiện đại.
分級行政
Phân cấp hành chính Việt Nam gồm 3 cấp: cấp tỉnh và tương đương, cấp huyện và tương đương, cấp xã và tương đương.
Việt Nam được chia ra 58 tỉnh và 5 thành phố trực thuộc trung ương(*) với thủ đô là Hà Nội. 63 đơn vị hành chính cấp trung ương của Việt Nam lần lượt (sắp xếp theo bảng chữ cái):
Dưới cấp tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương là cấp quận, huyện, thị xã và thành phố trực thuộc tỉnh. Tính đến năm 2011, Việt Nam có 698 đơn vị cấp quận/huyện/thị xã/thành phố thuộc tỉnh
Dưới cấp quận/huyện/thị xã/thành phố thuộc tỉnh là các đơn vị hành chính phường, xã, thị trấn.
Dưới cấp phường/xã/thị trấn là các khu vực với các tên gọi khác nhau ở các vùng miền như khu phố, tổ dân phố, làng, thôn, ấp, khóm, buôn, bản, xóm
政治
Việt Nam hiện nay là một nước theo chế độ xã hội chủ nghĩa. Hệ thống chính trị đã thực hiện theo cơ chế chỉ có duy nhất một đảng chính trị là Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, với tôn chỉ là: Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và nhân dân làm chủ thông qua cơ quan quyền lực là Quốc hội Việt Nam. Trên thực tế cho đến nay (2010) các đại biểu là đảng viên trong Quốc hội có tỉ lệ từ 90% trở lên[16], những người đứng đầu Chính phủ, các Bộ và Quốc hội cũng như các cơ quan tư pháp đều là đảng viên kỳ cựu và được Ban Chấp hành Trung ương hoặc Bộ chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam đề cử.
Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng duy nhất lãnh đạo trên chính trường Việt Nam theo quy định trong điều 4 của Hiến pháp 1992. Người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam là một Tổng bí thư nắm giữ chức vụ tối cao, quyền hạn rất lớn vì đây là đảng duy nhất hợp lệ cùng với quốc hội, chính phủ nắm quyền lập pháp, hành pháp. Tổng bí thư hiện nay tại đại hội XI (2011) là ông Nguyễn Phú Trọng.
Quốc hội, theo hiến pháp là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp. Nhiệm vụ của Quốc hội là giám sát, quyết định những chính sách cơ bản về đối nội và đối ngoại, các nhiệm vụ kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, những nguyên tắc chủ yếu của bộ máy Nhà nước, về quan hệ xã hội và hoạt động của công dân. Trên 90% đại biểu quốc hội là Đảng viên Đảng CSVN nên quốc hội không có độc lập từ đảng, tuân thủ gần tuyệt đối các quy định của Đảng. Nhiệm kỳ Quốc hội là 5 năm. Chủ tịch Quốc hội được Quốc hội bầu do đề cử của Ban Chấp hành Trung ương. Chủ tịch Quốc hội hiện nay (2011) là ông Nguyễn Sinh Hùng.
Chủ tịch nước, theo hiến pháp là người đứng đầu Nhà nước, nguyên thủ quốc gia nước CHXHCN Việt Nam được Quốc hội bầu do Chủ tịch Quốc hội giới thiệu từ đề cử của Ban Chấp hành Trung ương. Chủ tịch nước có 12 quyền hạn theo Hiến pháp trong đó quan trọng nhất là: công bố hiến pháp, luật, pháp lệnh. Thống lĩnh các lực lượng vũ trang nhân dân và giữ chức Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh. Đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm Phó Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chánh án Tòa án tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát tối cao. Chủ tịch nước thay mặt Nhà nước về đối nội và đối ngoại, là chức vụ tối cao nhưng thường không giữ kiêm chức Tổng bí thư Đảng (có trường hợp giữ kiêm) nên thường chỉ là một ủy viên BCHTƯ Đảng cấp dưới của Tổng bí thư. Nhiệm kỳ của Chủ tịch nước là 5 năm. Không có quy định giới hạn số nhiệm kỳ được làm Chủ tịch nước. Chủ tịch nước hiện nay (2011) là ông Trương Tấn Sang.
Chính phủ, theo hiến pháp là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Chính phủ chịu sự giám sát và thực hiện chế độ báo cáo công tác trước Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước. Nhiệm kỳ Chính phủ là 5 năm. Chính phủ gồm có Thủ tướng, các Phó Thủ tướng, các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ. Đứng đầu Chính phủ là Thủ tướng Chính phủ do Chủ tịch nước giới thiệu từ đề cử của Ban Chấp hành Trung ương để Quốc hội bầu. Không có quy định giới hạn số nhiệm kỳ được làm Thủ tướng Chính phủ. Thủ tướng Chính phủ hiện nay (2010) là ông Nguyễn Tấn Dũng.
