恪別𡧲版𢯢𢷮𧵑「書院:憲法越南民主共和1946」

空固𥿂略𢯢𢷮
空固𥿂略𢯢𢷮
𣳔6: 𣳔6:
'''憲法1946'''𱺵版憲法頭先𧵑𠬠渃[[越南民主共和]]、得[[國會越南|國會課𠬠]]通過𠓨𣈜𠃩𣎃𱑕𠬠𢆥1946。蹺敕令數34𧵑政府臨時𣈜8/9/1945𠬠'''委班預討吧呈遞國會𠬠版憲法'''㐌得成立貝𠤩委員: [[胡志明]]、永瑞(舊皇[[保大]])、鄧台梅、武仲慶、黎文憲、阮良朋、鄧春區(長征)。
'''憲法1946'''𱺵版憲法頭先𧵑𠬠渃[[越南民主共和]]、得[[國會越南|國會課𠬠]]通過𠓨𣈜𠃩𣎃𱑕𠬠𢆥1946。蹺敕令數34𧵑政府臨時𣈜8/9/1945𠬠'''委班預討吧呈遞國會𠬠版憲法'''㐌得成立貝𠤩委員: [[胡志明]]、永瑞(舊皇[[保大]])、鄧台梅、武仲慶、黎文憲、阮良朋、鄧春區(長征)。


版憲法得國會通過𠓨𣈜 9/11/1946、在期合次𠄩、貝𠄩𤾓𦊚𱑕票贊成𨑗總數𠄩𤾓𦊚𱑕𠄩票。𢖖󠄁妬、國𫥨議決交任務朱伴常直國會「拱貝政府頒佈和施行憲法欺固條件」、「𥪝時期𣗓得施行得憲法時政府沛澦𠓨仍原則㐌定𥪝憲法抵頒行各敕律」。雖然戰爭東洋熢砮𠓨𣈜19/2/1946㐌𫜵役組織總選舉保議院人民空固條件抵寔現。由情形戰爭、憲法1946𣗓得正式公佈和𣗓曾固效力𧗱方面法理。<br>
版憲法得國會通過𠓨𣈜 9/11/1946、在期合次𠄩、貝𠄩𤾓𦊚𱑕票贊成𨑗總數𠄩𤾓𦊚𱑕𠄩票。𢖖󠄁妬、國𫥨議決交任務朱伴常直國會「拱貝政府頒佈吧施行憲法欺固條件」、「𥪝時期𣗓得施行得憲法時政府沛澦𠓨仍原則㐌定𥪝憲法抵頒行各敕律」。雖然戰爭東洋熢砮𠓨𣈜19/2/1946㐌𫜵役組織總選舉保議院人民空固條件抵寔現。由情形戰爭、憲法1946𣗓得正式公佈吧𣗓曾固效力𧗱方面法理。<br>


==𠳒吶頭==
==𠳒吶頭==

番版𣅶21:33、𣈜26𣎃4𢆥2024

憲法越南民主共和1946
國旗渃越南民主共和(1945 - 1955)、得定蹺條𠀧𧵑憲法

憲法1946𱺵版憲法頭先𧵑𠬠渃越南民主共和、得國會課𠬠通過𠓨𣈜𠃩𣎃𱑕𠬠𢆥1946。蹺敕令數34𧵑政府臨時𣈜8/9/1945𠬠委班預討吧呈遞國會𠬠版憲法㐌得成立貝𠤩委員: 胡志明、永瑞(舊皇保大)、鄧台梅、武仲慶、黎文憲、阮良朋、鄧春區(長征)。

版憲法得國會通過𠓨𣈜 9/11/1946、在期合次𠄩、貝𠄩𤾓𦊚𱑕票贊成𨑗總數𠄩𤾓𦊚𱑕𠄩票。𢖖󠄁妬、國𫥨議決交任務朱伴常直國會「拱貝政府頒佈吧施行憲法欺固條件」、「𥪝時期𣗓得施行得憲法時政府沛澦𠓨仍原則㐌定𥪝憲法抵頒行各敕律」。雖然戰爭東洋熢砮𠓨𣈜19/2/1946㐌𫜵役組織總選舉保議院人民空固條件抵寔現。由情形戰爭、憲法1946𣗓得正式公佈吧𣗓曾固效力𧗱方面法理。

