|
|
𣳔24: |
𣳔24: |
| == 政事時期頭 == | | == 政事時期頭 == |
| 𢖖欺𨖲𡾵、李璟尊媄羅宋氏爫[[皇太后]]、吧正妻种夫人爫皇后。𣅶𪦆翁用宋齊丘吧周宗、仍𠊛𦓡翁䁛羅𣎏威信𥪝渃、爫宰相、𢭲各職名具體羅中書令吧侍中、仍各決定關重吻由翁決定。翁封王朱各㛪𧵑𨉟:李景遂自壽王封成燕王吧李景達自宣城王成懿王。史冊記認哴𢖖欺𨖲𡾵、翁交付𡗉重責朱陳覺、吧𠬠𩁱各顧問、包𠁝陳覺、馮延期、馮延魯(㛪馮延期)、魏岑、吧查文徽——𣱆揇權力𡘯𥪝朝、利用家君抵爫利朱𨉟、當時噲羅五鬼。雖然、空𥹰𢖖𪦆、陳覺免職抵𠹾喪母親、遣聯盟呢𪯗破、吧魏岑揇𥙩機會攻擊摽醜陳覺。𢭲役陳覺𢴐朝、吧李璟空凴𢙱𢭲役宋齊丘𡗉𠞺不和𢭲周宗、李璟𢰥齊丘爫節度使鎮海、𢰥𦤾南昌、吧𢖖𪦆、宋齊丘瘜𪬲吀遲仕、李璟執順。<ref name=ZZTJ283/> | | 𢖖欺𨖲𡾵、李璟尊媄羅宋氏爫[[皇太后]]、吧正妻种夫人爫皇后。𣅶𪦆翁用宋齊丘吧周宗、仍𠊛𦓡翁䁛羅𣎏威信𥪝渃、爫宰相、𢭲各職名具體羅中書令吧侍中、仍各決定關重吻由翁決定。翁封王朱各㛪𧵑𨉟:李景遂自壽王封成燕王吧李景達自宣城王成懿王。史冊記認哴𢖖欺𨖲𡾵、翁交付𡗉重責朱陳覺、吧𠬠𩁱各顧問、包𠁝陳覺、馮延期、馮延魯(㛪馮延期)、魏岑、吧查文徽——𣱆揇權力𡘯𥪝朝、利用家君抵爫利朱𨉟、當時噲羅五鬼。雖然、空𥹰𢖖𪦆、陳覺免職抵𠹾喪母親、遣聯盟呢𪯗破、吧魏岑揇𥙩機會攻擊摽醜陳覺。𢭲役陳覺𢴐朝、吧李璟空凴𢙱𢭲役宋齊丘𡗉𠞺不和𢭲周宗、李璟𢰥齊丘爫節度使鎮海、𢰥𦤾南昌、吧𢖖𪦆、宋齊丘瘜𪬲吀遲仕、李璟執順。<ref name=ZZTJ283/> |
|
| |
| Cuối năm này, tin rằng Lý Biện lúc còn sống từng có ý muốn các con trai về sau nhường ngôi cho nhau, Lý Cảnh phong hoàng đệ Lý Cảnh Toại làm Đại Nguyên soái, Tề vương, cho sống ở Đông cung, nơi ở dành cho thái tử — và phong [[Lý Cảnh Đạt]] làm Yến vương. Ông công khai bày tỏ ý định sau khi qua đời sẽ nhường ngôi cho lần lượt hai người em này, dù cho họ từ chối nhận những danh hiệu cao hơn. Lý Cảnh Toại biện dẫn rằng tên tự của ông ta là Thối Thân, nên không thích hợp cho vị trí đó. Lý Cảnh cũng phong cho hoàng trưởng tử [[Lý Hoằng Ký]] làm Nam Xương vương, em trai út [[Lý Cảnh Thích]] làm Bải Ninh vương. Người ta cho rằng vì Tống thái hậu chán ghét việc ngày trước Chủng phu nhân mưu tính phế Lý Cảnh để cho con trai mình làm [[thái tử]], nên muốn giết [[Lý Cảnh Thích]], nhưng nhờ có Lý Cảnh che chở, nên mạng sống của Cảnh Thích được bảo đảm..<ref name=ZZTJ283/>
| |
|
| |
| Mùa đông năm [[943]], cuộc khởi nghĩa nông dân do [[Trương Ngộ Hiền]] lãnh đạo bùng nổ. Ngộ Hiền khi trước dấy binh ở nước láng giềng của [[Nam Đường]] là [[Nam Hán]] — đến đây thì chuyển vùng hoạt động lên phía bắc, Lý Cảnh cử đại thần [[Nghiêm Ân]] làm tướng quân, [[Biên Hạo]] làm giám quân, tấn công Ngộ Hiền. Biện Hạo dùng [[Bạch Xương Dụ]] làm tướng tiên phong, tấn công và đánh bại quân nổi dậy. [[Trương Ngộ Hiện]] bị tướng dưới quyền là [[Lý Thai]] làm phản và bắt giữ, bị đưa đến Nam Xương hành quyết.<ref name=ZZTJ283/>
| |
|
| |
| Mùa xuân năm [[944]], [[Phùng Diên Kỳ]], [[Ngụy Sầm]] và [[Tra Văn Huy]] tìm cách nắm giữ mọi quyền chính, họ dùng ý muốn của ông là nhường ngôi cho các hoàng đệ để khuyên ông ra chiếu chỉ rằng, "Tề vương Cảnh Toại nắm giữ quốc chính. Trong số các quan, chỉ có [[Ngụy Sầm]] và [[Tra Văn Huy]] mới có thể gặp Quả nhân và Tề vương để trình bày công việc; còn lại không được triệu tập thì không được vào yết kiến." Quyết định này khiến cả triều đình bấy ngờ, và [[Tiêu Yến]] dâng lời can gián nhưng không được. Cuối cùng, tướng nắm giữ quân đội là [[Giả Sùng]] nhân được vào yết kiến, quỳ xuống cầu xin, chỉ ra rằng hành động như vậy sẽ chia cắt hoàng đế với các đại thần còn lại; Lý Cảnh mới rút lệnh.<ref name=ZZTJ283/>. Mùa xuân năm [[947]], Lý Cảnh lập Lý Cảnh Toại làm Hoàng thái đệ, [[Lý Cảnh Đạt]] làm Tề vương, [[Lý Hoằng Kí]] làm Yến vương, [[Lý Cảnh Đạt]] kiêm nhiệm Đại Nguyên súy, [[Lý Hoằng Kí]] làm phó.
