恪別𡧲版𢯢𢷮𧵑「黨共產越南」
𣳔158: | 𣳔158: | ||
! 大會代表全國!! 時間!! 地點 || 數代表 || 數黨員 || 事件 | ! 大會代表全國!! 時間!! 地點 || 數代表 || 數黨員 || 事件 | ||
|- | |- | ||
| [[ | | [[大會黨共產越南I|𠞺次壹]] || 27 - 31/3/[[1935]] || [[澳門]] || 13 || 600 || 實現風潮共產於𠀧處東洋 | ||
|- | |- | ||
| [[ | | [[大會黨共產越南II|𠞺次𠄩]]|| 11 - 19/2/[[1951]] || [[宣光]] || 158 (53預缺)|| 766.349 ||Đổi tên thành Đảng Lao Động Việt Nam. | ||
|- | |- | ||
| [[ | | [[大會黨共產越南III|𠞺次𠀧]] || 05 - 12/9/[[1960]] || [[河內]] || 525(51預缺)|| 500.000 || Xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, tiến hành cách mạng miền Nam | ||
|- | |- | ||
| [[ | | [[大會黨共產越南IV|𠞺次四]] || 14 - 20/12/[[1976]] || [[河內]] || 1008 || 1.550.000 || Đại hội đầu tiên sau thống nhất, lấy lại tên là đảng Cộng sản Việt Nam | ||
|- | |- | ||
| [[ | | [[大會黨共產越南V|𠞺次𠄼]] || 27 - 31/3/[[1982]] || [[河內]] || 1033 || 1.727.000 || Giữ gìn và bảo vệ tổ quốc trước tình trạng chiến tranh cục bộ. | ||
|- | |- | ||
| [[ | | [[大會黨共產越南VI|𠞺次𦒹]] || 15 - 18/12/[[1986]] || [[河內]] || 1129 || ~1.900.000 || Khởi xướng chính sách [[đổi mới]] | ||
|- | |- | ||
| [[ | | [[大會黨共產越南VII|𠞺次𦉱]] || 24 - 27/6/[[1991]] || [[河內]] || 1176 || 2.155.022 || Giữ gìn và bảo vệ tổ quốc, tiếp tục phát huy kinh tế và đẩy mạnh mở cửa quan hệ ngoại giao về mọi mặt trong chính trị - xã hội. | ||
|- | |- | ||
| [[ | | [[大會黨共產越南VIII|𠞺次𠔭]] || 28 - 01/7/[[1996]] || [[河內]] || 1198 || 2.130.000 || Tổng kết các hoạt động Cộng sản vào thế kỉ 20, xây dựng chủ trương của Đảng vào thế kỉ 21. | ||
|- | |- | ||
| [[ | | [[大會黨共產越南IX|𠞺次𠃩]] || 19 - 22/4/[[2001]] || [[河內]] || 1168 || 2.479.719 || Thay đổi chính sách kinh tế 10 năm, bắt đầu giai đoạn đưa đất nước ra khỏi tình trạng kém phát triển vào năm 2010. | ||
|- | |- | ||
| [[ | | [[大會黨共產越南X|𠞺次]] || 18 - 25/4/[[2006]] || [[河內]] || 1176 || ~3.100.000 || Thay đổi chính sách kinh tế 10 năm lần 2, đưa đất nước ra khỏi kém phát triển và phấn đấu đến năm 2020 xây dựng đất nước thành nước công nghiệp hóa. | ||
|- | |- | ||
| [[ | | [[大會黨共產越南XI|𠞺次𠬠]] || 12 - 19/1/[[2011]] || [[河內]] || 1377 || ~ 3.600.000 || Phấn đấu đến năm 2020 đưa đất nước cơ bản là nước công nghiệp theo hướng hiện đại | ||
|- | |- | ||
|} | |} |
番版𣅶17:19、𣈜1𣎃2𢆥2015
板㑄:Thông tin đảng phái chính trị
黨共產越南羅黨擒權在越南現𠉞遶憲法(版𢯢𢷮1992),同時羅政黨唯一得法活動。遶綱領吧條例正式得公佈現𠉞,黨共產越南羅代表忠誠𧵑階級工人,𠊛勞動吧𥙩主義Marx-Lenin吧思想胡志明 làm kim chỉ nam cho mọi活動𧵑黨。Trên thực tế, một số yếu tố của chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa dân tộc và cả một vài yếu tố có tính truyền thống của ý thức hệ phong kiến cũng có những ảnh hưởng nhất định. Tại Việt Nam, trong các ngữ cảnh không chính thức, các phương tiện truyền thông, các nhà lãnh đạo thường dùng 1 từ "Đảng" (hoặc "Đảng ta") để nói về Đảng Cộng sản Việt Nam.[1][2]
𦢳𠻀
Điều 4 của Hiến pháp Việt Nam 2013 khẳng định vai trò lãnh đạo tuyệt đối của Đảng lên Nhà nước và xã hội:
- Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.
