恪別𡧲版𢯢𢷮𧵑「姜公輔」

(造張𡤔𠇍內容「'''Khương Công Phụ'''(姜公輔) là danh sĩ người Việt thời Bắc thuộc lần 3, đã đỗ đạt và làm tới chức Tể tướng cho nh…」)
 
𣳔27: 𣳔27:
== Chú thích ==
== Chú thích ==
<references/>
<references/>
{{Wikipedia|Khương Công Phụ}}

番版𣅶09:01、𣈜20𣎃12𢆥2013

Khương Công Phụ(姜公輔) là danh sĩ người Việt thời Bắc thuộc lần 3, đã đỗ đạt và làm tới chức Tể tướng cho nhà Đường tại triều đình trung ương phương Bắc.

Tiểu sử

Khương Công Phụ người làng Sơn Ổi, xã Cổ Hiển, nay là làng Tường Vân, xã Định Thành, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa.

Theo cuốn gia phả của họ Khương ở Thạch Thất (Hà Nội), ông nội Khương Công Phụ là thứ sử Ái Châu (thuộc vùng đất Thanh Hóa ngày nay) Khương Thần Dực. Khương Thần Dực sinh ra Khương Văn Đĩnh làm đến Huyện thừa Tiến sĩ. Khương Văn Đĩnh lại sinh ra 2 anh em Khương Công Phụ và Khương Công Phục[1].

Cả 2 anh em càng lớn lên đều đỗ cao trong kì thi Hán học của nhà Đường vào năm 780. Đặc biệt, là người đỗ đầu trong kì thi này, Khương Công Phục được vua Đường lúc ấy là Đường Đức Tông đặc cách, cho giữ chức Hiệu Thư Lang. Vì có bài chế sách hơn người, cho làm Hữu thập di Hàn Lâm học sĩ, kiêm chức Kinh triệu hộ tào tham quân.

Sách Đại Việt sử kí toàn thư kể lại câu chuyện ghi lại công lao can gián của Khương Công Phụ với nhà Đường vào năm 784 quanh sự kiện tướng Chu Thử làm loạn. Nguyên văn như sau:

"...(Khương Công Phụ) từng xin giết Chu Thử, vua Đường không nghe. Không bao lâu Kinh sư có loạn, vua Đường từ cửa Thượng Uyển đi ra, Công Phụ giữ ngựa lại can rằng: "Chu Thử từng làm tướng ở đất Kinh đất Nguyên, được lòng quân lính, vì Chu Thao làm phản nên bị vua cất mất binh quyền, ngày thường vẫn uất ức, xin cho bắt đem đi theo, chớ để cho bọn hung ác đón được". Vua Đường đương lúc vội vàng không kịp nghe, trên đường đi lại muốn dừng lại ở Phượng Tường để nương nhờ Trương Dật. Công Phụ can rằng: "Dật tuy là bề tôi đáng tin cậy, nhưng là quan văn, quân đột kỵ ở Ngư Dương do ông ta quản lĩnh đều là bộ khúc của Chu Thử. Nếu Thử thẳng đến Kinh Nguyên làm loạn, thì ở nơi ấy không phải kế vạn toàn". Vua Đường bèn đi sang Phụng Thiên. Có người báo tin Thử làm phản, xin vua Đường phòng bị. Vua Đường nghe lời Lư Kỷ xuống chiếu cho quân các đạo đóng cách xa thành một xá, muốn đợi Thử đến đón. Công Phụ nói: "Bậc vương giả không nghiêm việc vũ bị thì lấy gì để oai linh được trọng. Nay cấm binh đã ít người mà quân lính người ngựa đều ở bên ngoài, thần lấy làm nguy cho bệ hạ lắm". Vua Đường khen là phải, cho gọi hết vào trong thành. Quân của Thử quả nhiên kéo đến, đúng như lời của Công Phụ. Vua Đường bèn thăng cho Phụ làm Gián Nghị Đại Phu, Đồng trung thư môn hạ bình chương sự..." [2]

Sau này, vì việc can gián vua chôn cất công chúa Đường An quá hậu, trái ý vua, ông bị giáng chức làm Thái tử tả thứ tử, bị phái đi Tuyền Châu biệt giá. Đường Thuận Tông lên ngôi, cho làm Thứ sử Cát Châu. Như vậy, từ một ông quan đầu triều, về cuối đời ông chỉ còn là viên quan ở một châu. Tuy nhiên, chưa đến được nơi nhậm chức thì ông mất.

Người em ông là Khương Công Phục cũng làm đến chức Bắc Bộ thị lang.[2]

Tưởng nhớ

Khương Công Phụ đã xuất hiện trong một công trình nghiên cứu của giáo sư Bửu Cầm[3], một trong những nhà giáo, nhà nghiên cứu Hán - Nôm có uy tín của giới nghiên cứu ở miền Nam những năm trước 1975[4].

Ngày nay, tại làng Tường Vân, xã Định Thành, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa - nơi Khương Công Phụ sinh ra vẫn còn đền thờ[5].

Xem thêm

Chú thích