𠳒吶頭

局革命𣎃𠔭㐌掙徠主權朱𡐙渃、自由朱人民吧立𫥨𡋂民主共和。

𢖖󠄁𠔭𱑕𢆥爭鬥、民族越南㐌脫𠺌𤥑壓逼𧵑政策殖民、同時㐌𢶆𠬃制度𤤰官。渃茹㐌𨀈𨖅𠬠壙塘㵋。

任務𧵑民族些𥪝階段尼𱺵保全領土、掙獨立完全吧建設國家𨑗𡋂磉民主。

得國民交朱責任草版憲法頭先𧵑渃越南民主共和、國會認𧡊哴憲法越南沛𥱬𥙩仍成績𨤔㘇𧵑革命吧沛𡏦𥩯𨑗仍原則𨑜低:

  • 團結全民、空分別𥞖㐻、𡛔𤳆、階級、宗教。
  • 擔保各權自由民主。
  • 寔現政權猛瑪吧𤏬𠁸𧵑人民。

貝精神團結、奮鬥𠻿固𧵑全民、𨑜𠬠政體民主㢅𠸤、渃越南獨立吧統一進𨀈𨑗塘榮光、幸福、共楪貝潮流進步𧵑世界吧意願和平𧵑人類。

Cuộc Cách mạng tháng Tám đã giành lại chủ quyền cho đất nước, tự do cho nhân dân và lập ra nền Dân chủ Cộng hoà.

Sau tám mươi năm tranh đấu, dân tộc Việt Nam đã thoát khỏi vòng áp bức của chính sách thực dân, đồng thời đã gạt bỏ chế độ vua quan. Nước nhà đã bước sang một quãng đường mới.

Nhiệm vụ của dân tộc ta trong giai đoạn này là bảo toàn lãnh thổ, giành độc lập hoàn toàn và kiến thiết quốc gia trên nền tảng dân chủ.

Được quốc dân giao cho trách nhiệm thảo bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Quốc hội nhận thấy rằng Hiến pháp Việt Nam phải ghi lấy những thành tích vẻ vang của Cách mạng và phải xây dựng trên những nguyên tắc dưới đây:

  • Đoàn kết toàn dân, không phân biệt giống nòi, gái trai, giai cấp, tôn giáo.
  • Đảm bảo các quyền tự do dân chủ.
  • Thực hiện chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của nhân dân.

Với tinh thần đoàn kết, phấn đấu sẵn có của toàn dân, dưới một chính thể dân chủ rộng rãi, nước Việt Nam độc lập và thống nhất tiến bước trên đường vinh quang, hạnh phúc, cùng nhịp với trào lưu tiến bộ của thế giới và ý nguyện hoà bình của nhân loại.


章I: 政體

條次1
渃越南𱺵𠬠渃民主共和。
悉𪥘󠄁權柄𥪝渃𱺵𧵑全體人民越南、空分別㐻𥞖、𡛔𤳆、𢀭隢、階級、宗教。
條次2
𡐙渃越南𱺵𠬠塊統一中南北空体分𢺹。
條次3
旗𧵑渃越南民主共和𡋂𧹻、𡧲固𣇟鐄𠄼𦑃。
國歌𱺵排進軍歌。
首都撻於河內。
Điều thứ 1

Nước Việt Nam là một nước Dân chủ Cộng hòa.

Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo.

Điều thứ 2

Đất nước Việt Nam là một khối thống nhất Trung Nam Bắc không thể phân chia.

Điều thứ 3

Cờ của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà nền đỏ, giữa có sao vàng năm cánh.

Quốc ca là bài Tiến quân ca.

Thủ đô đặt ở Hà Nội.


章II: 義務吧權利公民

目A: 義務

條次4
每公民越南沛:
  • 保衛祖國
  • 尊重憲法
  • 遵蹺法律。
條次5
公民越南固義務沛𠫾𪜯。
Điều thứ 4

Mỗi công dân Việt Nam phải:

  • Bảo vệ Tổ quốc
  • Tôn trọng Hiến pháp
  • Tuân theo pháp luật.
Điều thứ 5

Công dân Việt Nam có nghĩa vụ phải đi lính.