綱領政治
系思想吧塘𡓃
板㑄:政治越南 Đảng Cộng sản thành lập năm 1930[3] sau là một phân bộ của Quốc tế Cộng sản, theo chủ nghĩa Marx- Lenin. Theo Điều lệ Đảng năm 1935 "Đảng Cộng sản Đông Dương, đội tiền phong duy nhất của vô sản giai cấp, tranh đấu để thu phục đa số quần chúng vô sản, lãnh đạo nông dân lao động và tất thảy quần chúng lao động khác, chỉ huy họ làm cách mạng phản đế và điền địa (mưu cho Đông Dương được hoàn toàn độc lập, dân cày được ruộng đất, các dân tộc thiểu số được giải phóng), lập chính quyền Xô viết công nông binh, đặng dự bị điều kiện tranh đấu thực hiện vô sản chuyên chính, kiến thiết xã hội chủ nghĩa là thời kỳ đầu của cộng sản chủ nghĩa theo chương trình của Quốc tế Cộng sản". Nguyên tắc tổ chức của Đảng là dân chủ tập trung.
Điều lệ Đảng năm 1951 xác định Đảng Lao động Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động Việt Nam. Mục đích của Đảng là phát triển chế độ dân chủ nhân dân, tiến lên chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, để thực hiện tự do, hạnh phúc cho giai cấp công nhân, nhân dân lao động và tất cả các dân tộc đa số, thiểu số ở Việt Nam.
Đảng Lao động Việt Nam lấy chủ nghĩa Mác - Ǎngghen - Lênin - Xtalin và tư tưởng Mao Trạch Đông kết hợp với thực tiễn cách mạng Việt Nam làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho mọi hành động của Đảng[4]. Đảng Lao động Việt Nam tổ chức theo nguyên tắc dân chủ tập trung. Chính cương của Đảng năm 1951 xác định: Đảng Lao động nhằm hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc, xoá bỏ di tích phong kiến và nửa phong kiến, phát triển chế độ dân chủ nhân dân, làm cho nước Việt Nam độc lập và thống nhất, dân chủ tự do, phú cường và tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Tại Đại hội III năm 1960 nghị quyết xác định Đảng lao động Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân Việt Nam, là đội tiền phong có tổ chức và là tổ chức cao nhất của giai cấp công nhân. Đảng gồm những người giác ngộ tiên tiến, gương mẫu, dũng cảm và hy sinh nhất trong giai cấp công nhân, trong nông dân lao động, trí thức cách mạng và các tầng lớp nhân dân lao động khác, tự nguyện đứng trong hàng ngũ Đảng mà phấn đấu. Đảng đại biểu quyền lợi của giai cấp công nhân, đồng thời đại biểu quyền lợi của nhân dân lao động và quyền lợi của dân tộc. Mục đích của Đảng là hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thực hiện chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản ở Việt Nam.
Đảng lao động Việt Nam lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho mọi hành động của Đảng. Đảng tổ chức theo nguyên tắc tập trung dân chủ.
Cương lĩnh của đảng năm 1991 xác định: Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc. Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động, lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản.
Nghị quyết của đảng cũng nêu rõ: Đảng Cộng sản Việt Nam lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động, tiếp thu tinh hoa trí tuệ của dân tộc và của nhân loại, nắm vững quy luật khách quan và thực tiễn của đất nước để đề ra Cương lĩnh chính trị, đường lối cách mạng đúng đắn, phù hợp với yêu cầu, nguyện vọng của nhân dân.
Mục đích của Đảng là xây dựng nước Việt Nam dân chủ, giàu mạnh theo con đường xã hội chủ nghĩa và cuối cùng là thực hiện lý tưởng cộng sản chủ nghĩa.