| |
|
| |
| ==消滅閩==
| |
| Cuối năm [[943]], nước láng giềng phía nam của [[Nam Đường]] là [[Mân (Thập Quốc)|Mân]] phát sinh nội loạn. Mân Đế [[Vương Diên Hi|Vương Diên Hy]] tranh chấp với hoàng đệ [[Vương Diên Chính]], và Diên Chính cũng tự xưng hoàng đế, lấy quốc hiệu là [[Ân (Ngũ Đại Thập Quốc)|Ân]]. Lý Cảnh viết thư, cho cả hai phía, quở trách việc huynh đệ bất hòa và khuyên họ hòa giải với nhau. Hai bên đều không theo: [[Vương Diên Hy]] thì dẫn việc [[Chu Công]] tiêu diệt cuộc nổi dậy của các em là [[Quản Thúc Tiên]] và [[Sái Thúc Độ]], [[Đường Thái Tông]] giết [[Lý Kiến Thành]] và [[Lý Nguyên Cát]]; trong khi [[Vương Diên Chính]] viết thư trách cha con Lý Cảnh cướp ngôi nhà Ngô. Lý Cảnh giận dữ, tuyệt giao với Ân quốc.<ref name=ZZTJ283/> Mùa hạ năm [[944]], sau khi Vương Diên Hy bị [[Chu Văn Tiến]] giết hại, Văn Tiến tự xưng là Mân vương, gửi sứ thần đến [[Nam Đường]] thiết lập quan hệ. Tuy nhiên, Lý Cảnh bắt giam sứ thần và chuẩn bị tấn công [[Chu Văn Tiến]], song do thời tiết nóng bức và thiên tai liên tiếp, nên quân Đường cuối cùng chẳng ra quân.<ref name=ZZTJ284>''[[Tư trị thông giám]]'', [[:zh:s:資治通鑑/卷284|quyển 284]].</ref>
| |
|
| |
| Cuối năm [[944]], [[Tra Văn Huy]] lập kế hoạch tấn công thủ phủ của Ân là Kiến châu <ref>建州, nay thuộc [[Nam Bình]], [[Phúc Kiến]], [[Trung Quốc]]</ref>), và mặc dù gặp phải nhiều phản đối, Lý Cảnh cử Văn Huy chỉ huy quân đội tiến đánh nước Ân. Văn Huy tiến quân đến Tín châu <ref>信州, nay thuộc [[Thượng Nhiêu]], [[Giang Tây]], [[Trung Quốc]]</ref>), gần lãnh thổ Ân, ông ta viết biểu trình bày rằng cuộc chinh phạt sẽ được thành công. Lý Cảnh sau đó cử Biên Hạo đến hỗ trợ Văn Huy. Tuy nhiên, chiến dịch diễn ra không được thuận lợi. Tướng nước Ân là [[Ngô Nghĩa Thành]], người đang tấn công thủ phủ nước Mân là Trường Lạc <ref>長樂, nay thuộc [[Phúc Châu]], [[Phúc Kiến]], [[Trung Quốc]]</ref>), quyết định nhân cơ hội đó nói dối với dân Mân rằng quân [[Nam Đường]] đến đỡ giúp Ân tấn công [[Chu Văn Tiến]], khiến cả thành Trường Lạc náo động. Tướng Mân là [[Lâm Nhân Hàn]] cũng nhân đó nổi dậy chống lại chủ tướng, giết [[Chu Văn Tiến]] và [[Liên Trọng Ngộ]], mở cửa thành đón [[Ngô Nghĩa Thành]] tiến vô. Không lâu sau đó, [[Vương Diên Chính]] xưng là hoàng đế Đại Mân, nhưng vẫn đóng đô ở Kiến châu thay vì dời đến Trường Lạc. Tướng Nam Đường [[Tổ Toàn Ân]] được Lý Cảnh gửi đến giúp đỡ Văn Huy, dẫn quân đánh bại quân Mân do thừa tướng nước Mân [[Dương Tư Cung]] chỉ huy, rồi kéo đến bao vây Kiến châu.<ref name=ZZTJ284/> Mùa thu năm [[945]], Kiến châu thất thủ, [[Vương Diên Chính]] đầu hàng [[Nam Đường]], Mân quốc trên thực tế đã bị diệt vong. Tuy nhiên, các tướng [[Nam Đường]] khi tấn công Kiến châu đã thẳng tay cướp bóc khiến người Mân sợ hãi. Lúc đầu người Mân đón chào quân Đường như những người cứu tinh giúp họ thoát khỏi cảnh loạn lạc, đến đó cảm thấy thất vọng, nhưng Lý Cảnh chọn cách không truy cứu các tướng vì họ đã lập công lớn trong việc tiêu diệt Mân.<ref name=ZZTJ285>''[[Tư trị thông giám]]'', [[:zh:s:資治通鑑/卷285|quyển 285]].</ref>.
| |
|
| |
| Ban đầu cả nước Mân, sau khi Kiến châu thất thủ thì quy phục [[Nam Đường]], bao gồm Phúc châu (tức là Trường Sa),<ref name=ZZTJ285/> lúc này nằm dưới quyền kiểm soát của [[Lý Nhân Đạt]], ban đầu ông ta chống lại [[Vương Diên Chính]] ở Phúc châu, sau đó đầu hàng Nam Đường khi Kiến châu bị bao vây, và Lý Cảnh đáp lại bằng cách ban họ phong chức cho ông ta, ban tên là Lý Hoằng Nghĩ.<ref name=ZZTJ284/> Tuy nhiên, sau khi Kiến châu thất thủ, thì Phúc châu vẫn không hoàn toàn nằm dưới sự kiểm soát của [[Nam Đường]]. [[Trần Giác]], khi đó đang là Xu mật sứ, được cử đi thuyết Lý Hoằng Nghĩa đến Nam Xương xưng thần với Lý Cảnh. Nhưng khi [[Trần Giác]] đến Phúc châu, Lý Hoằng Nghĩa tiếp đãi đạm bạc, nên [[Trần Giác]] không dám nói chuyện nhập triều. Khi trở về đến Kiếm châu)<ref>劍 州, nay thuộc [[Nam Bình]]</ref>, [[Trần Giác]] hối hận, và nhân danh Lý Cảnh lệnh Lý Hoằng Nghĩa vào triều, rồi tự mình xưng là giám quân Phúc châu. Lý Hoằng Nghĩa chống lại, chiến tranh nổ ra. Lý Cảnh thấy [[Trần Giác]] tự ý hành động mà không được ý chỉ mình, nhưng do các quan thuyết phục, ông đồng ý cử binh hỗ trợ [[Trần Giác]]. Các tướng [[Nam Đường]] lập vòng vây Phúc châu, khởi đầu khá thuận lợi. Tuy nhiên, khi [[Vương Sùng Văn]] làm Nguyên soái song Trần Giác, Phùng Diên Lỗ và Ngụy Sầm đều tự ý hành động, còn [[Lưu Tòng Hiệu]] và [[Vương Kiến Phong]] không phục không tuân mệnh, họ tranh công với nhau, tiến thoái không tương ứng.<ref name=ZZTJ285/>.
| |
|
| |
| [[Lý Hoằng Nghĩa]] xưng thần với [[Ngô Việt]], đổi tên thành [[Lý Đạt]]. Trước mùa hạ năm [[947]], quân [[Ngô Việt]] tiến đến Phúc châu. Quân [[Nam Đường]] lại cho phép [[Ngô Việt]] vượt qua lãnh địa của mình mà đến Mân, hi vọng sẽ một mẻ diệt gọn và chiếm giữ Phúc châu. Tuy nhiên quân [[Ngô Việt]] lại đánh bại được lực lượng [[Nam Đường]], giải vây được cho Phúc châu. Sau đó, [[Lưu Tòng Hiệu]] dẫn quân về sào huyệt Tuyền châu<ref>泉州, nay thuộc [[Tuyền Châu]], [[Phúc Kiến]], [[Trung Quốc]]</ref> và đuổi được quân Nam Đường — do đó, mặc dù vẫn xưng thần với [[Nam Đường]], nhưng miền nam Phúc Kiến ngày nay đều do [[Lưu Tòng Hiệu]] cai quản. (Do đó, những phần lãnh thổ Mân mà [[Nam Đường]] giành được thực sự chỉ là miền tây bắc và khu vực xung quanh Kiến châu). Lý Cảnh tức giận vì thất bại, muốn xử tử [[Trần Giác]] và [[Phùng Diên Lỗ]], nhưng cuối cùng do lời khuyên can của [[Tống Tề Khâu]] và [[Phùng Diên Kì]], chỉ lưu đày bọn họ.<ref name=ZZTJ286/>.