Các Phó Thủ tướng do Thủ tướng đề nghị Quốc hội phê chuẩn, là người giúp việc cho Thủ tướng và được Thủ tướng ủy nhiệm khi Thủ tướng vắng mặt. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ do Thủ tướng đề nghị Quốc hội phê chuẩn, đảm nhiệm chức năng quản lý Nhà nước đối với ngành hoặc lĩnh vực công tác được giao. Việc tổ chức nhân sự cấp cao này đều thông qua Bộ Chính trị và các viên chức này đều do Bộ Chính trị quản lý. Các Thứ trưởng và chức vụ tương đương do Thủ tướng bổ nhiệm, nhưng Ban Bí thư thông qua và quản lý.
Chính phủ Việt Nam có 18 bộ và 4 cơ quan ngang bộ. Ngoài ra chính phủ còn quản lý 5 cơ quan hành chính và 3 cơ quan truyền thông trực thuộc là Thông tấn xã Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam
Tòa án Nhân dân Tối cao là cơ quan xét xử cao nhất của Việt Nam. Chánh án Tối cao là người đứng đầu Tòa án Nhân dân Tối cao. Chánh án Tối cao hiện nay là ông Trương Hòa Bình.
關系對外
Theo các văn kiện của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng Cộng sản Việt Nam: Đảng Cộng sản và Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam chủ trương thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế, chủ động hội nhập quốc tế với phương châm "Việt Nam sẵn sàng là bạn và là đối tác tin cậy của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển".
Từ sau thời kỳ đổi mới, Việt Nam chính thức bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc vào năm 1992 và với Hoa Kỳ vào năm 1995, gia nhập khối ASEAN năm 1995
Hiện nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 171 quốc gia[17] thuộc tất cả các châu lục (Châu Á - Thái Bình Dương: 33, Châu Âu: 46, Châu Mĩ: 28, Châu Phi: 47, Trung Đông: 16), bao gồm tất cả các nước và trung tâm chính trị lớn của thế giới. Việt Nam cũng là thành viên của 63 tổ chức quốc tế và có quan hệ với hơn 500 tổ chức phi chính phủ. Đồng thời, Việt Nam đã có quan hệ thương mại với 165 nước và vùng lãnh thổ. Trong tổ chức Liên Hiệp Quốc, Việt Nam đóng vai trò là ủy viên ECOSOC, ủy viên Hội đồng chấp hành UNDP, UNFPA và UPU.
Vai trò đối ngoại của Việt Nam trong đời sống chính trị quốc tế đã được thể hiện thông qua việc tổ chức thành công nhiều hội nghị quốc tế tại thủ đô Hà Nội
Năm 1997, tổ chức hội nghị Thượng đỉnh Cộng đồng Pháp ngữ
Năm 1998, tổ chức hội nghị cấp cao ASEAN
Năm 2003, tổ chức hội thảo quốc tế về hợp tác và phát triển Việt Nam và châu Phi
Năm 2004, tổ chức Hội nghị cấp cao ASEM vào tháng 10
Năm 2006, tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh APEC vào tháng 11.
Từ ngày 11 tháng 1 năm 2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Đây là một bước ngoặt lớn trong tiến trình hội nhập với nền kinh tế quốc tế.
Ngày 16 tháng 10 năm 2007, tại cuộc bỏ phiếu diễn ra ở phiên họp Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ở New York, Việt Nam chính thức được bầu làm thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc nhiệm kỳ 2008-2009.
Ngày 1 tháng 1 năm 2010, Việt Nam đảm nhận vai trò Chủ tịch ASEAN và trong năm đó đã tổ chức nhiều cuộc họp lớn của khu vực.
經濟
Từ ngàn năm nay, Việt Nam là một nước nông nghiệp. Trước năm 1986, Việt Nam là một quốc gia có nền kinh tế kế hoạch tương tự nền kinh tế của các nước xã hội chủ nghĩa. Chính sách Đổi Mới năm 1986 thiết lập mô hình kinh tế mà Việt Nam gọi là "Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa". Các thành phần kinh tế được mở rộng nhưng các ngành kinh tế then chốt vẫn dưới sự điều hành của Nhà nước. Sau năm 1986, kinh tế Việt Nam đã có những bước phát triển to lớn và đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình khoảng 9% hàng năm từ 1993 đến 1997, đặc biệt là sau khi Hoa Kỳ dỡ bỏ cấm vận với Việt Nam năm 1994. Tăng trưởng GDP 8,5% vào năm 1997 đã giảm xuống 4% vào năm 1998 do ảnh hưởng của sự kiện khủng hoảng kinh tế Á châu năm 1997, và tăng lên đến 4,8% năm 1999. Tăng trưởng GDP tăng lên từ 6% đến 7% giữa những năm 2000-2002 trong khi tình hình kinh tế thế giới đang trì trệ. Hiện nay, giới lãnh đạo Việt Nam tiếp tục các nỗ lực tự do hóa nền kinh tế và thi hành các chính sách cải cách, xây dựng cơ sở hạ tầng cần thiết để đổi mới kinh tế và tạo ra các ngành công nghiệp xuất khẩu có tính cạnh tranh hơn.
