恪別𡧲版𢯢𢷮𧵑「戰爭越南」
𣳔351: | 𣳔351: | ||
情形沔南相對安浪𥪝各𢆥1969–1971。軍解放滴極預抒糧食、彈藥在各根據於老、高棉吧各漨棱𡶀𦓡軍力越南共和𣗓唄細得。軍解放使用漨邊界老吧高棉、得䀡羅漨中立、爫盤㧺進攻𠓨力量美-越南共和𡢐𪦆𪮊𨆢𧿨吏邊箕邊界𢧚總統美Nixon𠚢令𫘑戰役高棉底枕𢴑情狀𪦆。<ref name="Apokalypse"/> | 情形沔南相對安浪𥪝各𢆥1969–1971。軍解放滴極預抒糧食、彈藥在各根據於老、高棉吧各漨棱𡶀𦓡軍力越南共和𣗓唄細得。軍解放使用漨邊界老吧高棉、得䀡羅漨中立、爫盤㧺進攻𠓨力量美-越南共和𡢐𪦆𪮊𨆢𧿨吏邊箕邊界𢧚總統美Nixon𠚢令𫘑戰役高棉底枕𢴑情狀𪦆。<ref name="Apokalypse"/> | ||
====戰役高棉==== | |||
{{正|戰役高棉}} | |||
Một sự kiện quan trọng đã xảy ra trong thời kỳ này và có hậu quả to lớn cho [[Bán đảo Đông Dương|Đông Dương]] sau này là việc Hoa Kỳ ủng hộ [[Lon Nol]], thủ tướng chính phủ [[Campuchia]], triệu tập Quốc Hội bỏ phiếu phế truất hoàng thân [[Norodom Sihanouk]] khỏi vị trí Quốc trưởng và trao quyền lực khẩn cấp cho Lon Nol vào tháng 3 năm [[1970]], sau đó phát động chiến tranh chống cộng tại Campuchia theo yêu cầu của [[Lon Nol]]<ref>Nigel Cawthorne, Chiến tranh Việt Nam - Được và Mất, trang 352, Nxb Đà Nẵng</ref>. | |||
Ưu thế tạm thời trên chiến trường sau Mậu Thân đã dẫn Hoa Kỳ đến hành động leo thang này, làm cho Campuchia rơi vào một thời kỳ tồi tệ trong lịch sử. Khi Quân Giải phóng mất đất, lui về các căn cứ bên kia biên giới Campuchia, Hoa Kỳ muốn triệt hạ những căn cứ của đối phương tại đây. Trước đây Quân Giải phóng chỉ đóng trên đất Campuchia ở một số vùng sát biên giới với Việt Nam, họ cố gắng lôi kéo, chiều lòng chính quyền Sihanouk và tự kiềm chế để không mất lòng chủ nhà. Chính quyền Sihanouk thỏa thuận với [[Trung Quốc]] và [[Việt Nam Dân chủ Cộng hòa]] cho phép sự hiện diện của các căn cứ Việt Nam ở sát biên giới Campuchia - Việt Nam, đồng thời cho phép viện trợ của Trung Quốc cho Việt Nam thông qua các cảng Campuchia. Đổi lại Campuchia được đền bù bằng cách Trung Quốc mua gạo của Campuchia với giá cao. Nay với diễn biến chính trị như trên, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã quay ra lên tiếng ủng hộ Sihanouk và phong trào [[Khmer Đỏ]] chống lại Lon Nol. | |||
Tháng 4 năm [[1970]], khoảng 40.000 lính Việt Nam Cộng hòa và 31.000 lính Mỹ tấn công vào căn cứ [[Trung ương Cục miền Nam]] tại biên giới Campuchia giáp Tây Ninh, tuy nhiên ban lãnh đạo Trung ương Cục miền Nam và phần lớn lực lượng Quân Giải phóng đã di chuyển sâu vào lãnh thổ Campuchia. Hoa Kỳ tuyên bố cuộc tấn công này tiêu diệt khoảng 2.000 quân Giải phóng, nhưng họ đã không tiêu diệt được Trung ương Cục miền Nam. Do bị phong trào sinh viên phản chiến Mỹ biểu tình phản đối nên Tổng thống Nixon phải ra lệnh cho quân Mỹ rút về.<ref name="Apokalypse"/> Ngày [[30 tháng 6]] năm 1970, chính phủ Mỹ phải ra lệnh rút quân Mỹ về. Quân chính phủ Lon Nol và quân đồn trú của Việt Nam Cộng hòa không thể đương đầu với Quân Giải phóng. Các sư đoàn 5, 7, 9 của Quân Giải phóng giúp Khmer Đỏ đánh lui quân chính phủ Lon Nol, giành kiểm soát các tỉnh Đông và Đông Bắc Campuchia để mở rộng căn cứ nối thông với Lào. Việt Nam Dân chủ cộng hòa cũng cung cấp vũ khí, quân trang quân dụng giúp Khmer Đỏ xây dựng nhiều đơn vị quân sự mới. Vùng lãnh thổ do Quân Giải phóng Miền Nam Việt Nam và Khmer Đỏ kiểm soát tại Campuchia trở thành hậu cứ rộng lớn cho cuộc chiến của Quân Giải phóng tại miền Nam Việt Nam. Quân Giải phóng thu mua lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm, thuốc men trên đất Campuchia trang bị cho quân đội của mình một cách hiệu quả mà trước đó nguồn này phải chờ vào chi viện của miền Bắc cách xa hàng ngàn cây số. Địa bàn do họ kiểm soát trở thành hành lang, hậu cứ, điểm xuất phát để trở về chiến đấu ở Nam bộ (B2) kể từ đầu năm 1971. | |||
==參考== | ==參考== |