| |
|
| |
| Năm [[950]], [[Tra Văn Huy]], khi đó là Tiết độ sứ Vĩnh An<ref>永安, có trị sở là Kiến châu</ref>, nhận thông tin sai lầm rằng [[Ngô Việt]] đã bỏ Phúc châu, nên quyết định dẫn quân tiến đánh. Khi ông ta đến gần thì gặp ở mai phục của tướng [[Ngô Việt]] ở trấn Uy Vũ đánh bại, bản thân ông ta bị bắt. Quốc vương [[Ngô Việt]] [[Tiền Thục|Tiền Hoằng Thục]] trả lại Văn Huy cho Nam Đường, đáp lại Nam Đường cũng trả lại một số tướng Ngô Việt đã bị bắt. Sau đó, quân [[Nam Đường]] không có thêm chiến dịch nào để lấy lại những phần lãnh thổ còn lại của nước Mân cũ.<ref name=ZZTJ289>''[[Tư trị thông giám]]'', [[:zh:s:資治通鑑/卷289|quyển 289]].</ref>
| |
|
| |
| ==外交唄北朝==
| |
| Mùa xuân năm [[947]], quân [[Khiết Đan]] xâm lược [[Trung Nguyên]], tiêu diệt [[Hậu Tấn]]. [[Liêu Thái Tông]] [[Da Luật Đức Quang]] tự xưng hoàng đế ở [[Trung Nguyên]]. Lý Cảnh viết thư chúc mừng hoàng đế Khiết Đan, đồng thời cũng vì việc [[Lý Biện]] xưng là con cháu của [[nhà Đường]], nên ông muốn sai người đến trông nom lăng tẩm các hoàng đế Đường. Thái Tông hoàng đế không theo, nhưng cũng cử sứ giả xuống nam đáp lễ. Lúc đó, nhiều đại thần [[Hậu Tấn]] không muốn thần phục người [[Khiết Đan]] nên đào thoát đến [[Nam Đường]], và các thủ lĩnh nông dân ở miền bắc sông Hoài, sát biên giới Đường - Tấn cũng nguyện xưng thần với [[Nam Đường]]. Đại thần [[Hàn Hi Tái]] đề nghị rằng Nam Đường nên đưa quân bắc phạt thì có thể thu phục Trung Nguyên, nhưng vì lúc đó binh lực trong nước đều đổ dồn cho chiến trường Phúc châu nên không thể tiến hành được, khiến cho Lý Cảnh vô cùng tiếc núi.<ref name=ZZTJ286>''[[Tư trị thông giám]]'', [[:zh:s:資治通鑑/卷286|quyển 286]].</ref> Khi Lý Cảnh được tin quân [[Khiết Đan]] từ bỏ Đại Lương rút về phương bắc, ông đã muốn bắt phạt, để cho [[Lý Kim Toài]] thống lĩnh quân. Tuy nhiên khi quân Đường còn chưa ra khỏi lãnh thổ thì tướng nước Tấn là [[Lưu Tri Viễn]] đã chiếm được Đại Lương và xưng hoàng đế [[Hậu Hán]], Lý Cảnh không dám dương đầu với [[Lưu Tri Viễn]], nên cho quân lui về.<ref name=ZZTJ287>''[[Tư trị thông giám]]'', [[:zh:s:資治通鑑/卷287|quyển 287]].</ref>
| |
|
| |
| Đầu năm [[948]], [[Lưu Tri Viễn]] chết, con trai là [[Lưu Thừa Hữu]] lên nối ngôi,<ref name=ZZTJ287/> tướng [[Hậu Hán]] là [[Lý Thủ Trinh]] nổi loạn tại Hà Trung <ref>河中, nay thuộc [[Vận Thành]], [[Sơn Tây]], [[Trung Quốc]]</ref>), sai sứ cầu viện Nam Đường. Lý Cảnh sai [[Lý Kim Toàn]] bắt phạt. Quân [[Lý Kim Toàn]] tiến vào lãnh thổ [[Hậu Hán]], đến Nghi châu<ref>沂州, nay thuộc [[Lâm Nghi]], [[Sơn Đông]], [[Trung Quốc]]</ref>, nhưng do Hà Trung ở khá xa, muốn đến phải vượt qua đất Hậu Hán và quân Nam Đường không có tinh thần chiến đấu, [[Lý Kim Toàn]] phải rút quân về. Lý Cảnh viết thư cho [[Lưu Thừa Hữu]] để xin lỗi, xin hoàng đế Hậu Hán tha thứ cho [[Lý Kim Toàn]] và nối lại quan hệ thông thương. Hán đế không đáp lại. Không lâu sau đó, [[Lý Kim Toàn]] bị tướng [[Hậu Hán]] là [[Quách Uy]] đánh bại.<ref name=ZZTJ288>''[[Tư trị thông giám]]'', [[:zh:s:資治通鑑/卷288|quyển 288]].</ref>. Đến năm [[951]], [[Quách Uy]] lấy ngôi vua, lập ra [[Hậu Chu]].
| |
|
| |
| Đầu năm [[952]], tướng [[Hậu Chu]] là [[Mộ Dung Ngạn Siêu]] (em cùng mẹ với [[Hậu Hán Cao Tổ]] [[Lưu Tri Viễn]]) khởi binh chống lại [[Hậu Chu]], sai người cầu viện [[Nam Đường]]. Tuy nhiên, quân cứu viện [[Nam Đường]] bị [[Hậu Chu]] đẩy lùi, không lâu sau Ngạn Siêu bị đánh bại. [[Quách Uy]] trao trả tù binh [[Nam Đường]] [[Yến Kính Quyền]], và để đáp lại, Lý Cảnh trả lại các tướng [[Trung Nguyên]] bị Giang Nam bắt được khi trước.<ref name=ZZTJ290/>
| |
|
| |
| Sử sách ghi nhận Lý Cảnh ưa chuộng văn học, và vào lúc này, các văn sĩ đổ dồn về [[Nam Đường]], khiến nơi này trở thành trung tâm văn học lớn nhất Trung Quốc thời đó. Tuy nhiên, triều đình lại không tổ chức khoa cử tuyển quan. Năm [[952]], Lý Cảnh hạ chiếu khôi phục khoa cử, cử [[Giang Văn Úy]] phụ trách. Nhà vua hỏi rằng khoa cử này so với chế độ khoa cử thời Đường ([[Nam Đường]] nhận [[nhà Đường]] là tổ tiên của mình), Văn Úy trả lời,:"Vào lúc tiền triều, một nửa số người đỗ đạt được bổ dụng đúng theo tài năng của chúng, nửa kia đỗ đạt là do lòng yêu ghét cá nhân. Hạ thần thì chỉ lấy tài năng mà bổ dụng." Lý Cảnh đẹp lòng, nhưng đại thần [[Trương Vĩ]], người từng đỗ đạt dưới thời Đường, biết được chuyện đó, rất bất bình với [[Giang Văn Úy]], và bắt đầu lan truyền lời dị nghị về khoa cử. Hơn thế nữa, các đại thần thân tín trong triều cũng không xuất thân từ khoa cử, và do đó cũng không tán thành. Vì thế khoa cử bị bãi bõ.<ref name=ZZTJ290/>
| |
|
| |
| ==消滅楚==
| |