Mặc dù có tốc độ phát triển kinh tế cao trong một thời gian dài nhưng do tình trạng tham nhũng không được cải thiện và luôn bị xếp hạng ở mức độ cao của thế giới[18][19] cộng với các khó khăn về vốn, đào tạo lao động, đất đai, cải cách hành chính, cơ sở hạ tầng gây ra cho việc kinh doanh với hàng chục ngàn thủ tục từ 20 năm trước đang tồn tại và không phù hợp với nền kinh tế thị trường nên với con số cam kết đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) cao kỷ lục 61 tỉ USD năm 2008 chưa nói lên được mức độ tin tưởng của các nhà đầu tư quốc tế đối với Việt Nam và Việt Nam đang bị các nước trong khu vực bỏ lại khá xa. Theo thống kê năm 2011 của Ngân hàng Thế giới WB thì PPP đầu người của Việt Nam là 3.435 USD, bằng 3/4 so với Indonesia, 40% so với Thái Lan và chỉ bằng 1/18 so với Singapore[20]
Ngày 7 tháng 11 năm 2006, Việt Nam được phép gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) sau khi đã kết thúc đàm phán song phương với tất cả các nước có yêu cầu (trong đó có những nền kinh tế lớn như Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu (EU), Nhật Bản, Trung Quốc). Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức WTO ngày 11 tháng 1 năm 2007.
Ngày 3 tháng 4 năm 2013, tại một hội thảo tại Hà Nội, các chuyên gia kinh tế của Việt Nam đã nhận định nền kinh tế Việt Nam đi xuống sau 5 năm gia nhập WTO. Cụ thể, trong giai đoạn 2007-2011, chỉ có 1 năm (2008) Việt Nam đạt mức tăng trưởng GDP trên 8%. Tuy xuất khẩu tăng 2,4 lần lên 96,9 tỷ USD trong giai đoạn này nhưng mức tăng trưởng lại thấp hơn 5 năm trước khi gia nhập WTO. Đa phần tỷ trọng xuất khẩu là do khối doanh nghiệp FDI, chiếm khoảng 60%, mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam vẫn chủ yếu là nông - lâm sản, và khoáng sản thô. Sau hội nhập, tỷ trọng nhập siêu cũng tăng mạnh, 18 tỷ USD vào năm 2008. Kinh tế Việt Nam cũng đã bị ảnh hưởng bởi giai đoạn khủng hoảng kinh tế từ 2007-2008 đến nay. Đến năm 2013, sau 7 năm hội nhập, tình hình kinh tế Việt Nam tiếp tục đối mặt với nhiều áp lực, từ nợ xấu đến lạm phát, tín dụng tăng trưởng thấp.[21]
Về địa lý kinh tế, chính phủ Việt Nam phân chia và quy hoạch thành các vùng kinh tế-xã hội và các vùng kinh tế trọng điểm ở miền Bắc, miền Trung và miền Nam.
遊歷
Ngành du lịch và dịch vụ đã đóng góp tích cực vào nền kinh tế Việt Nam. Số lượng khách du lịch đến Việt Nam liên tục tăng nhanh trong vòng 10 năm kể từ 2000 - 2010. Năm 2010, có khoảng 5.0 triệu lượt khách quốc tế, đem lại nguồn thu ngoại tệ khoảng 4.4 tỉ USD.[勤引源]
Việt Nam có nhiều điểm du lịch đa dạng từ miền Bắc đến miền Nam, từ miền núi tới đồng bằng, bãi biển, đảo. Từ các thắng cảnh thiên nhiên tới các di tích văn hóa lịch sử... Các điểm du lịch miền núi nổi tiếng như Sapa, Bà Nà, Đà Lạt. Các điểm du lịch ở đồng bằng như Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, TP.Hồ Chí Minh... Các điểm du lịch ở các bãi biển như Hạ Long, Nha Trang,Phan Thiết, Vũng Tàu và các đảo như Cát Bà, Cù lao Chàm, Côn Đảo, Phú Quốc,...