Trên thực tế đường lối của Đảng hiện nay gây ra rất nhiều tranh luận từ phía bên ngoài, là "hữu khuynh" hay "theo đúng" tôn chỉ của chủ nghĩa Marx- Lenin. Các chính sách được cho là theo đường lối Kinh tế mới (NEP) của Lenin[5], nhưng cũng có ý kiến cho là những cải cách vượt xa cả NEP, và được cho là gần gũi với lý luận của Đặng Tiểu Bình và đường lối của Trung Quốc hiện nay. Trong khi đó tư tưởng Hồ Chí Minh được nhiều nhà nghiên cứu hiểu khác nhau và vận dụng khác nhau. Chính sách "Đổi mới" được đưa ra năm 1986 được một số người nhận định là "quay lại cái cũ" (như xóa bỏ cơ chế hợp tác xã kiểu cũ, cho tư nhân kinh doanh, khuyến khích tiêu dùng, khôi phục lại nhiều đền chùa, v.v...).
歷史
形成
Đảng Cộng sản Việt Nam do Nguyễn Ái Quốc triệu tập các đại biểu cộng sản Việt Nam họp từ ngày 6 tháng 1 năm 1930 [6] đến ngày 8 tháng 2 năm 1930 tại Hương Cảng, trên cơ sở thống nhất ba tổ chức cộng sản tại Đông Dương (Đông Dương Cộng sản Đảng và An Nam Cộng sản Đảng; thành viên từ một nhóm thứ ba tên là Đông Dương Cộng sản Liên đoàn không kịp có mặt). Hội nghị hợp nhất này diễn ra tại căn nhà của một công nhân ở bán đảo Cửu Long (Kowloon) từ ngày 6 tháng 1 đến ngày 8 tháng 2 năm 1930, đúng vào dịp Tết năm Canh Ngọ. Tham dự Hội nghị có 2 đại biểu Đông Dương Cộng sản Đảng (Trịnh Đình Cửu và Nguyễn Đức Cảnh), 2 đại biểu An Nam Cộng sản Đảng (Nguyễn Thiệu và Châu Văn Liêm) và 3 đại biểu ở nước ngoài (có Nguyễn Ái Quốc, Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Sơn, đại biểu của Quốc tế Cộng sản). Hội nghị quyết định thành lập một tổ chức cộng sản duy nhất, lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam, thông qua một số văn kiện quan trọng như: Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt, Điều lệ vắn tắt của Đảng, Lời kêu gọi. Ngày 24 tháng 2 năm 1930, Đông Dương Cộng sản Liên đoàn chính thức gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương, họp Hội nghị lần thứ nhất tại Hồng Kông từ ngày 14 đến 31 tháng 10 năm 1930, tên của đảng được đổi thành Đảng Cộng sản Đông Dương theo yêu cầu của Quốc tế thứ ba (Quốc tế Cộng sản) và Trần Phú được bầu làm Tổng Bí thư đầu tiên.[7]
活動𢶢法
Vừa ra đời, Đảng đã lãnh đạo phong trào nổi dậy 1930-1931, nổi bật là Xô-viết Nghệ Tĩnh, mục đích thành lập chính quyền Xô viết. Phong trào này thất bại và Đảng Cộng sản Đông Dương tổn thất nặng nề vì khủng bố trắng của Pháp. Trước tình hình đó, đầu tháng 4/1931 Xứ ủy Trung Kỳ ra Chỉ thị thanh Đảng có nội dung "Đuổi sạch sành sanh ra ngoài hết thảy những bọn trí phú địa hào. Nếu đồng chí nào muốn làm cách mạng, tự nguyện đứng về phía giai cấp vô sản mà phấn đấu cũng không cho đứng trong Đảng.". Chỉ thị này khiến một số đảng viên thuộc đối tượng thanh Đảng ra đầu thú với chính quyền, hoặc chuẩn bị ra đầu thú. Xứ uỷ Trung Kỳ phải ra lệnh thu hồi chỉ thị.[8]
Một thời gian trong thập niên 1930, tại miền Nam, Đảng Cộng sản và những người Troskist hợp tác với nhau trên tờ báo La Lutte.
Năm 1935, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ I được bí mật tổ chức tại Ma Cao do Hà Huy Tập chủ trì nhằm củng cố lại tổ chức đảng, thông qua các điều lệ, bầu Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá I gồm 13 ủy viên.