| Trong khi đó láng giềng phía nam của [[Nam Đường]] là [[Sở (Thập Quốc)|Sở]] cũng rơi vào nội chiến, giữa hai anh em [[Mã Hi Quảng]] và [[Mã Hy Ngạc]]. [[Mã Hi Ngạc]] bất bình vì việc anh mình là [[Mã Hy Phạm]] nhường ngôi cho [[Mã Hy Quảng]] trong khi mình mới là người lớn tuổi hơn, tiến hành nổi loạn năm [[949]] và tiến chiếm Vũ Bình<ref>武平, trị sở nay thuộc [[Thường Đức]], [[Hồ Nam]], [[Trung Quốc]]</ref>, độc lập với phần còn lại của Sở quốc.<ref name=ZZTJ288/> Mùa xuân [[950]] [[Mã Khi Ngạc]] bất bình với hoàng đế [[Hậu Hán]], vì thế cự tuyệt qua lại, sai sứ dâng biểu xưng thần [[Nam Đường]]. Cuối năm đó, [[Mã Hi Ngạc]] chiếm được quốc đô nước Sở là Đàm châu<ref>潭州, nay thuộc [[Trường Sa]], [[Hồ Nam]], [[Trung Quốc]]</ref>, giết [[Mã Hy Quảng]], tự xưng là Sở vương.<ref name=ZZTJ289/> Ông ta tiếp tục xưng thần với Nam Đường, và gửi [[Lưu Quang Phụ]] đến [[Nam Đường]]. Đáp lại, Lý Cảnh cử [[Tôn Thịnh (Nam Đường)|Tôn Thịnh]] và [[Diêu Phụng]] đến Đàm châu tấn phong [[Mã Hi Ngạc]] làm Sở vương. Tuy nhiên, [[Lưu Quang Phụ]] lại khuyên Lý Cảnh rằng Sở quốc suy yếu, trọng binh trấn giữ không được bao nhiêu. Lý Cảnh sai [[Biên Hạo]] ở Viên châu<ref>袁州, nay thuộc [[Nghi Xuân (Giang Tây)|Nghi Xuân]], [[Giang Tây]], [[Trung Quốc]]</ref>), chờ thời cơ đánh Sở. Không lâu sau đó, quan ở Vũ Bình là [[Vương Quỳ]] và [[Chu Hành Phùng]] vì bất mãn với [[Mã Hi Ngạc]] bèn trốn khỏi Đàm châu đến thủ phủ Vũ Bình là Lãng châu và chiếm giữ nơi này, phế lưu hậu [[Mã Quang Tán]] (con [[Mã Hy Ngạc]]) và lấy trưởng tôn của [[Mã Ân]] là [[Mã Quang Huệ]] lên thay, nhưng chiếm giữ hết mọi quyền hành. Mã Hy Ngạc trình bày việc với Lý Cảnh, Lý Cảnh cử sứ đến Vũ Bình chiêu dụ, hi vọng bọn họ thần phục mình. Tuy nhiên bọn [[Vương Quỳ]] lấy hết lễ tặng, mà đuổi sứ giả. Sau đó lại đổi tôn [[Lưu Ngôn (Sở)|Lưu Ngôn]] làm Tiết độ sứ Vũ Bình, [[Lưu Ngôn]] sai sứ yêu cầu công nhận, Lý Cảnh không đáp. Do đó, [[Lưu Ngôn]] xưng thần với [[Hậu Chu]] (do [[Quách Uy]] dựng lên, là triều tiếp sau [[Hậu Hán]]).<ref name=ZZTJ290>''[[Tư trị thông giám]]'', [[:zh:s:資治通鑑/卷290|quyển 290]].</ref>
| |
|
| |
| Sau khi vào Đàm châu, Mã Hy Ngạc tối ngày rượu chè bê tha, không quan tâm gì đến việc nước cả. Mùa thu [[950]], tướng lại Đàm châu nổi loạn, trục xuất Hi Ngạc. Em trai là [[Mã Hi Sùng]] lên thay nắm quyền. [[Mã Hy Sùng]] đày [[Mã Hi Ngạc]] đến Hành Sơn<ref>衡山, nay thuộc [[Hành Dương]], [[Hồ Nam]], [[Trung Quốc]]</ref>, hi vọng rằng tướng áp giải [[Bành Sư Cảo]], người trước kia theo [[Mã Hi Quảng]] nên bị [[Mã Hi Ngạc]] phạt nặng, sẽ giết Hi Ngạc để báo thù. Tuy nhiên Sư Cảo không theo, vẫn áp giải Hi Ngạc tới nơi an toàn. Nghe tin về cuộc biến động, [[Lưu Ngôn]] đem quân đội đánh vào Đàm, [[Mã Hi Sùng]] rất sợ hãi. Theo yêu sách của [[Lưu Ngôn]], [[Mã Hi Sùng]] xử tử rất nhiều quan laị ủng hộ [[Mã Hi Ngạc]]], song [[Lưu Ngôn]] vẫn tiếp tục hạch sách. Với việc một lúc phải đương đầu với cả hai phía, thủ hạ của [[Mã Hi Sùng]] còn muốn ám sát ông ta. [[Mã Hi Sùng]] sợ hãi, cử [[Phạm Thủ Mục]] đến triều đình [[Nam Đường]], xin dâng đất quy phụ. Lý Cảnh sai [[Biên Hạo]] đến Đàm châu nhận hàng, kết thúc thời kì trị vì của họ Mã ở Sở quốc. Vì dân Sở gặp phải nạn đói do chiến tranh liên minh, [[Biên Hạo]] phân phát của cải trong ngân khố của họ Mã cho dân chúng, khiến người Sở rất bằng lòng. Sau đó, khi [[Mã Hi Ngạc]] xin được phục chức Tiết độ sứ Vũ An (trị sở là Đàm châu), người dân ở đât ghét [[Mã Hi Ngạc]] vì những hành động trước đây, thỉnh cầu để cho [[Biên Hạo]] làm Tiết độ sứ, Lý Cảnh đồng ý. Lý Cảnh cho phép [[Mã Hi Ngạc]] tiếp tục là Sở vương, nhưng dời đến Trấn Nam<ref>鎮南, trị sở nay thuộc [[Nam Xương]], [[Giang Tây]], [[Trung Quốc]]</ref>. Về [[Mã Hi Sùng]], thì được ban những chức vụ nhỏ hơn, cùng với các quan nước Sở bị chuyển đi xa lãnh thổ cũ.<ref name=ZZTJ290/>
| |
|
| |
| Chiếm được Đàm châu nhưng không có nghĩa là toàn bộ Sở quốc đều là của Nam Đường — trong khi họ chiếm giữ được Vũ An quân, thì Vũ Bình quân nằm trong tay [[Lưu Ngôn]], còn trọng trấn nữa là Tĩnh Giang quân<ref>靜江, trị sở nay thuộc [[Quế Lâm]], [[Quảng Tây]], [[Trung Quốc]]</ref>, rơi vào tay [[Nam Hán]]. Lý Cảnh chuẩn bị đem quân thu phục Vũ An và Tĩnh Giang, nhưng trước mùa hạ năm [[952]], triều đình nghị định từ bỏ chiến dịch Tĩnh Giang và cho phép [[Lưu Ngôn]] xưng thần chứ không tiêu diệt toàn bộ. Khi ông bàn bạc với [[Tôn Thịnh]] và [[Phùng Diên Kì]], những người đang chấp chính khi đó, [[Tôn Thịnh]] bằng lòng, nhưng [[Phùng Diên Kì]] phản đối, cho rằng như vậy sẽ khiến cho việc dồn quân đánh Sở thì không nên công cán gì. Tuy nhiên, cuộc tấn công vào thủ phủ Tĩnh Giang là Quế châu đã bị thất bại nặng nề trước quân [[Nam Hán]].