Khẩu hiệu ngành du lịch Việt Nam:
- 2001-2004: Việt Nam - Điểm đến của thiên niên kỷ mới
Vietnam - A destination for the new mellennium - 2004-2005: Hãy đến với Việt Nam
Welcome to Vietnam - 2006-2009: Việt Nam - Vẻ đẹp tiềm ẩn
Vietnam - The hidden charm - 2010-nay: Việt Nam - Sự khác biệt Á Đông
Vietnam - A Different Orient
Khách và khách du lịch quốc tế đến Việt Nam qua 10 năm gần đây (2000-2010) - Nguồn: TCTK[22] | |||||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Năm | 2000 | 2001 | 2002 | 2003 | 2004 | 2005 | 2006 | 2007 | 2008 | 2009 | 2010 | ||
Lượt khách đến Việt Nam (triệu người, làm tròn) | 2.1 | 2.3 | 2.6 | 2.4 | 2.9 | 3.4 | 3.5 | 4.2 | 4.2 | 3.7 | 5.0 | ||
Lượt khách đến Việt Nam du lịch(triệu người, làm tròn) | 1.1 | 1.2 | 1.4 | 1.2 | 1.5 | 2.0 | 2.0 | 2.6 | 2.6 | 2.2 | 3.1 |
社會
教育
Một giảng đường Đại học tại Việt Nam Nền giáo dục Việt Nam hiện nay đang cố gắng hội nhập với các nước trong khu vực Đông Nam Á và trên Thế giới. Ở Việt Nam có 5 cấp học: tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, đại học và sau đại học. Các trường Đại học chủ yếu tập trung ở hai thành phố lớn là Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh
Năm 1988, Bộ Đại học ra Quyết định cho phép thành lập Trung tâm Đại học dân lập Thăng Long (hiện nay là Trường Đại học Thăng Long) như một mô hình giáo dục đại học mới, đánh dấu sự ra đời của trường đại học dân lập đầu tiên tại Việt Nam. Tính đến hiện nay toàn Việt Nam có 81 trường dân lập, tư thục
Về nền giáo dục bậc đại học, hiện nay Việt Nam có tổng số 376 trường đại học, cao đẳng trên cả nước, trong đó bộ Giáo dục và Đào tạo trực tiếp quản lý 54 trường, các Bộ, ngành khác quản lý 116 trường, Các tỉnh, thành phố là cơ quan chủ quản của 125 trường. Tổng số sinh viên bậc đại học hiện nay khoảng 1.700.000 người, số lượng tuyển sinh hằng năm trong những năm gần đây khoảng 500.000 người/kỳ thi. Tuy nhiên đánh giá chung chất lượng đào tạo giáo dục bậc đại học ở Việt Nam còn thấp, chưa tạo được sự đồng hướng giữa người học, người dạy, nhà đầu tư cho giáo dục, người sử dụng lao động và xã hội. Quản lý nhà nước về giáo dục đại học còn nhiều trì trệ là nguyên nhân cơ bản của việc chất lượng giáo dục đại học Việt Nam ngày càng tụt hậu trước đòi hỏi của phát triển đất nước[23]
Từ năm 2000-2007, nhiều học sinh Việt Nam đã đi du học ở các nước phát triển như: Mỹ, Anh, Úc, Pháp, Đức, Nhật... Riêng năm 2007 đã có 39.700 học sinh đi du học [24]
醫濟
Về cơ sở hạ tầng, tính đến năm 2010 trên toàn Việt Nam có 1.030 bệnh viện, 44 khu điều dưỡng phục hồi chức năng, 622 phòng khám đa khoa khu vực;[25] với tổng số giường bệnh khoảng 246.300 giường.[26] Bên cạnh các cơ sở y tế Nhà nước đã bắt đầu hình thành một hệ thống y tế tư nhân bao gồm 19.895 cơ sở hành nghề y, 14.048 cơ sở hành nghề dược, 7.015 cơ sở hành nghề y học cổ truyền, 5 bệnh viện tư có vốn đầu tư nước ngoài đã góp phần làm giảm bớt sự quá tải ở các bệnh viện Nhà nước[27][勤引源]
Mạng lưới y tế cơ sở của Việt Nam hiện nay đã có 80% số thôn bản có nhân viên y tế hoạt động, 100% số xã có trạm y tế trong đó gần 2/3 xã đạt chuẩn quốc gia, tuy nhiên sự phát triển chưa đồng đều ở mỗi cấp, vùng, miền. Việc đổi mới cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính và sự công bằng trong chăm sóc sức khoẻ người dân chưa đảm bảo[28]
Về nhân lực trong ngành, Việt Nam hiện có hệ thống các trường đại học Y, Dược phân bổ trên cả nước. Mỗi năm có hàng nghìn bác sĩ và dược sĩ đại học tốt nghiệp ra trường. Ngoài ra còn có hệ thống các trường đào tạo kỹ thuật viên trung học y, dược, nha tại các địa phương. Hiện nay số lượng cán bộ nhân viên ngành y tế đã có 250.000 người, trong đó có 47.000 người có trình độ đại học các loại[27]
Ngành Y Tế hiện tại của Việt Nam đang được nhiều tổ chức quốc tế tài trợ vốn ODA và vốn NGO, tính đến năm 2010 Bộ Y Tế Việt Nam đang quản lý 62 dự án ODA và trên 100 dự án NGO với tổng kinh phí hơn 1 tỷ USD, các dự án được phân bố ở đều khắp các vùng miền[29]
Tuy là một ngành thiết yếu đối với đời sống dân chúng, nhận được nhiều sự đầu tư từ ngân sách của nhà nước Việt Nam cũng như các tổ chức nước ngoài, nhưng những năm gần đây bị đánh giá là bị tham nhũng ở nhiều cấp độ, có tính chất nghiêm trọng, được tìm thấy trong cả 3 lĩnh vực quản lý nhà nước, dịch vụ tại cơ sở y tế và quản lý bảo hiểm y tế[30]
交通
Do đặc thù của địa lý Việt Nam, nên các tuyến giao thông nội địa chủ yếu từ đường bộ, đường sắt, đường hàng không đều theo hướng bắc - nam, riêng các tuyến giao thông nội thủy thì chủ yếu theo hướng đông - tây dựa theo các con sông lớn đều đổ từ hướng tây ra biển.