Đồng thời, một đại hội của Cộng sản Quốc tế thứ ba tại Moskva đã thông qua chính sách dùng mặt trận dân tộc chống phát xít và chỉ đạo những phong trào cộng sản trên thế giới hợp tác với những lực lượng chống phát xít bất kể đường lối của những lực lượng này có theo chủ nghĩa xã hội hay không để bảo vệ hòa bình chứ chưa đặt nhiệm vụ trước mắt là lật đổ chủ nghĩa tư bản. Việc này đòi hỏi Đảng Cộng sản Đông Dương phải xem các chính đảng có cùng lập trường chống phát xít tại Đông Dương là đồng minh. Tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 7 năm 1936 do Lê Hồng Phong chủ trì tổ chức tại Thượng Hải, Đảng đã tạm bỏ khẩu hiệu "đánh đổ đế quốc Pháp" và "tịch thu ruộng đất của địa chủ chia cho dân cày" mà lập Mặt trận Thống nhất Nhân dân Phản đế Đông Dương, chống phát xít, đòi tự do, dân sinh dân chủ. Tháng 3 năm 1938, Hội nghị Trung ương do Hà Huy Tập chủ trì họp ở Hóc Môn, Sài Gòn đã đổi tên Mặt trận là Mặt trận dân chủ thống nhất Đông Dương cho phù hợp tình hình.
Khi Thế chiến thứ hai bùng nổ, chính quyền thực dân Pháp ở Đông Dương lại đàn áp mạnh tay, Đảng đã chuyển hướng, coi giải phóng dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu. Tháng 3 năm 1939, Đảng ra bản Tuyên ngôn của Đảng cộng sản Đông Dương đối với thời cuộc. Tháng 11 năm 1939 Hội nghị Trung ương đảng họp tại Hóc Môn, Sài Gòn do Nguyễn Văn Cừ chủ trì đã thành lập Mặt trận Dân tộc Thống nhất Phản đế Đông Dương và Hội nghị Trung ương tháng 5 năm 1941 do Nguyễn Ái Quốc chủ trì họp tại Cao Bằng lập ra Mặt trận Việt Minh. Thông qua mặt trận này, Đảng đã lãnh đạo nhân dân giành chính quyền tại Việt Nam, được biết đến với tên gọi Cách mạng tháng Tám.
Tự解散
Ngày 11 tháng 11 năm 1945 Đảng Cộng sản Đông Dương tuyên bố tự giải tán,[9] chuyển vào hoạt động bí mật, chỉ để một bộ phận hoạt động công khai dưới danh nghĩa Hội nghiên cứu Chủ nghĩa Marx ở Đông Dương, mọi hoạt động công khai của đảng từ đây đều thông qua Mặt trận Việt Minh. Trên thực tế, Đảng vẫn hoạt động bí mật và giữ vai trò lãnh đạo chính quyền, chỉ đạo công cuộc kháng chiến kiến quốc[10]. Khi đó Việt Minh được xem như là một tổ chức chính trị tham gia bầu cử Quốc hội khóa I và chính quyền. Sau đó Việt Minh tham gia Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam, cùng với Đảng Dân chủ Việt Nam và Đảng Xã hội Việt Nam...
Sau này, Đại hội Đảng lần thứ III (tháng 9 năm 1960) quyết định lấy ngày 3 tháng 2 hằng năm là ngày kỉ niệm thành lập Đảng.
Đảng cầm quyền tại miền Bắc
Đảng được "lập lại", công khai (tại Việt Nam) với tên gọi Đảng Lao Động Việt Nam vào tháng 2 năm 1951, tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II ở Tuyên Quang. Đại hội này được diễn ra trong lúc diễn ra Chiến tranh Đông Dương lần thứ I. Đại hội này cũng tách bộ phận của Lào và Campuchia (vốn cùng thuộc Đảng Cộng sản Đông Dương) thành các bộ phận riêng.
Sau đại hội II, Đảng Cộng sản thực thi chiến dịch cải cách ruộng đất. Trong cuộc cải cách, 810.000 hécta ruộng đất ở đồng bằng và trung du miền Bắc đã được chia cho 2 triệu hộ nông dân, chiếm khoảng 72,8% số hộ nông dân ở miền Bắc. Tuy nhiên, cuộc cải cách đã đấu tố oan nhiều người, dẫn đến nhiều cái chết oan (số liệu cụ thể chưa được xác định). Đến tháng 9 năm 1956, Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (họp từ 25/8 đến 24/9/1956) nhận định các nguyên nhân đưa đến sai lầm, và đề nghị thi hành biện pháp kỷ luật đối với Ban lãnh đạo chương trình Cải cách Ruộng đất như sau: Trường Chinh phải từ chức Tổng Bí thư Đảng, hai ông Hoàng Quốc Việt và Lê Văn Lương ra khỏi Bộ Chính trị, và Hồ Viết Thắng bị loại ra khỏi Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III được tổ chức tại Hà Nội vào năm 1960 chính thức hóa công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa tại miền Bắc, tức Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lúc đó và đồng thời tiến hành cách mạng tại miền Nam.Tiến hành kế hoạch 5 năm lần thứ nhất.
