恪別𡧲版𢯢𢷮𧵑「戰爭越南」

𣳔431: 𣳔431:


𡢐欺文件協定㐌得記𢴑、Henry Kissinger𠫾柴棍底第程朱總統阮文紹文本㐌達得。𪰂越南共和反對預討呢吧宣佈𠱊空寄結協定如預討。𪰂美𨅸𡗅𪰂越南共和吧宣佈𣗓體寄得協定、𠾕𠊝𢷮吏内容政聯關𦤾問題滑㰁:規製軍隊人民越南。𪰂越南民主共和北𠬃𪮈𢷮𧵑花旗。花旗𠴓𡃏𠱊𢷁呠吏沔北越南𡀮越南民主共和自嚉寄遶方案花旗提議。
𡢐欺文件協定㐌得記𢴑、Henry Kissinger𠫾柴棍底第程朱總統阮文紹文本㐌達得。𪰂越南共和反對預討呢吧宣佈𠱊空寄結協定如預討。𪰂美𨅸𡗅𪰂越南共和吧宣佈𣗓體寄得協定、𠾕𠊝𢷮吏内容政聯關𦤾問題滑㰁:規製軍隊人民越南。𪰂越南民主共和北𠬃𪮈𢷮𧵑花旗。花旗𠴓𡃏𠱊𢷁呠吏沔北越南𡀮越南民主共和自嚉寄遶方案花旗提議。
==== 戰役Linebacker II ====
{{正|𩈘陣坦對空沔北越南1972|戰役Linebacker II}}
[[Tập tin:B-52 shotdown piece.jpg|nhỏ|trái|270px|𠬠𤗖𠳗𣛠𩙻B-52被𪧻來在湖有捷、河内、𥪝戰役Linebacker II]]
Đồng thời với việc ném bom miền Bắc Việt Nam, tổng thống Mỹ Nixon thăm Liên Xô và Trung Quốc. Cả Liên Xô và Trung Quốc đều lo sợ Mỹ liên minh với bên này hoặc bên kia vì thế họ muốn giải quyết dứt điểm vấn đề Việt Nam. Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chỉ trích việc Liên Xô và Trung Quốc gặp Tổng thống Mỹ<ref name="Apokalypse"/>.
Tháng 12 năm 1972, Hoa Kỳ mở [[Chiến dịch Linebacker II]] cho máy bay B52 ném bom rải thảm Hà Nội, Hải Phòng và các mục tiêu khác ở miền Bắc Việt Nam trong 12 ngày ([[18 tháng 12]] đến [[30 tháng 12]]). Không khuất phục được Hà Nội, lực lượng không quân bị thiệt hại nặng nề và nhất là bị dư luận quốc tế và trong nước phản đối mạnh mẽ, chính phủ Hoa Kỳ buộc phải chấm dứt ném bom quay lại đàm phán và đồng ý ký kết Hiệp định Paris theo phương án đã ký tắt, dù có một vài sửa đổi nhỏ có tính kỹ thuật. Chính phủ Việt Nam Cộng hòa không tán thành hiệp định nhưng vì áp lực nếu không chấp nhận thì Hoa Kỳ sẽ đơn phương ký với Hà Nội và cắt đứt viện trợ cho Việt Nam Cộng hòa nên nhà nước này phải chấp nhận ký<ref name="Apokalypse"/>.
Trong chiến dịch này, Hoa Kỳ đem lực lượng không quân chiến lược với [[boeing B-52 Stratofortress|máy bay B-52]] ném bom rải thảm xuống [[Hà Nội]], [[Hải Phòng]], [[Thái Nguyên]] trong 12 ngày đêm. Về lý do quân sự, chính trị thì cuộc ném bom này không cần thiết và có hại vì khi đó Hoa Kỳ đã quyết tâm rút khỏi chiến tranh. Hoa Kỳ biết rất rõ rằng chỉ bằng một cuộc ném bom dù ác liệt đến đâu Hoa Kỳ không thể nào bắt Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nhượng bộ một vấn đề cốt lõi mà vì nó họ đã chiến đấu gần 20 năm. Nó chỉ làm dư luận Mỹ và thế giới bất bình với chính phủ Hoa Kỳ. Đây chỉ là cách để thể hiện trách nhiệm, nghĩa vụ đối với đồng minh (không chỉ đối với Việt Nam Cộng hòa mà còn cả các đồng minh khác nữa). Khi dự thảo hiệp định đã được ký tắt với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, chính phủ Việt Nam Cộng hòa đã phản đối kịch liệt và không chấp nhận, Hoa Kỳ quyết định dùng bước này để chứng tỏ họ đã cố gắng đến mức cuối cùng cho quyền lợi của đồng minh rồi.
[[Tập tin:Boeing B-52 dropping bombs.jpg|nhỏ|phải|240px|Máy bay B-52 đang ném bom rải thảm trong một vụ không kích]]
Mục tiêu mà Hoa Kỳ đặt ra trong chiến dịch Linebacker II là duy trì nỗ lực tối đa để phá hủy tất cả các tổ hợp mục tiêu chính ở khu vực Hà Nội và Hải Phòng, trong đó phá hủy đến mức tối đa những mục tiêu quân sự chọn lọc tại vùng lân cận của Hà Nội/Hải Phòng. Linebacker II cũng loại bỏ các rất nhiều các hạn chế trong các chiến dịch trước đó ở Bắc Việt Nam, ngoại trừ cố gắng để "''giảm thiểu nguy hiểm cho dân thường tới mức có thể cho phép mà không ảnh hưởng hiệu quả''" và "''tránh các khu giam giữ tù binh, bệnh viện và khu vực tôn giáo''".