Việt Nam có hệ thống đường bộ gồm các quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ... có tổng chiều dài khoảng 222.000km, phần lớn các tuyến đường quốc lộ và tỉnh lộ đều được trải nhựa và bê tông hóa, chỉ có một số ít các tuyến đường huyện lộ tại các tỉnh vùng sâu, vùng xa đang còn là các con đường đất.
Việt Nam có 3.260 km đường bờ biển. Dự kiến quy hoạch chi tiết tuyến đường bộ ven biển Việt Nam trong tương lai là tuyến đường bắt đầu tại cảng Núi Đỏ, Mũi Ngọc (xã Bình Ngọc, Móng Cái, Quảng Ninh) tới cửa khẩu Hà Tiên (thị xã Hà Tiên, Kiên Giang) với chiều dài khoảng 3.041 km
Hệ thống đường sắt Việt Nam có tổng chiều dài 2652 km, trong đó tuyến đường chính Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh dài 1726 km được gọi là Đường sắt Bắc Nam. Ngoài ra còn có các tuyến đường sắt ngắn từ Hà Nội đi Hải Phòng (hướng đông), Lạng Sơn (hướng bắc), Lào Cai (hướng tây bắc)
Hệ thống đường hàng không Việt Nam gồm các sân bay quốc tế có các tuyến bay đi các nước và các sân bay nội địa trải đều ở khắp ba miền, 3 sân bay quốc tế hiện đang khai thác là Tân Sơn Nhất (TP.Hồ Chí Minh), sân bay Đà Nẵng (Đà Nẵng) và Nội Bài (Hà Nội), và các sân bay dự kiến khai thác đường bay quốc tế trong thời gian tới là Cam Ranh (Khánh Hòa), Cát Bi (Hải Phòng) và Phú Bài (Thừa Thiên Huế).
Hệ thống đường biển xuất phát từ các cảng biển lớn ở 3 miền như cảng Hải Phòng, cảng Cái Lân (miền Bắc), cảng Tiên Sa, cảng Quy Nhơn (miền Trung) và cảng Sài Gòn, cảng Thị Vải (miền Nam). Các tuyến đường thủy nội địa chủ yếu nằm theo hướng đông - tây dựa theo các con sông lớn như sông Đà, sông Hồng (miền Bắc), sông Tiền, sông Hậu (miền tây nam bộ), và sông Đồng Nai, sông Sài Gòn (miền đông nam bộ) chảy theo hướng bắc - nam.
Tăng giảm luân chuyển hành khách qua 10 năm gần đây (2000-2010) - Nguồn:TCTK[22] | |||||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Năm | 2000 | 2001 | 2002 | 2003 | 2004 | 2005 | 2006 | 2007 | 2008 | 2009 | 2010 | ||
Đường bộ (tăng giảm % so với năm trước) | 5.2 | 4.6 | 9.4 | 19.0 | 12.5 | 12.7 | 12.9 | 13.3 | 9.8 | 10.2 | 12.5 | ||
Đường sắt (tăng giảm % so với năm trước) | 17.6 | 7.1 | 7.9 | 10.1 | 7.6 | 4.3 | -5.0 | 7.5 | -2.1 | -9.3 | 8.1 | ||
Đường thuỷ (tăng giảm % so với năm trước) | 1.8 | 7.3 | 9.8 | -7.4 | 15.3 | 7.9 | -6.4 | -1.2 | 3.0 | 5.4 | 4.1 | ||
Đường hàng không (tăng giảm % so với năm trước) | 8.4 | 39.4 | 16.2 | 0.1 | 31.7 | 18.8 | 15.2 | 14.6 | 10.0 | 2.2 | 30.8 |
傳統
Truyền thông Việt Nam hiện có đủ bốn loại hình báo chí là báo in, báo nói, báo hình và báo điện tử. Việt Nam hòa mạng internet quốc tế vào năm 1997 và hơn 10 năm nay hàng loạt báo điện tử, trang tin điện tử đã ra đời.
Thống kê đến tháng 7 năm 2010, tại Việt Nam có 706 cơ quan báo chí in, trong đó có 178 báo và 528 tạp chí. Có 67 đài phát thanh - truyền hình, gồm 3 đài phát thanh truyền hình trung ương (VTV, VTC, VOV) và 64 đài phát thanh - truyền hình ở các địa phương. Có 34 báo điện tử, 180 trang tin điện tử của các cơ quan tạp chí, báo, đài và hàng ngàn trang thông tin điện tử.[31]
Tại Việt Nam, tất cả các cơ quan truyền thông, báo chí hoạt động dưới sự quản lý và giám sát của Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam, và dưới sự định hướng của Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Theo luật pháp Việt Nam, hiện nay chưa cấp phép cho báo chí tư nhân hoạt động.