目B: 權利

條次6
悉𪥘󠄁公民越南調卬權𧗱𤗆方面:政治、經濟、文化。
條次7
悉𪥘󠄁公民越南調平等𠓀法律、調得參加政權吧工局建國隨蹺才能吧德行𧵑𨉟。
條次8
外事平等𧗱權利、仍國民少數得𢴇扡𧗱𤗆方面抵𫏢進及程度終。
條次9
僤婆卬權貝僤翁𧗱𤗆方面。
條次10
公民越南固權:
  • 自由言論
  • 自由出版
  • 自由組織吧會合
  • 自由信仰
  • 自由居住、𠫾徠𥪝渃吧𫥨渃外。
條次11
司法𣗓決定時空得扒𡃓吧監擒𠊛公民越南。茹於吧書信𧵑公民越南空埃得侵犯𠬠格債法律。
條次12
權私有財產𧵑公民越南得保擔。
條次13
權利各界勤勞智識吧蹎𢬣得保擔。
條次14
仍𠊛公民𫅷𪥘󠄁或殘疾空𫜵得役時得𢴇扡。𥘷𡥵得𢕸𥉮𧗱𩈘教養。
條次15
𡋂初學強迫吧空學費。於各場初學地方、國民少數固權學憑㗂𧵑𨉟。
學徒隢得政府𢴇。
場私得𢲫自由吧沛𠰺蹺章程茹渃。
條次16
仍𠊛外國爭鬥朱民主吧自由𦓡沛遁𠬉時得住寓𨑗𡐙越南。
Điều thứ 6

Tất cả công dân Việt Nam đều ngang quyền về mọi phương diện: chính trị, kinh tế, văn hoá.

Điều thứ 7

Tất cả công dân Việt Nam đều bình đẳng trước pháp luật, đều được tham gia chính quyền và công cuộc kiến quốc tuỳ theo tài năng và đức hạnh của mình.

Điều thứ 8

Ngoài sự bình đẳng về quyền lợi, những quốc dân thiểu số được giúp đỡ về mọi phương diện để chóng tiến kịp trình độ chung.

Điều thứ 9

Đàn bà ngang quyền với đàn ông về mọi phương diện.

Điều thứ 10

Công dân Việt Nam có quyền:

  • Tự do ngôn luận
  • Tự do xuất bản
  • Tự do tổ chức và hội họp
  • Tự do tín ngưỡng
  • Tự do cư trú, đi lại trong nước và ra nước ngoài.
Điều thứ 11

Tư pháp chưa quyết định thì không được bắt bớ và giam cầm người công dân Việt Nam. Nhà ở và thư tín của công dân Việt Nam không ai được xâm phạm một cách trái pháp luật.

Điều thứ 12

Quyền tư hữu tài sản của công dân Việt Nam được bảo đảm.

Điều thứ 13

Quyền lợi các giới cần lao trí thức và chân tay được bảo đảm.

Điều thứ 14

Những người công dân già cả hoặc tàn tật không làm được việc thì được giúp đỡ. Trẻ con được săn sóc về mặt giáo dưỡng.

Điều thứ 15

Nền sơ học cưỡng bách và không học phí. Ở các trường sơ học địa phương, quốc dân thiểu số có quyền học bằng tiếng của mình.

Học trò nghèo được Chính phủ giúp.

Trường tư được mở tự do và phải dạy theo chương trình Nhà nước.

Điều thứ 16

Những người ngoại quốc tranh đấu cho dân chủ và tự do mà phải trốn tránh thì được trú ngụ trên đất Việt Nam.


目C: 保舉、罷免吧覆決

條次17
制度保舉𱺵普通投票。𠬃票沛自由、直接吧𠻨。
條次18
悉𪥘󠄁公民越南、自18歲𠭤𬨠、空分別𡛔𤳆、調固權保舉、除仍𠊛𠅒智吧仍𠊛𠅒工權。
𠊛應舉沛𱺵𠊛固權保舉、沛𠃣𫥨𱺵21歲、吧沛別讀、別𢪏𡨸國語。公民在伍拱固權保舉吧應舉。
條次19
格式選舉仕由律定。
條次20
人民固權罷免各代表𨉟㐌保𫥨、蹺條次41吧61。
條次21
人民固權覆決𧗱憲法吧仍役關係𦤾運命國家、蹺條次32吧70。
Điều thứ 17

Chế độ bầu cử là phổ thông đầu phiếu. Bỏ phiếu phải tự do, trực tiếp và kín.