Tại miền Nam, đảng bộ Miền Nam năm 1962 công khai lấy tên Đảng Nhân dân cách mạng Miền Nam, là thành viên và lãnh đạo Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam [11], tuyên truyền chủ nghĩa Mac - Lenin (thành phần Mặt trận còn có Đảng Dân chủ, và Đảng Xã hội cấp tiến và các tổ chức,... do những người cộng sản chủ trương thành lập).
Đảng lãnh đạo duy nhất tại Việt Nam
Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV, được tổ chức vào năm 1976 sau khi chấm dứt Chiến tranh Việt Nam, tên Đảng được đổi lại thành Đảng Cộng sản Việt Nam.
Điều 4 Hiến pháp năm 1980 quy định "Đảng cộng sản Việt Nam, đội tiên phong và bộ tham mưu chiến đấu của giai cấp công nhân Việt Nam, được vũ trang bằng học thuyết Mác - Lênin, là lực lượng duy nhất lãnh đạo Nhà nước, lãnh đạo xã hội..."[12]
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI năm 1986 diễn ra trong bối cảnh sai lầm của đợt tổng cải cách giá - lương - tiền cuối năm 1985 làm cho kinh tế Việt Nam càng trở nên khó khăn. Đại hội khởi xướng chính sách đổi mới, cải tổ bộ máy nhà nước, và chuyển đổi sang phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa[13], trong khi vẫn duy trì vị trí lãnh đạo chính trị của Đảng Cộng sản.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X năm 2006 tiếp tục chính sách đổi mới, đồng thời cho phép Đảng viên làm kinh tế tư nhân.[14]
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI năm 2011 thí điểm kết nạp chủ doanh nghiệp tư nhân vào Đảng [15]
組織
Đảng Cộng sản Việt Nam là một đảng theo chủ nghĩa Marx-Lenin với nguyên tắc tập trung dân chủ. Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc là cơ quan quyền lực cao nhất của Đảng, là cơ quan duy nhất có quyền ban hành hoặc sửa đổi Điều lệ Đảng và cương lĩnh chính trị, thông qua báo cáo tổng kết nhiệm kỳ đã qua và thông qua nghị quyết về phương hướng hành động nhiệm kỳ tới, bầu ra Ban Chấp hành Trung ương là cơ quan lãnh đạo cao nhất việc chấp hành nghị quyết của đại hội.[16]
Giữa 2 kỳ đại hội, Ban chấp hành trung ương là cơ quan lãnh đạo cao nhất. Ban chấp hành trung ương do đại hội bầu ra tại đại hội Đảng toàn quốc và ban này họp 6 tháng 1 lần, họp bất thường khi cần. Ban chấp hành Trung ương bầu ra Bộ chính trị, bầu Tổng bí thư trong số ủy viên Bộ Chính trị và thành lập Ban Bí thư để xử lý công việc theo nhiệm vụ đã được quy định tại Điều lệ Đảng. Tổng bí thư đứng đầu Ban Chấp hành Trung ương chủ trì cả Ban Chấp hành Trung ương, Bộ chính trị và Ban bí thư.[16]
Đại hội Đảng được tổ chức thường kỳ 5 năm một lần để xác định đường lối lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, đại hội bất thường khi cần. Đồng thời Đại hội Đảng bộ Quân đội cũng tổ chức 5 năm 1 lần bầu ra Đảng ủy Quân sự Trung ương, gồm có một số ủy viên do Bộ Chính trị phân công và các ủy viên trong quân đội để lãnh đạo đường lối quân sự của Đảng đề ra.[16]
Vào năm 1976, sau khi Việt Nam thống nhất, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã tăng từ 77 đến 133 ủy viên và Bộ Chính trị tăng từ 11 đến 17 ủy viên trong khi Ban Bí thư tăng từ 7 đến 9 ủy viên.
Đảng Cộng sản Việt Nam còn có hệ thống các ban, mỗi ban do một trưởng ban (ít nhất là ủy viên Ban Chấp hành Trung ương) đứng đầu.