罪犯吧弊難
Việt Nam có tỷ lệ tội phạm ở mức rất thấp so với các nước có cùng trình độ phát triển, thậm chí là thấp hơn so với nhiều quốc gia phát triển.[32] Các băng nhóm tội phạm có tổ chức như Năm Cam, Khánh Trắng... là khá hiếm, quy mô và độ tinh vi cũng còn xa mới sánh được với các tổ chức Mafia quốc tế.
Tuy nhiên, Việt Nam là địa điểm thuận lợi cho những đầu dây tội phạm trong và ngoài nước lộng hành để lợi dụng cho mục đích cá nhân đặc biệt là các đầu dây mại dâm, ma túy.[33] Việt Nam chịu ảnh hưởng từ những địa danh buôn bán ma túy khét tiếng như Tam giác vàng và Trăng lưỡi liềm vàng. Theo nhiều nhà quan chức trách nhận xét thì các hoạt động buôn bán ma túy càng ngày càng tinh vi và phức tạp do đó càng phải đề cao cảnh giác và nâng cao tinh thần trách nhiệm chống ma túy của quần chúng và đồng thời đẩy mảnh sự hợp tác phòng chống ma túy quốc tế.[33] Gần đây Việt Nam cũng tham gia các hội nghị quốc tế để bàn thảo về các vấn đề trên như "Hội nghị quốc tế phòng, chống ma túy, khu vực nhóm công tác Viễn Đông" (IDEC FEWG) do Việt Nam chủ trì với sự hợp tác của 19 nước lận cận. Theo thống kê thì tính tới cuối năm 2012, cả nước có ước tính khoảng 170 nghìn người nghiện ma túy.[33]
Các tệ nạn phổ biến nhất bao gồm cờ bạc, cá độ, sử dụng và buôn bán ma túy, mại dâm... Do sự phát triển mạnh của quá trình phát triển kinh tế - xã hội khiến cho tình hình tội phạm có xu hướng tăng cao, do đó Chính phủ Việt Nam đã và đang cố gắng hạn chế các loại tệ nạn đảm bảo an ninh, trật tự cho người dân. Việt Nam là một nước rất phổ biến về hoạt động thể dục thể thao trong đó bóng đá là phổ biến có nhiều người tham gia và hâm mộ nhiều nhất, do đó các tệ nạn liên quan đến cá độ trong hoạt động thể thao rơi phần nhiều ở bóng đá.[34] Hiện nay, trong quá trình hội nhập trong nhiều lĩnh vực với thế giới, các cơ quan nhà nước và các tổ chức cá nhân đầu tư cho thể thao Việt Nam vẫn đang cố gắng hoàn thiện tổ chức và quản lí cho bóng đá nói riêng và cả nền thể dục thể thao nước nhà nói chung.
體操
Các môn thể thao truyền thống thịnh hành từ ngàn đời này ở Việt Nam là võ thuật.[35] Trong khi hiện tại thì môn bóng đá được nhiều người chơi và xem nhất.[36] Bóng đá được nhiều người Việt Nam hâm mộ tới mức báo chí nước ngoài[勤引源] ví gần như là một thứ "tôn giáo" với người dân. Mỗi thành công hay thất bại của đội tuyển bóng đá quốc gia, diễn biến của các giải đấu lớn như World Cup, Euro, Cúp C1... đều được dư luận đặc biệt quan tâm.
Những môn thể thao thịnh hành khác ở phương Đông và phương Tây cũng rất thịnh hành ở Việt như cầu lông, tennis, bóng chuyền, ping pong, billiards snooker và cờ. Việt Nam bắt đầu tham gia Olympic mùa hè từ năm 1952 cho tới nay.[37] Một số môn thể thao là nét riêng của Việt Nam như đá cầu, vật cổ truyền, cầu mây...