<ref name=ZZTJ290/> Trong khi đó, [[Biên Hạo]], được cho là quá nhân từ, không đủ uy phong khi quản lí Vũ An, không kiểm soát được các tướng sĩ dưới quyền khiến họ can thiệp đến công việc của mình. Mùa đông [[952]], [[Lưu Ngôn]] sai [[Vương Quỳ]] dẫn quân đánh vào Đàm châu. Sau khi [[Biên Hạo]] cố thủ được một thời gian thì bỏ thành mà chạy về lãnh thổ [[Nam Đường]]. Các quan tướng cũ của nước Sở nghe tin Đàm châu thất thủ đều bỏ châu quận, khiến [[Lưu Ngôn]] khôi phục gần như toàn bộ lãnh thổ nước Sở ở phía bắc [[Núi Nam Lĩnh]] (và Tĩnh Giang). [[Nam Đường]], trong thực tế, không giành được gì từ cuộc xâm lăng nước Sở. [[Tôn Thịnh]] và [[Phùng Diên Kì]] đều từ chức, và Lý Cảnh nhấn mạnh rằng ông sẽ không bao giờ động binh nữa.<ref name=ZZTJ291>''[[Tư trị thông giám]]'', [[:zh:s:資治通鑑/卷291|quyển 291]].</ref> Tuy nhiên, năm [[955]], khi Thục chúa [[Mạnh Sưởng]] cử sứ giả đến đề nghị lập liên minh ba bên gồm Hậu Thục - Bắc Hán - Nam Đường, ông lại đồng ý, mặc dù không có hành động quân sự nào thực sự diễn ra trong liên minh này.<ref name=ZZTJ292>''[[Tư trị thông giám]]'', [[:zh:s:資治通鑑/卷292|quyển 292]].</ref>
| |
|
| |
| ==戰爭唄後周==
| |
| Ban đầu, chính quyền [[Nam Đường]] bố trí lực lượng phòng thủ chặt chẽ ở phía nam sông Hoài, đặc biệt là khi triều thấp. Tuy nhiên, vào một thời điểm trước năm [[955]], vì biên cương phía bắc không có chiến sự, tướng [[Ngô Đình Thiệu]] đề nghị dỡ bỏ chế độ này để tiết kiệm ngân khố. Ý kiến của Đình Thiệu được triều đình chấp thuận, bất chấp sự phản đối quyết liệt từ [[Lưu Nhân Chiêm]], Tiết độ sứ Thanh Hoài<ref>清淮, trị sở nay thuộc [[Lục An]], [[An Huy]], [[Trung Quốc]]</ref>). Sau đó, cuối năm [[955]], [[Hậu Chu]] cử đại binh nam chinh, do [[Lý Cốc (Hậu Chu)|Lý Cốc]] và [[Vương Ngạn Siêu]] chỉ huy, quân Nam Đường hoàn toàn rơi vào thế bị động. Lý Cảnh sai [[Lưu Ngạn Trinh]] dẫn quân hỗ trợ [[Lưu Nhân Chiêm]] đang bị vây ở Thọ châu, và triệu [[Tống Tề Khâu]] đang là tiết độ sứ Trấn Nam quân, trở về Nam Xương bàn kế.<ref name=ZZTJ292/>
| |
|
| |
| Lý Cốc bao vây Thọ châu nhưng chưa thể chiếm thành. Khi [[Lưu Ngạn Trinh]] tiến quân đến gần, Lý Cốc quyết định rút lui, không giao chiến ngay với quân cứu viện. Tướng dưới quyền [[Lưu Ngạn Trinh]] là [[Hàm Sư Lãng]] đề nghị thừa thế truy kích, [[Lưu Nhân Chiêm]] thì không tán thành. Ngạn Trinh theo kế của Sư Lãng, tiến quân đến khu vực Chánh Dương <ref>正陽, nay thuộc [[Trú Mã Điếm]], [[Hà Nam]], [[Trung Quốc]]</ref> thì gặp phải quân phản kích của Lý Cốc. Kết quả quân Đường đại bại, 10.000 tướng sõ bị giết trong đó có [[Lưu Ngạn Trinh]], còn [[Hàm Sư Lãng]] bị bắt sống. Không lâu sau đó, [[hoàng đế]] [[Hậu Chu]] [[Sài Vinh|Quách Vinh]] (con nuôi [[Quách Uy]]) đích thân dẫn quân thiết lập lại vòng vây quanh Thọ châu, dùng em họ là [[Lý Trọng Tiến]] làm chỉ huy đại quân. Lý Cảnh viết thư cho Quách Vinh, nói rằng: "Đường hoàng đế kính cẩn dâng thư lên Đại Chu hoàng đế. Quả nhân thỉnh cầu nhà vua nghỉ quân và lập lập hòa bình. Quả nhân sẵn sàng tôn nhà vua làm huynh, cống nạp tiền bạc vải vóc khao quân." Quách Vinh không đáp. Lo sợ về những điều có thể xảy đến nếu quân Đường lại thua nữa, Lý Cảnh cử các đại thần [[Chung Mô]] và [[Lý Đức Minh]] vốn có tài ăn nói, đem vải vóc, trà, thuốc men, vàng, bạc, trâu bò và rượu đến trại Chu cầu hòa. Tuy nhiên khi Chung Mô và Lý Đức Minh đến nơi, Quách Vinh quở trách thậm tệ và từ chối hòa nghị, bắt Lý Cảnh phải đích thân quỳ gối tạ lỗi. Sứ giả [[Nam Đường]] cũng tới triều Liêu, đề nghị [[nhà Liêu]] dẫn binh nam hạ, cùng đánh [[Hậu Chu]] đã bị quân [[Hậu Chu]] bắt giữ giữa đường. Trong khi đó, lo ngại quân Hậu Chu sẽ dùng hoàng thất họ Dương nước Ngô cũ đang ở Thái châu<ref>泰州, nay thuộc [[Thái Châu (Giang Tô)|Thái Châu]], [[Giang Tô]], [[Trung Quốc]]</ref> để làm danh nghĩa chống lại mình, Lý Cảnh sai [[Doãn Diên Phạm]] đưa những người này về Nhuận châu. Tuy nhiên, vì đường sá khó đi, cộng thêm lo sợ bọn họ Dương sẽ nổi dậy chống lại, Diên Phạm quyết định giết hết tất cả cho đỡ phiền phức. Lý Cảnh nghe tin, hạ lệnh xử tử Diên Phạm.<ref name=ZZTJ292/>
| |
|
| |
| Mùa xuân năm [[956]], quân [[Hậu Chu]] liên tục giành chiến thắng, lại bất ngờ tấn công và chiếm giữ Giang Đô,<ref name=ZZTJ292/> Lý Cảnh lại sai [[Tôn Thịnh]] và [[Vương Sùng Chất]] đi sứ cống nạp vàng bạc và lụa cho [[Quách Vinh]], lần này trong thư ông xưng thần chứ không dùng lễ hoàng đế ngang hàng nữa:<ref name=ZZTJ293>''[[Tư trị thông giám]]'', [[:zh:s:資治通鑑/卷293|quyển 293]].</ref>
| |
|
| |