Số đảng viên tăng gấp hai từ 760.000 vào năm 1966 đến 1.553.500 vào năm 1976, đại diện 3,1% tổng dân số toàn quốc, và lên đến gần 2 triệu vào năm 1986.
Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI tổ chức vào tháng 12 năm 1986, ông Nguyễn Văn Linh trở thành Tổng Bí thư cùng 14 thành viên được bầu vào Bộ Chính trị và Ủy ban Trung ương được mở rộng đến 173 thành viên.
Đại hội lần thứ IX diễn ra vào tháng 4 năm 2001 với 1168 đại biểu tham dự. Ban Chấp hành Trung ương Đảng với 150 thành viên do Đại hội Đảng bầu ra, họp ít nhất mỗi năm hai lần, với Bộ Chính trị họp nhiều lần hơn và Ban Bí thư có trách nhiệm giám sát hoạt động hằng ngày dưới sự lãnh đạo của Tổng Bí thư. Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, ông Nông Đức Mạnh trở thành Tổng Bí thư mới.
Kết thúc nhiệm kỳ này, toàn Đảng có gần 3,1 triệu đảng viên, chiếm 3,73% dân số cả nước.
Đại hội lần thứ X diễn ra từ 18 đến 25 tháng 4 năm 2006 với 1.176 đại biểu tham dự, sau khi bốn đại biểu. Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Trung ương khóa X với 160 thành viên, với Bộ Chính trị gồm 14 thành viên. Ông Nông Đức Mạnh được bầu lại chức Tổng Bí thư.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI đã bầu ra Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam gồm 175 Ủy viên chính thức và 25 Ủy viên dự khuyết. Ngày 19/1/2011, gần 1.400 đại biểu đã cùng chúc mừng ông Nguyễn Phú Trọng (67 tuổi, Chủ tịch Quốc hội) trúng cử Tổng bí thư khóa XI. Danh sách 14 Ủy viên Bộ Chính trị cũng được xác định với 5 người mới, bên cạnh 9 vị tái cử.
委班檢查中央吧於各級
Ngoài các ban còn có Ủy ban Kiểm tra Trung ương chuyên xem xét phẩm chất chính trị và tư cách đạo đức các đảng viên là cán bộ cao cấp, các vụ việc tiêu cực liên quan đến các đảng viên cao cấp.
Điều 32 Điều lệ Đảng quy định nhiệm vụ của Uỷ ban kiểm tra các cấp như sau:
- Kiểm tra đảng viên, kể cả cấp ủy viên cùng cấp khi có dấu hiệu vi phạm tiêu chuẩn đảng viên, tiêu chuẩn cấp ủy viên và trong việc thực hiện nhiệm vụ đảng viên.
- Kiểm tra tổ chức đảng cấp dưới khi có dấu hiệu vi phạm trong việc chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, các nguyên tắc tổ chức của Đảng; kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng.
- Giám sát cấp ủy viên cùng cấp, cán bộ diện cấp ủy cùng cấp quản lý và tổ chức đảng cấp dưới về thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, nghị quyết của cấp ủy và đạo đức, lối sống theo quy định của Ban Chấp hành Trung ương.
- Xem xét, kết luận những trường hợp vi phạm kỷ luật, quyết định hoặc đề nghị cấp ủy thi hành kỷ luật.
- Giải quyết tố cáo đối với tổ chức đảng và đảng viên; giải quyết khiếu nại về kỷ luật Đảng.
- Kiểm tra tài chính của cấp ủy cấp dưới và của cơ quan tài chính cấp ủy cùng cấp.
Uỷ ban kiểm tra có quyền yêu cầu tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên báo cáo, cung cấp tài liệu về những vấn đề liên quan đến nội dung kiểm tra.
思想
Là một đảng Marx-Lenin, Đảng Cộng sản Việt Nam đã cải tổ đường lối theo kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa và tạo điều kiện cho khu vực kinh tế tư nhân phát triển bền vững.Có ý kiến cho rằng đây là áp dụng NEP mà lenin đã từng thành công,cũng có ý kiến cho rằng là áp dụng chính sách "mở cửa " mà Đặng làm vào năm 1978 và quán triệt sâu vào năm 1994,tuy nhiên, dù là áp dụng chính sách của ai thì ta luôn nhận thấy sự khác biệt lớn với chính sách tập trung quan liêu bao cấp đã được áp dụng tại Liên Xô và Đông Âu trước khủng hoảng.