各𣈜禮正
Ngày tháng | Số ngày | Tên | Ghi chú |
---|---|---|---|
1 tháng 1 | 1 | Tết Dương Lịch | |
Từ 30 tháng 12 (Âm lịch, hay 29 tháng 12 nếu tháng thiếu) đến 3 tháng 1 |
4 | Tết Nguyên Đán | Âm lịch |
10 tháng 3 (Âm lịch) | 1 | Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương | Âm lịch |
30 tháng 4 | 1 | Ngày Thống nhất đất nước | |
1 tháng 5 | 1 | Ngày Quốc tế Lao động | |
2 tháng 9 | 1 | Quốc khánh |
攝項國際
Tổ chức | Nghiên cứu | Xếp hạng |
---|---|---|
Viện Kinh tế và Hoà bình | Chỉ số Hoà bình Toàn cầu | 30 trên 153[38] |
Heritage Foundation/The Wall Street Journal | Chỉ số tự do kinh tế | 136 trên 179[39] |
The Economist | Chỉ số chất lượng cuộc sống, 2005 | 61 trên 111 |
Phóng viên không biên giới | Chỉ số tự do báo chí toàn cầu | 165 trên 178[40] |
Tổ chức Minh bạch Quốc tế | Chỉ số nhận thức tham nhũng | 112 trên 182[41] |
Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc | Chỉ số Phát triển Con người | 128 trên 187[42] |
Diễn đàn Kinh tế thế giới | Báo cáo cạnh tranh toàn cầu | 65 trên 142[43] |
ETH Zürich | Chỉ số toàn cầu hóa | 126 trên 208[44] |
Diễn đàn Kinh tế thế giới | Chỉ số bất bình đẳng nam nữ (Global Gender Gap Report) |
72 trên 134[45] |
IFPRI | Chỉ số đói nghèo toàn cầu (GHI) | 3 trên 81[46] |
Đại học Yale & Đại học Columbia | Chỉ số hiệu suất môi trường | 79 trên 132[47] |
註釋
- ↑ 1,0 1,1 Vietnam's new-look economy。BBC News。18 October 2004。
- ↑ Một số thông tin cơ bản về Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.。Bộ Ngoại giao Việt Nam。
- ↑ Weisenthal, Joe(22 February 2011)3G Countries。Businessinsider.com。追及6 August 2011。
- ↑ Vietnam Inequality Report。Mekong Economics。追及2010-11-7。
- ↑ "Distribution of Family Income – Gini Index". CIA World Factbook, 2008 data. Retrieved 27 November 2011.
- ↑ ScienceDirect – Journal of Econometrics: On decomposing the causes of health sector inequalities with an application to malnutrition inequalities in Vietnam。Sciencedirect.com。12 September 2002。追及6 August 2011。
- ↑ 板㑄:Cite doi
- ↑ Gallup, John Luke。The wage labor market and inequality in Viet Nam in the 1990s。Ideas.repec.org。追及7 November 2010。
- ↑ 大越史記外紀全書
- ↑ 大越史記全書、分外紀
- ↑ 越史略、缺名 - 陳國王譯
- ↑ 板㑄:Chú thích thông cáo báo chí
- ↑ Dân số trung bình phân theo địa phương qua các năm, Theo Tổng cục thống kê Việt Nam.
- ↑ Cite error: Invalid
<ref>
tag; no text was provided for refs namedIndexMundi2011
- ↑ TaiLieu.VN: Kết quả sơ bộ về điều tra dân số 2009 - Thư Viện Tài Liệu Trực Tuyến Việt Nam
- ↑ Đa số đại biểu trúng cử Quốc hội là Đảng viên
- ↑ theo trang web chính thức của nước CHXHCN Việt Nam Các nước có quan hệ Ngoại giao-Kinh tế với Việt Nam, truy cập 9/12/2011
- ↑ 板㑄:Chú thích thông cáo báo chí
- ↑ 板㑄:Chú thích thông cáo báo chí
- ↑ Data refer mostly to the year 2011. World Development Indicators database, World Bank. Database updated on 27 September 2012. Accessed on 4 October 2012.
- ↑ 板㑄:Chú thích thông cáo báo chí
- ↑ 22,0 22,1 Cite error: Invalid
<ref>
tag; no text was provided for refs namedTCTK
- ↑ VnExpress - 30 năm chất lượng giáo dục đại học bị 'bỏ ngỏ' - 30 nam chat luong giao duc dai hoc bi 'bo ngo'
- ↑ Muôn nẻo đường du học
- ↑ 板㑄:Chú thích thông cáo báo chí
- ↑ 板㑄:Chú thích thông cáo báo chí
- ↑ 27,0 27,1 Cổng Thông tin điện tử Bộ Y Tế
- ↑ VOVNEWS.VN | Ngành Y tế 55 năm làm theo lời Bác dạy - Nganh Y te 55 nam lam theo loi Bac day
- ↑ www.cpv.org.vn - Năm 2009, ngành y tế triển khai hiệu quả các nguồn vốn viện trợ
- ↑ Tham nhũng trong ngành y tế nghiêm trọng - Tuổi Trẻ Online
- ↑ 板㑄:Chú thích thông cáo báo chí
- ↑ Vietnam was among 8 safest destinations: MSN Travel | Tuổi Trẻ news
- ↑ 33,0 33,1 33,2 Việt Nam chịu ảnh hưởng của các điểm “nóng” tội phạm ma túy - Pháp luật - Dân trí。追及2012-12-5。
- ↑ Tệ lô đề ở Việt Nam lên báo nước ngoài - VnExpress。VnExpress。追及2012-12-5。
- ↑ Binh Dinh to host Int’l Vovinam festival。TalkVietnam.com。6 July 2012。追及16 November 2012。
- ↑ Soccer is very popular in Vietnam。SaigonNezumi.com。2 August 2012。追及16 November 2012。
- ↑ BBC Vietnamese - Thể thao - TQ hay Mỹ sẽ đứng đầu bảng Olympic?。BBC Online。追及2012-12-5。
- ↑ Global Peace index: GPI map - 2011
- ↑ Ranking the Countries, truy cập 9/12/2011
- ↑ 板㑄:Chú thích thông cáo báo chí
- ↑ 板㑄:Chú thích thông cáo báo chí
- ↑ Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc。Human Development Report 2011。Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc。追及9/12/2011。「Table 1: Human Development Index and its components - Medium Human Development」
- ↑ 板㑄:Chú thích thông cáo báo chí
- ↑ 板㑄:Chú thích thông cáo báo chí
- ↑ 板㑄:Chú thích thông cáo báo chí
- ↑ 板㑄:Chú thích thông cáo báo chí
- ↑ 板㑄:Chú thích thông cáo báo chí
材料參考
<templatestyles src="Refbegin/styles.css" />
- Non nước Việt Nam, Tổng cục Du lịch, NXB Hà Nội 2007
- Herring, George C. America's Longest War: The United States and Vietnam, 1950-1975 (4th ed 2001), most widely used short history.
