Hán Nôm là hệ chữ viết cổ truyền của tiếng Việt, sử dụng chữ Hán và chữ Nôm, tức chữ Hán Nôm.
Chữ Nôm là loại văn tự ngữ tố - âm tiết dùng để viết tiếng Việt, do người Việt tạo ra dựa trên nền tảng của chữ Hán. Chữ Nôm bắt đầu hình thành và phát triển từ thế kỷ 10 đến thế kỷ 20. Sơ khởi, chữ Nôm thường dùng ghi chép tên người, địa danh, sau đó được dần dần phổ cập, tiến vào sinh hoạt văn hóa của quốc gia. Vào thời Nhà Trần ở thế kỷ 14, Nhà Hồ ở đầu thế kỷ 15 và Nhà Tây Sơn ở thế kỷ 18, xuất hiện khuynh hướng dùng chữ Nôm trong văn thư hành chính. Đối với văn học Việt Nam, chữ Nôm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng khi là công cụ xây dựng nền văn học cổ truyền kéo dài nhiều thế kỷ.
Ngày nay, di sản Hán Nôm đang đứng trước nguy cơ mai một. Sau khi chữ Quốc ngữ được phổ biến vào đầu thế kỷ 20, chữ Hán Nôm dần dần mai một. Chính quyền thực dân Pháp có chính sách cấm dùng Hán Nôm, hiện tại, hầu hết người Việt không thể đọc được chữ Hán Nôm, một phần to tát của lịch sử Việt Nam như thế nằm ngoài tầm tay của 85 triệu người nói tiếng Việt. Ủy ban Phục sinh Hán Nôm Việt Nam đang góp sức cùng các học giả trong và ngoài nước để bảo tồn di sản văn hóa quý giá này.