| {{quote|Từ thời Thiên Hựu ([[niên hiệu]] cũ của [[nhà Đường]]), quốc thổ bị phân chia; nhiều nơi bị bọn phân phiệt nắm giữ, nhiều nơi vẫn duy trì sự cai trị của một dòng họ. Thần, kế thừa cơ nghiệp của phụ thân, sở hữu đất đai Giang Nam này, nhưng thần luôn ngóng trông có thể tìm được chân thiên tử để mà phụng sự. Nay, thiên mệnh ứng trên người của bệ hạ, danh vọng và uy quyền của bệ hạ uy chấn thiên hạ. Thần nguyện làm theo Lưỡng Trấn [(tức là, Ngô Việt, lãnh thổ của nước này gồm hai vùng Trấn Đông, Trấn Tây của [[nhà Đường]] cũ nên gọi là Lưỡng Trấn)] và Hồ Nam [(lãnh thổ cũ của nước Sở, lúc này đang xưng thần với triều Chu)], xin nhận chánh sóc, từ nay chỉ xin bảo cảnh an dân. Xin Bệ hạ nguôi giận lui binh, thứ lỗi cho thần việc không sớm quy phụ. Xin để thần làm đứng đầu chư hầu triều bái, làm ngoại thần của bệ hạ. Nếu được như vậy, ân đức của bệ hạ sẽ lan khắp muôn phương, không ai không phục.}}
| |
|
| |
| Sau đó, thông qua [[Lý Đức Minh]] và [[Tôn Thịnh]], Lý Cảnh còn xin từ bỏ đế hiệu; xưng thần cống nạp, cắt đất sáu châu — Thọ, Hào<ref>濠州, nay thuộc [[Trừ Châu]], [[An Huy]], [[Trung Quốc]]</ref>, Tứ<ref>泗州, nay thuộc [[Thư Châu]], [[An Huy]], [[Trung Quốc]]</ref>, Sở <ref>楚州, nay thuộc [[Hoài An]], [[Giang Tô]], [[Trung Quốc]]</ref>, Quang <ref>光州, nay thuộc [[Tín Dương]], [[Hà Nam]], [[Trung Quốc]]</ref>, và Hải<ref>海州, nay thuộc [[Liên Vân Cảng]], [[Giang Tô]], [[Trung Quốc]]</ref> — cho Hậu Chu. Tuy nhiên, Quách Vinh đang rất tự tin với liên tục những chiến thắng, nghĩ rằng mình còn có thể gom hết lãnh thổ [[Nam Đường]] ở phía bắc Trường Giang, nên từ chối. Lý Đức Minh và Tôn Thịnh xin Quách Vinh cho Đức Minh và [[Vương Sùng Chất]] về nam để nói lại yêu sách của hoàng đế Hậu Chu, và đích thân Quách Vinh viết thư cho Lý Cảnh và các trọng thần [[Nam Đường]], chấp nhận hòa nghị, nhưng phải theo các điều khoản do [[Hậu Chu]] đặt ra. Lý Cảnh lại một lần nữa dâng biểu tạ ơn Bắc triều. [[Lý Đức Minh]] về kinh, nói rằng quân Chu thế mạnh, và bây giờ chỉ có cách theo yêu cầu của họ là cắt đất 14 châu phía bắc Trường Giang. Tuy nhiên, Lý Cảnh thấy tức giận vì điều này, và [[Tống Tề Khâu]] can rằng việc cắt đất là có hại cho quốc gia. Hơn thế nữa, [[Trần Giác]], vốn ghét [[Lý Đức Minh]] và [[Tôn Thịnh (Nam Đường)|Tôn Thịnh]], nên lôi kéo [[Vương Sùng Chất]] nói khác đi với lời của Đức Minh. Rồi họ gièm với Lý Cảnh rằng, "Lý Đức Minh bán nước mưu lợi." Giận dự, Lý Cảnh xử tử Lý Đức Minh — cuộc đàm phán rơi vào bế tắc.<ref name=ZZTJ293/>
| |
|
| |
| Ngoài cuộc tấn công của [[Hậu Chu]], Nam Đường còn gặp mối đe dọa từ [[Ngô Việt]] ở phía đông nam. Lý Cảnh, lo sợ Ngô Việt sẽ thừa cơ lấy Thường châu<ref>常州, nay thuộc [[Thường Châu]], [[Giang Tô]], [[Trung Quốc]]</ref>), quyết định triệu hoàng trưởng tử [[Lý Hoằng Kí]], đang ở Nhuận châu về Kim Lăng, vì nhận thấy Hoằng Kí còn quả trẻ để lĩnh quân. Tuy nhiên Lý Hoằng Kí nghe lời cận thần [[Triệu Đạc]], cho rằng nếu rời Nhuận châu, sẽ khiến nơi này và các châu quận lân cận hoảng hốt, nên kháng lệnh và bố trí phòng thủ. Ông ta cũng cử quân hỗ trợ [[Sài Khắc Hoành]] cùng chống [[Ngô Việt]]. Khắc Hoành đánh tan quân [[Ngô Việt]] do [[Ngô Trình (Ngô Việt)|Ngô Trình]] chỉ huy, chấm dứt cuộc xâm lăng của [[Ngô Việt]].<ref name=ZZTJ293/>
| |
|
| |
| Với việc hòa nghị tan vỡ, Lý Cảnh dùng [[Lý Cảnh Đạt]] dẫn quân phản kích, cố gắng lấy lại Thọ châu, nhưng lại dùng [[Trần Giác]] làm giám quân, thực chất binh quyền trong tay Trần Giác. Ông cũng bổ nhiệm đại thần là [[Chu Nguyên]], người được cho là tướng có tài, lĩnh quân hòng thu phục các châu quận bị chiếm. [[Chu Nguyên]] nhanh chóng lấy lại Thư châu<ref>舒州, [[An Khánh]], [[An Huy]], [[Trung Quốc]] của ngày hôm nay</ref> và Hòa châu<ref>和州, nay thuộc [[Mã An Sơn]], [[An Huy]], [[Trung Quốc]]</ref>, trong khi Lý Bình chiếm lại Kì châu<ref>蘄州, nay thuộc [[Hoàng Cương]], [[Hồ Bắc]], [[Trung Quốc]]</ref>). Với những thất bại đó cộng thêm [[Lý Cảnh Đạt]] đã đưa quân tới Thọ châu, Quách Uy quyết định triệt quân khỏi Giang Đô, tập trung lực lượng giữ Thọ châu. Quân [[Lý Cảnh Đạt]] tiến gần đến Thọ châu, nhưng không dám đương đầu với quân [[Hậu Chu]].<ref name=ZZTJ293/>
| |
|
| |
| Mùa đông năm [[956]], Lý Cảnh biết tin về bất hòa giữ hai tướng địch là [[Trương Vĩnh Đức]] (anh rể Quách Vinh) và [[Lý Trọng Tiến]], bèn bí mật viết thư cho Trọng Tiến, tìm cách lôi kéo ông ta trở giáo chống lại Quách Vinh, trong thư ông còn nói rất nhiều nhận xét khó nghe về [[hoàng đế]] [[Hậu Chu]]. Tuy nhiên, Lý Trọng Tiến lại đem thư này dâng cho Quách Vinh, lúc đó đã rút quân trở về kinh dô Đại Lương. Xem thư xong, Quách Vinh tức giận, gọi [[Tôn Thịnh]] (sứ giả [[Nam Đường]] bị đưa về Đại Lương), đến chất vấn, còn bảo Tôn Thịnh nói cho ông ta biết các bí mật trong triều đình [[Nam Đường]]. Tôn Thịnh từ chối, xin được chết. Quách Vinh sau đó xử tử Tôn Thịnh và lưu đày sứ thần khác là [[Chung Mô]]., nhưng không lâu sau lại hối hận vì đã giết một người trung thành, do đó triệu hồi [[Chung Mô]] về triều. Trong khi đó, Lý Cảnh lại sai sứ thần khác là [[Trần Xử Nghiêu]] vượt biển đến Liêu đình dâng thư xin liên minh với [[Liêu Mục Tông]]. Liêu đình không theo, và còn giam giữ sứ thần.<ref name=ZZTJ293/>