職務領導過各時期
Khi Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập vào ngày 3 tháng 2 năm 1930, Nguyễn Ái Quốc, đại diện Quốc tế Cộng sản và người tổ chức Hội nghị thống nhất đã chỉ định người đứng đầu Ban Chấp hành trung ương đầu tiên với cương vị Phụ trách Ban Chấp hành Trung ương Lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam là Trịnh Đình Cửu. Ông giữ chức vụ này cho đến ngày 27 tháng 10 năm 1930, sau khi Hội nghị Trung ương lần thứ nhất kết thúc.
Tại Hội nghị Trung ương lần thứ nhất diễn ra từ ngày 12 đến 27 tháng 10 năm 1930[17], Trần Phú được bầu vào vị trí đứng đầu Ban Chấp hành trung ương với danh xưng Tổng bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương.
Sau khi Tổng bí thư Trần Phú bị bắt và mất trong nhà thương Chợ Quán ngày 6 tháng 9 năm 1931, chức vụ Tổng bí thư bị khuyết do Trung ương Đảng bị truy bắt dữ dội, gần như tê liệt. Trước tình hình đó, dưới sự chỉ đạo của Quốc tế Cộng sản, tháng 3 năm 1934, tại Ma Cao, Ban Chỉ huy hải ngoại của Đảng Cộng sản Đông Dương được thành lập, do Lê Hồng Phong làm Bí thư. Do tình hình Ban Chấp hành Trung ương trong nước gần như bị tê liệt, nên Ban Chỉ huy hải ngoại kiêm Ban Chấp hành Trung ương lâm thời. Chức vụ Bí thư Ban Chỉ huy hải ngoại của Đảng Cộng sản Đông Dương bấy giờ giữ vai trò như Tổng bí thư. Mãi đến Tháng 7 năm 1936, Bí thư Ban Chỉ huy hải ngoại Hà Huy Tập về nước và giữ chức Tổng Bí thư, trở lại thành chức vụ lãnh đạo cao nhất.
Cương vị lãnh đạo cao nhất của Tổng bí thư được duy trì cho đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ hai, từ ngày 11 đến ngày 19 tháng 2 năm 1951. Tại đại hội này, xác lập chức vụ danh dự là Chủ tịch Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam, gọi tắt là Chủ tịch Đảng, được xem là cao hơn cương vị Tổng bí thư. Tuy đây chỉ là chức vụ danh dự, nhưng do uy tín lớn của Chủ tịch Đảng Hồ Chí Minh, nên hầu như đây là chức vụ thực quyền, nhất là sau Hội nghị Trung ương về vấn đề sửa sai cải cách ruộng đất tháng 10 năm 1956, Tổng bí thư Trường Chinh từ chức, Chủ tịch Đảng Hồ Chí Minh được coi như kiêm giữ luôn chức vụ Tổng Bí thư.
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ ba tháng 9 năm 1960, tuy không bầu ra chức vụ Tổng bí thư, nhưng chức vụ Bí thư thứ nhất Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam được thành lập, do Lê Duẩn nắm giữ. Chức vụ này mô phỏng theo Liên Xô, nhưng vẫn duy trì chức vụ Chủ tịch Đảng theo kiểu Trung Quốc. Sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời năm 1969 thì chức vụ Chủ tịch Đảng cũng bị hủy bỏ.
Chức vụ Bí thư thứ nhất trở thành chức vụ đứng đầu Ban Chấp hành trung ương cho đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ tư tháng 12 năm 1976. Tại đại hội này, chức vụ Bí thư thứ nhất được bãi bỏ và chức vụ đứng đầu Ban Chấp hành trung ương trở thành Tổng bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, vẫn do Lê Duẩn nắm giữ. Từ đó, chức vụ này ổn định vai trò và danh xưng cho đến tận ngày nay.
Tổng bí thư đương nhiệm là Nguyễn Phú Trọng.