Điều thứ 18

Tất cả công dân Việt Nam, từ 18 tuổi trở lên, không phân biệt gái trai, đều có quyền bầu cử, trừ những người mất trí và những người mất công quyền.

Người ứng cử phải là người có quyền bầu cử, phải ít ra là 21 tuổi, và phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ. Công dân tại ngũ cũng có quyền bầu cử và ứng cử.

Điều thứ 19

Cách thức tuyển cử sẽ do luật định.

Điều thứ 20

Nhân dân có quyền bãi miễn các đại biểu mình đã bầu ra, theo điều thứ 41 và 61.

Điều thứ 21

Nhân dân có quyền phúc quyết về Hiến pháp và những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia, theo điều thứ 32 và 70.


章III: 議院人民

條次22
議院人民𱺵機關固權高一𧵑渃越南民主共和。
條次23
議院人民解決𤗆問題終朱全國、撻𫥨各法律、表決銀冊、准依各協約𦓡政府記貝渃外。
條次24
議院人民由公民越南保𫥨。𠀧𢆥保𠬠吝。
據5萬民時固𠬠議員。
數議員𧵑仍都市𡘯吧仍地方固國民少數仕由律定。
條次25
議員空沛只𠊝𩈘朱地方𨉟𦓡𡀳𠊝𩈘朱全體人民。
條次26
議院人民自審查䀡各議員固得保合例咍空。
條次27
議院人民保𠬠議長、𠄩副議長、12委員正式、3委員預缺抵立成班常務。
議長吧副議長兼職長吧副長班常務。
條次28
議院人民每𢆥合𠄩吝由班常務召集𠓨𣎃5吧𣎃11陽曆。
班常務固体召集會議不常裊察懃。
班常務沛召集議院裊𠬠份𠀧總數議員或政府要求。
條次29
沛固過姅總數議員𬧐合、會議㵋得表決。
議院決議蹺過姅數議員固𩈘。
扔㦖宣戰時沛固𠄩份𠀧數議員固𩈘𠬃票順。
條次30
議院合公開、公衆得𠓨𦖑。
各報誌得法述徠各局討論吧決議𧵑議院。
𥪝仍場合特別、議院固体決議合𠻨。
條次31
仍律㐌得議院表決、主席渃越南沛頒布踸一𱺵10𣋚𢖖󠄁欺認得通知。扔𥪝限𧘇、主席固權要求議院討論徠。仍律𨑻𫥨討論徠、裊吻得議院應準時扒𫃚主席沛頒布。
條次32
仍役關係𦤾運命國家仕迻𫥨人民覆決、裊𠄩份𠀧總數議員同意。格式覆決仕由律定。
條次33
欺𱜢𠄩份𠀧總數議員同意、議院固体自解散。班常務𠊝𩈘議院宣布事自解散𧘇。
條次34
欺議院人民㐌歇限或𣗓歇限𦓡自解散時班常務𡨺職權朱𦤾欺保徠議院人民㵋。
條次35
𠄩𣎃𠓀欺議院人民歇限、班常務宣布局保舉徠。局保舉㵋沛𫜵歱𥪝𠄩𣎃𠓀𣈜議院歇限。
欺議院人民自解散、班常務宣布𬆄局保舉徠。局保舉㵋𫜵歱𥪝𠄩𣎃𢖖󠄁𣈜議院自解散。
踸一𱺵𠬠𣎃𢖖󠄁局保舉、班常務沛合議院人民㵋。
𥪝欺固戰爭𦓡議院歇限時議院或班常務固權加限添𠬠時間空一定。扔踸一𱺵𦒹𣎃𢖖󠄁欺戰爭結了時沛保徠議院。
條次36
欺議院空合、班常務固權:
A)表決仍預案敕律𧵑政府。仍敕律妬沛𨑻呈議院𠓨番合近一抵議院應準或廢𠬃。
B)召集議院人民。
C)檢詧吧批評政府。
條次37
沛固過姅總數人員𠬃票順、仍議決𧵑班常務㵋固價值。
條次38
欺議院空合得、班常務共貝政府固權決定宣戰咍停戰。
條次39
頭每課合、𢖖󠄁欺班常務報告工役、問題𠬃票信任班常務固体𪲍𫥨、裊固𠬠份四總數議員要求。全班常務沛辭職裊空得信任。人員班常務𫇰固体得保徠。
條次40
裊𣗓得議院人民同意咍𥪝𣅶議院空合𦓡𣗓得班常務同意時政府空得扒監吧察處仍議員。
議員空被追訴爲𠳒吶咍表決𥪝議院。
𥪝場合犯法果贓、政府固体扒監議員𬆄扔踸一𱺵24𣇞沛通知朱班常務。班常務或議院仕定奪。
欺𠬠議員𠅒權應舉時同時𠅒𪥘󠄁資格議員。
條次41
議院沛察問題罷免𠬠議員欺認得提議𧵑𠬠份四總數舉知省咍城庯㐌保𫥨議員妬。裊𠄩份𠀧總數議員應順提議罷免時議員妬沛辭職。
條次42
輔給𧵑各議員仕由律定。
Điều thứ 22