| |
|
| |
| ==稱神==
| |
| Do lập được đại công trên chiến trường, [[Chu Nguyên]] sinh ra tự phụ và chống lại mệnh lệnh của [[Lý Cảnh Đạt]] (thực chất là Trần Giác). Mùa xuân năm [[957]], [[Trần Giác]] dâng biểu lên Lý Cảnh, nói Chu Nguyên không đáng tin, và Lý Cảnh sai [[Dương Thủ Trung]] đến thay Chu Nguyên. [[Chu Nguyên]], vừa giận vừa sợ, ban đầu định tự sát, nhưng sau đó đổi ý và đem 10.000 quân đầu hàng [[Hậu Chu]]. Quân Hậu Chu bao vây Thọ châu, đè bẹp lực lượng của [[Lý Cảnh Đạt]]. [[Dương Thủ Trung]], [[Hứa Văn Chẩn]] và [[Biên Hạo]] bị bắt; [[Lý Cảnh Đạt]] và [[Trần Giác]] bỏ chạy về Kim Lăng. Lúc này [[Lưu Nhân Chiêm]] thập tử nhất sinh, quân Thọ châu vì thế đầu hàng. Không lâu sau Nhân Chiêm chết, Lý Cảnh thương cho lòng trung thành cho Nhân Chiêm đã bảo vệ thành trì rất lâu, nên không trách tội mà còn biểu dương ông ta. Sau khi chiếm Thọ châu, Quách Vinh áp sát Giang Đô. Quân Nam đường đốt thành bỏ chạy, các thành trì phía bắc Trường Giang lần lượt rơi vào tay Bắc triều.<ref name=ZZTJ293/> Mùa xuân năm [[958]], Quách Vinh đóng quân ở bờ bắc Trường Giang, đánh bại thủy quân [[Nam Đường]], rồi vượt sông. Vào lúc này, [[Nam Đường]] chỉ còn giữ lại được 4 châu phía bắc dòng sông — Lư<ref>廬州, nay thuộc [[Hợp Phì]], [[An Huy]], [[Trung Quốc]]</ref>, Thọ, Kì và Cương (nay thuộc Cương Châu).<ref name=ZZTJ294>''[[Tư trị thông giám]]'', [[:zh:s:資治通鑑/卷294|quyển 294]].</ref>
| |
|
| |
| Lúc này, [[Lý Cảnh Toại]] đã giữ địa vị Hoàng thái đệ được 10 năm, dâng sớ tâu rằng [[Lý Hoằng Kí]] lập được đại công đẩy lùi [[Ngô Việt]], nên lập làm Hoàng thái tử. [[Lý Cảnh Đạt]] cũng xin từ chức Nguyên soái. Lý Cảnh chấp thuận, cải phong Thái đệ Lý Cảnh Toại làm Tấn vương, điều đến Hồng châu<ref>洪州, nay thuộc [[Nam Xương]], [[Giang Tây]], [[Trung Quốc]]</ref>, điều [[Lý Cảnh Đạt]] ra Phủ châu <ref>撫州, nay thuộc [[Phúc Châu (Giang Tây)|Phúc Châu]], [[Giang Tây]], [[Trung Quốc]]</ref>). Ông tấn phong Hoằng Kí làm Hoàng thái tử.<ref name=ZZTJ294/>
| |
|
| |
| Quân Chu đã sắp vượt sông, Lý Cảnh cuối cùng chấp nhận đầu hàng, nhưng lại cảm thấy xấu hổ khi phải xưng thần với [[Quách Vinh]] nhỏ tuổi hơn mình, vì thế cử [[Trần Giác]] làm đại sứ, xin nhường ngôi cho [[Lý Hoằng Kí]] và để Hoằng Kí đứng tên thương thuyết. Tuy nhiên, [[Trần Giác]] đến trại Chu, thấy quân Chu thế mạnh, nên ăn nói nhún nhường với [[Quách Vinh]], đề nghị hoàng đế Bắc triều đưa [[Lưu Thừa Ngộ]] trở về Kim Lăng để nhận biểu từ Lý Cảnh, cắt đất bốn châu Lư, Thọ, Kì và Cương cho Bắc triều, cũng có nghĩa là cắt toàn bộ Giang Bắc. Quách Vinh chấp thuận, viết thư gửi đến Kim Lăng, đầu thư viết rằng, "Hoàng đế kính thư cho Quốc chủ Giang Nam." Khi [[Lưu Thừa Ngộ]] đến Kim Lăng, Lý Cảnh đồng ý, viết thư đáp tạ, xưng là "Đường quốc chủ," xin nộp đất 4 châu và cống nạp hằng năm. Quách Vinh chấp thuận, triệt binh và bảo [[Trần Giác]] là không cần thiết Lý Cảnh phải nhường ngôi. Căn cứ theo hiệp định, Lý Cảnh xưng thần với [[Hậu Chu]], bỏ [[niên hiệu]] dùng [[niên hiệu]] [[Hậu Chu]] để tỏ ý thần phục. Lại không được tự nhận là "Hoàng đế" mà chỉ là "Quốc chủ", trong triều không được dùng nghi lễ [[thiên tử]]. Ông cũng phải đổi tên từ Cảnh (璟) thành Cảnh (景), để trách [[húy kị]],<ref name=ZZTJ294/> vì tổ 4 đời của [[Quách Uy]] là [[Quách Cảnh]] trong tên có mẫu tự 璟.<ref name=HFD110>''[[Cựu Ngũ Đại sử]]'', [[:zh:s:舊五代史/卷110|quyển 110]].</ref>
| |
|
| |
| ==憤鬱𦓡𣩂==
| |
|
| |
| Mùa hè năm [[958]], [[Lý Hoằng Kí]] lo sợ rằng Lý Cảnh sẽ phục ngôi Hoàng thái đệ cho [[Lý Cảnh Toại]], bèn đầu độc ông ta đến chết. Sau đó Lý Cảnh lại thượng thư lên Bắc triều xin nhường ngôi cho [[Lý Hoằng Kí]] nhưng [[Quách Vinh]] không theo. Bắc triều thả [[Phùng Diên Lỗ]] bị bắt trước đây, cùng [[Chung Mô]], [[Hứa Văn Chẩn]] và [[Biên Hạo]] về nam. Lý Cảnh thấy [[Hứa Văn Chẩn]] và [[Biên Hạo]] làm tướng thua trận, nên cấm không cho họ cầm quân nữa.<ref name=ZZTJ294/>
| |
|
| |