各期大會代表全國
大會代表全國 | 時間 | 地點 | 數代表 | 數黨員 | 事件 |
---|---|---|---|---|---|
𠞺次壹 | 27 - 31/3/1935 | 澳門 | 13 | 600 | 實現風潮共產於𠀧處東洋 |
𠞺次𠄩 | 11 - 19/2/1951 | 宣光 | 158 (53預缺) | 766.349 | Đổi tên thành Đảng Lao Động Việt Nam. |
𠞺次𠀧 | 05 - 12/9/1960 | 河內 | 525(51預缺) | 500.000 | Xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, tiến hành cách mạng miền Nam |
𠞺次四 | 14 - 20/12/1976 | 河內 | 1008 | 1.550.000 | Đại hội đầu tiên sau thống nhất, lấy lại tên là đảng Cộng sản Việt Nam |
𠞺次𠄼 | 27 - 31/3/1982 | 河內 | 1033 | 1.727.000 | Giữ gìn và bảo vệ tổ quốc trước tình trạng chiến tranh cục bộ. |
𠞺次𦒹 | 15 - 18/12/1986 | 河內 | 1129 | ~1.900.000 | Khởi xướng chính sách đổi mới |
𠞺次𦉱 | 24 - 27/6/1991 | 河內 | 1176 | 2.155.022 | Giữ gìn và bảo vệ tổ quốc, tiếp tục phát huy kinh tế và đẩy mạnh mở cửa quan hệ ngoại giao về mọi mặt trong chính trị - xã hội. |
𠞺次𠔭 | 28 - 01/7/1996 | 河內 | 1198 | 2.130.000 | Tổng kết các hoạt động Cộng sản vào thế kỉ 20, xây dựng chủ trương của Đảng vào thế kỉ 21. |
𠞺次𠃩 | 19 - 22/4/2001 | 河內 | 1168 | 2.479.719 | Thay đổi chính sách kinh tế 10 năm, bắt đầu giai đoạn đưa đất nước ra khỏi tình trạng kém phát triển vào năm 2010. |
𠞺次 | 18 - 25/4/2006 | 河內 | 1176 | ~3.100.000 | Thay đổi chính sách kinh tế 10 năm lần 2, đưa đất nước ra khỏi kém phát triển và phấn đấu đến năm 2020 xây dựng đất nước thành nước công nghiệp hóa. |
𠞺次𠬠 | 12 - 19/1/2011 | 河內 | 1377 | ~ 3.600.000 | Phấn đấu đến năm 2020 đưa đất nước cơ bản là nước công nghiệp theo hướng hiện đại |
䀡添
參考
- ↑ Thời cơ vàng của Đảng ta Nguyễn Trung, 09:06, Thứ Hai, 09/01/2006 (GMT+7)
- ↑ "Đảng ta thật là vĩ đại" Hương Trà, 9:05 PM, 01/02/2008
- ↑ Đảng Cộng sản Việt Nam, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam
- ↑ Điều lệ Đảng Lao động Việt Nam Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, 21/2/2011
- ↑ Chính sách kinh tế mới của V.I. Lê-nin và sự vận dụng vào công cuộc đổi mới ở Việt Nam, Nguyễn Đức Độ, Tạp chí Cộng Sản
- ↑ Giáo trình lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam, NXB chính trị quốc gia. 2006, trang 55
- ↑ Giáo trình lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam, NXB chính trị quốc gia. 2006, trang 62
- ↑ Quá trình thành lập Xứ uỷ Trung Kỳ và các Tỉnh đảng bộ Nghệ Tĩnh, Nguyễn Thị Hồng Vân, Bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh, Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch Nghệ An
- ↑ Thông cáo Đảng Cộng sản Đông Dương tự ý giải tán, ngày 11-11-1945, Văn kiện Đảng toàn tập - Tập 8 (1945-1947)
- ↑ CÙNG TRUNG ƯƠNG ĐẢNG VÀ CHÍNH PHỦ LÃNH ĐẠO CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945 - 1954), Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam
- ↑ Pierre Brocheux et Daniel Héméry, Une colonisation ambigue (Paris: Découverte, 1995)
- ↑ HIẾN PHÁP NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Việt Nam NĂM 1980, QUỐC HỘI Việt Nam
- ↑ Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam Tô Xuân Dân, Hoàng Xuân Nghĩa, 14:29' 22/1/2007
- ↑ Đảng viên cần phải được làm kinh tế tư nhân - VnExpress Việt Anh, 19/4/2006, 08:53 GMT+7
- ↑ Kết nạp Đảng cho chủ doanh nghiệp tư nhân là một chủ trương đúng 18/01/2011 10:44
- ↑ 16,0 16,1 16,2 Điều lệ Đảng Cộng Sản Việt Nam
- ↑ Nguyễn Ái Quốc và Hội nghị Trung ương tháng 10-1930
Wikimedia Commons 固添體類形影吧材料𧗱 黨共產越南 |