<ref>[http://books.google.com.vn/books?id=ueTIMHCmw6oC&pg=PA271&hl=vi&source=gbs_toc_r&cad=4#v=onepage&q&f=false Clashes: Air Combat Over North Vietnam, 1965-1972], Marshall L. Michell III, Naval Institute Press, ISBN/SKU: 9781591145196, page 271, trích "''Linebacker II was completely different from the interdiction policy of Rolling Thunder and Linerbacker I; Linerbacker II would be a sustained maximum effort to destroy all major target complexes in the Hanoi and Haiphong areas. This could be done by Phantoms, even with LGBs; it required a massive application of force, which could only be exerted by B-52 strikes. Linebacker II also involved the removal of many of the restrictions surrounding the previous operations over North Vietnam, except an atempt to "minimize the danger to civillian population to the extent feasible without compromising effectiveness" and to "avoid known POW compounds, hospitals and religious structures.''"</ref>
Hoa Kỳ đã dùng một biện pháp rất cực đoan, tàn bạo mà các chuẩn mực chiến tranh thông thường không cho phép: dùng máy bay B52 rải thảm bom hủy diệt vào một loạt các khu vực dân cư của các thành phố lớn để đánh vào ý chí của dân chúng và đã gây ra thương vong lớn cho dân cư.<ref>[http://123.30.190.43:8080/tiengviet/tulieuvankien/details.asp?topic=6&subtopic=217&leader_topic=511&id=BT18120759655 Điện Biên Phủ trên không, 35 năm ôn lại - Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam]</ref> Họ đã dùng máy bay B-52 tiến hành ném bom rải thảm vào các mục tiêu như sân bay Kép, Phúc Yên, Hòa Lạc, hệ thống đường sắt, nhà kho, nhà máy điện Thái Nguyên, trạm trung chuyển đường sắt Bắc Giang, kho xăng dầu tại Hà Nội... Ở Hà Nội, tại [[phố Khâm Thiên]] bom trải thảm đã phá sập cả dãy phố và sát hại nhiều dân thường. Tại [[bệnh viện Bạch Mai]], nhiều tòa nhà quan trọng đã bị phá hủy, cùng với các [[bệnh nhân]] và [[bác sĩ]], [[y tá]] bên trong. Chiến dịch này đã phá hoại nặng nề nhiều cơ sở vật chất, kinh tế, giao thông, công nghiệp và quân sự của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nhưng đã không làm thay đổi được lập trường của Hà Nội.
Về mặt quân sự, Hoa Kỳ đã đánh giá thấp lực lượng phòng không của đối phương. Không lực Hoa Kỳ quá tin tưởng vào các biện pháp kỹ thuật gây nhiễu điện tử để bịt mắt radar và tên lửa phòng không của đối phương. Để đáp lại, các lực lượng tên lửa phòng không của Quân đội Nhân dân Việt Nam đã giải quyết vấn đề bằng những biện pháp chiến thuật sáng tạo và hợp lý, họ đã bắn các máy bay B-52 theo các chiến thuật mới và đã thành công vượt xa mức trông đợi, hàng chục chiếc B-52 đã bị bắn hạ. Cũng trong chiến dịch này, lần đầu [[Boeing B-52 Stratofortress|pháo đài bay B-52]] bị hạ bởi một máy bay tiêm kích, do [[Phạm Tuân]] điều khiển. Sách báo Việt Nam gọi chiến dịch này là ''Điện Biên Phủ trên không'', như một cách nêu bật thắng lợi của lực lượng phòng không Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong chiến dịch.
Dưới áp lực của dư luận thế giới và trong nước, thất bại trong việc buộc Hà Nội nhượng bộ, Tổng thống Nixon ra lệnh chấm dứt ném bom vào ngày [[30 tháng 12]] năm [[1972]] và hội đàm lại để ký kết hiệp định. Hiệp định Paris có phương án cuối cùng về cơ bản không khác mấy so với phương án đã được ký tắt. Chiến dịch Linebacker II là chiến dịch quân sự cuối cùng của quân đội Hoa Kỳ tại Việt Nam.


==參考==
==參考==