- Jahn GC. 2006. The Dream is not yet over. In: P. Fredenburg P, Hill B, editors. Sharing rice for peace and prosperity in the Greater Mekong Subregion. Victoria, (Australia): Sid Harta Publishers. p 237-240
- Karrnow, Stanley. Vietnam: A History. Penguin (Non-Classics); 2nd edition (June 1, 1997). ISBN 0-14-026547-3
- McMahon, Robert J. Major Problems in the History of the Vietnam War: Documents and Essays (1995) textbook
- Tucker, Spencer. ed. Encyclopedia of the Vietnam War (1998) 3 vol. reference set; also one-volume abridgment (2001)
- Oxford Advanced Learner's Dictionary, 7th edition, Oxford University Press.
䀡添
連結外
板㑄:Sisterlinks {{#gọi:Portal|portal}}
- Nhà nước Việt Nam
- Cổng thông tin điện tử của Chính phủ Việt Nam
- Portal of the Government of Vietnam (tiếng Anh)
- Trang web của Đảng Cộng sản Việt Nam
- National Assembly: the Vietnamese legislative body
- Tổng cục Thống kê 板㑄:Vi
- redirect Tiêu bản:En icon
- Thông tin chung
- Bản đồ Việt Nam - Cục Công nghệ Thông tin - Bộ TNMT
- Các tỉnh, thành phố Việt Nam
- Thông tin trên Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam tại Hà Nội
- Tổng cục du lịch Việt Nam
- Thông tin về Việt Nam tại BBC News
- 板㑄:CIA World Factbook link
- Thông tin về Việt Nam tại UCB Libraries GovPubs
- 板㑄:Dmoz
- 板㑄:Wikiatlas
- Truyền thông
- Cơ quan truyền thông thuộc Đảng Cộng sản Việt Nam
- Báo Nhân Dân - cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Việt Nam
- Báo Hà Nội Mới: - cơ quan ngôn luận của Thành ủy Đảng Cộng sản Việt Nam tại Thành phố Hà Nội
- Báo Sài Gòn Giải Phóng - cơ quan ngôn luận của Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh
- Báo Quân đội Nhân Dân - cơ quan ngôn luận của Quân đội Nhân dân Việt Nam
- Báo Công an Nhân dân - cơ quan ngôn luận của Công an Nhân dân Việt Nam
- Cơ quan truyền thông thuộc Chính phủ Việt Nam
- Cơ quan truyền thông của các tổ chức nhà nước khác
Những cơ quan truyền thông này được hoạt động độc lập hơn các cơ quan truyền thông nêu phía trên.
- Báo Lao Động - Nhật báo chính, cơ quan ngôn luận của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
- Báo Vietnam Net: Báo điện tử lớn nhất Việt Nam, trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam
- Báo điện tử VnExpress - Báo điện tử trực thuộc tập đoàn FPT, một tập đoàn có phần sở hữu của Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam
- Báo Tuổi Trẻ - Nhật báo với số lượng phát hành lớn nhất Việt Nam, cơ quan ngôn luận của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tại Thành phố Hồ Chí Minh
- Báo Thanh Niên - Nhật báo chính, cơ quan ngôn luận của Hội liên hiệp Thanh niên Việt Nam
- Báo Tiền Phong - Nhật báo chính, cơ quan ngôn luận của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
- VNEconomy – Báo thông tin về kinh tế, trực thuộc Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam.
- Khác
- Le Viêt Nam, aujourd'hui
- Freedom House "Countries at the Crossroads" report - Vietnam: information on government accountability, civil liberties, rule of law, and anticorruption efforts
- Le Viêt Nam, aujourd'hui: Le portail de l'actualité vietnamienne。追及28/4/2006。
- Business Anti-Corruption Portal Vietnam Country Profile
- Vietnam tourism website Official Tourism website of Vietnam
- Viet Nam History
板㑄:Các tỉnh thành Việt Nam 板㑄:Template group 板㑄:Template group
包𠁟內容 CC BY-SA 自排『Việt Nam』𨑗㗂越(各作者 | oldid: n/a) |