| Vào lúc này, Lý Cảnh đã chán nản vì những thất bại quân sự. [[Lý Trịnh Cốc]] đề nghị giao phó quốc chính cho [[Tống Tề Khâu]]. [[Chung Mô]] thân thiện với [[Lý Đức Minh]] và muốn trả thù cho Đức Minh, nhân cơ hội đó công kích Tề Khâu, [[Lý Trịnh Cốc]] và [[Trần Giác]] có mưu đồ soán ngôi. Hơn thế nữa, trong lúc đó, [[Trần Giác]] cũng tuyên bố lệnh từ Bắc triều là giết tể tướng [[Nghiêm Tục]]. Những sự kiện này khiến Lý Cảnh cho rằng [[Trần Giác]] không có ý đồ tốt. Mùa đông năm [[958]], ông quyết định lưu đày [[Trần Giác]], giết [[Lý Trịnh Cốc]], và cho [[Tống Tề Khâu]] lại được trí sĩ, mặc dù vẫn giữ lại toàn bộ các chức vụ của người này. Sau khi Tề Khâu trở về tư đệ ở [[Cửu Hoa sơn]] vào mùa xuân năm [[959]], Lý Cảnh phong tỏa phủ đệ, chỉ cho phép đưa thức ăn vào trong qua một lỗ nhỏ trên tường. Tề Khâu than khóc và nói rằng đây là báo ứng của ông vì chuyện trước đã hứa bảo toàn gia tộc của [[Dương Phổ]] mà rồi nuốt lời, sau đó tự treo cổ. Sau đó, với sự đồng tình của [[Quách Vinh]], Lý Cảnh bắt đầu xây dựng lại tuyến phòng thư (trước đó ông lo sợ rằng Quách Vinh sẽ nhìn nhận hành động này là có ý khiêu kích, nhưng lúc này Quách Vinh đã bị bệnh, nói rằng tương lai không biết ra sao, và Lý Cảnh cũng cần tự bảo vệ đất nước của mình). Không lâu sau vào mùa hạ năm [[959]], [[Quách Vinh]] chết, con là [[Quách Tông Huấn]] mới 6 tuổi lên kế ngôi. Vì Kim Lăng ở phía nam [[Trường Giang]] rất gần lãnh thổ [[Hậu Chu]], Lý Cảnh suy tính rồi quyết định thiên về Hồng châu, bổ nhiệm [[Đường Hạo]] phụ trách xây dựng kinh đô mới.<ref name=ZZTJ294/>
| |
|
| |
| Vào lúc này, kinh tế Nam Đường suy sụp nghiêm trọng do hậu quả chiến tranh với [[Hậu Chu]] và khoản cống nộp nặng nề hàng năm, đặc biệt là nguồn nguyên liệu đúc tiền xu còn lại từ thời Đường đã cạn kiệt, tình trạng lạm phát càng càng gia tăng. Theo ý của [[Chung Mô]], Lý Cảnh hạ lệnh đúc đồng xu có kích cỡ lớn hơn và lấy làm mệnh giá 50 xu.<ref name=ZZTJ294/>
| |
|
| |
| Mùa thu năm [[959]], Hoàng thái tử [[Lý Hoằng Kí]] qua đời. [[Chung Mô]] đang được cả Lý Cảnh và Quách Vinh coi trọng và do đó có được vị trí quan trọng trong triều đình [[Nam Đường]], nhưng lại kiêu ngạo dần khiến Lý Cảnh bất bình. [[Chung Mô]] không ủng hộ người con trai lớn nhất còn sống là Trịnh vương [[Lý Dục|Lý Tòng Gia]] làm thế sử mà muốn lập Kì công [[Lý Tòng Thiện]], nói Lý Tòng Gia nhu nhược và quá sùng tín [[Đạo Phật]], trong khi [[Lý Tòng Thiện]] là người quyết đoán. Lý Cảnh phật ý, nghi ngờ ông ta và hạ lệnh lưu đày, sau đó lại xử tử cùng với đồng minh là [[Trương Loan]], đồng thời cũng hủy bỏ đồng 50 xu khi trước. Ông lập [[Lý Tòng Gia]] làm Ngô vương, cho vào ở Đông cung.<ref name=ZZTJ294/>
| |
|
| |
| Năm [[960]], tướng [[Hậu Chu]] là [[Tống Thái Tổ|Triệu Khuông Dận]] cướp ngôi [[Quách Tông Huấn]], tự xưng đế hiệu, chính là [[Bắc Tống|Thái Tổ triều Bắc Tống]]. Tống đế viết chiếu bố cáo cho Lý Cảnh, Lý Cảnh thừa nhận quyền bá chủ của Tống, và cử sứ sang chúc mừng hoàng đế mới. Mùa thu [[960]], Tiết độ sứ Hoài Nam [[Lý Trọng Tiên]] khởi binh ở Dương châu, chống lại [[Tống Thái Tổ]], đề nghị liên minh với [[Nam Đường]] nhưng Lý Cảnh từ chối. Không lâu sau, [[Lý Trọng Tiến]] bị đánh bại và phải tự sát. Khi Thái Tổ đưa chiến thuyền tuần du Trường Giang, Lý Cảnh rất hoảng sợ, tuy nhiên tình hình dịu đi khi hai tướng [[Nam Đường]] là [[Đỗ Trứ]] và [[Tiết Lượng]] bỏ trốn theo Tống, và Thái Tổ xử tử hai kẻ đó vì tội phản bội. Tuy nhiên, điều này càng khiến Lý Cảnh quyết ý dời đô.<ref name=XZZTJ1>''[[Tục Tư trị thông giám]]'', [[:zh:s:續資治通鑑/卷001|quyển 1]].</ref>
| |
|
| |
| Mùa xuân năm [[961]], Lý Cảnh dời đô tới Hồng châu, đổi tên nơi này là Nam Xương. Ông phong [[Lý Dục|Lý Tòng Gia]] làm Hoàng thái tử, ở ại Kim Lăng để giám sát việc dời đô. Tuy nhiên khi đến Nam Xương, ông thấy nơi này quá nhỏ bé để làm quốc đô, chỉ chứa được có một hai phần mười quan lại trung ương và không dễ mở rộng thành. Các đại thần nhớ Kim Lăng, và Lý Cảnh cũng thường thở dài mà trông về phương bắc. Đại học sĩ [[Tần Thừa Dụ]] muốn làm ông bớt buồn, nên lấy bình phong chắn đi tầm nhìn của ông. Ông tức giận chuẩn bị luận tội, Thừa Dụ vì sợ hãi mà chết.<ref name=XZZTJ2/>
| |
|
| |
| Lý Cảnh qua đời vào mùa hạ năm [[961]]. Ông để lại di thư, muốn được chôn ở ngọn núi phía tây Nam Xương. Tuy nhiên quan tài của ông lại được đưa về an táng tại Kim Lăng. Lý Tòng Gia lên ngôi ở Kim Lăng, đổi tên là Lý Dục và quyết định giữ quốc đô ở đó, không dời đi nữa. Sau đó, theo thỉnh cầu của [[Lý Dục]], Lý Cảnh được truy tôn là "hoàng đế", mộ của ông được coi là lăng. ''[[Tục Tư trị thông giám]]'' đánh giá về Lý Cảnh như sau:<ref name=XZZTJ2/>
| |
|
| |
| {{quote|Quốc chủ Nam Đường có tài và hiếu học. Dưới thời của mình, ông ta cần cù và tiết kiệm, chí hướng của ông ta rất phù hợp với một người cai trị. Tuy nhiên, ông ta tự phụ mình là con cháu Đường triều, nên rơi vào cạm bẫy của tham vọng bành trướng lãnh thổ. Sau khi thất bại ở Phúc châu và Hồ Nam, ông ta mới biết việc chiếm đất là khó khăn cỡ nào. Ông ta từng than, "Quả nhân suốt đời này không còn muốn dùng binh nữa." Khi quân Chu tấn công, ông ta ủy thác trọng trách cho những kẻ không xứng đáng vì thế không thể chống lại Bắc quân. Ông bị buộc phải làm nhục quốc thể của mình và từ bỏ đế liệu, rồi chết trong sợ hãi và nuối tiếc.}}
| |
|
| |
|
| == 注釋 == | | == 注釋 == |