Nghị viện nhân dân là cơ quan có quyền cao nhất của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

Điều thứ 23

Nghị viện nhân dân giải quyết mọi vấn đề chung cho toàn quốc, đặt ra các pháp luật, biểu quyết ngân sách, chuẩn y các hiệp ước mà Chính phủ ký với nước ngoài.

Điều thứ 24

Nghị viện nhân dân do công dân Việt Nam bầu ra. Ba năm bầu một lần.

Cứ 5 vạn dân thì có một nghị viên.

Số nghị viên của những đô thị lớn và những địa phương có quốc dân thiểu số sẽ do luật định.

Điều thứ 25

Nghị viên không phải chỉ thay mặt cho địa phương mình mà còn thay mặt cho toàn thể nhân dân.

Điều thứ 26

Nghị viện nhân dân tự thẩm tra xem các nghị viên có được bầu hợp lệ hay không.

Điều thứ 27

Nghị viện nhân dân bầu một Nghị trưởng, hai Phó nghị trưởng, 12 uỷ viên chính thức, 3 uỷ viên dự khuyết để lập thành Ban thường vụ.

Nghị trưởng và Phó nghị trưởng kiêm chức Trưởng và Phó trưởng Ban thường vụ.

Điều thứ 28

Nghị viện nhân dân mỗi năm họp hai lần do Ban thường vụ triệu tập vào tháng 5 và tháng 11 dương lịch.

Ban thường vụ có thể triệu tập hội nghị bất thường nếu xét cần.

Ban thường vụ phải triệu tập Nghị viện nếu một phần ba tổng số nghị viên hoặc Chính phủ yêu cầu.

Điều thứ 29

Phải có quá nửa tổng số nghị viên tới họp, hội nghị mới được biểu quyết.

Nghị viện quyết nghị theo quá nửa số nghị viên có mặt.

Nhưng muốn tuyên chiến thì phải có hai phần ba số nghị viên có mặt bỏ phiếu thuận.

Điều thứ 30

Nghị viện họp công khai, công chúng được vào nghe.

Các báo chí được phép thuật lại các cuộc thảo luận và quyết nghị của Nghị viện.

Trong những trường hợp đặc biệt, Nghị viện có thể quyết nghị họp kín.

Điều thứ 31

Những luật đã được Nghị viện biểu quyết, Chủ tịch nước Việt Nam phải ban bố chậm nhất là 10 hôm sau khi nhận được thông tri. Nhưng trong hạn ấy, Chủ tịch có quyền yêu cầu Nghị viện thảo luận lại. Những luật đem ra thảo luận lại, nếu vẫn được Nghị viện ưng chuẩn thì bắt buộc Chủ tịch phải ban bố.

Điều thứ 32

Những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia sẽ đưa ra nhân dân phúc quyết, nếu hai phần ba tổng số nghị viên đồng ý. Cách thức phúc quyết sẽ do luật định.

Điều thứ 33

Khi nào hai phần ba tổng số nghị viên đồng ý, Nghị viện có thể tự giải tán. Ban thường vụ thay mặt Nghị viện tuyên bố sự tự giải tán ấy.

Điều thứ 34

Khi Nghị viện nhân dân đã hết hạn hoặc chưa hết hạn mà tự giải tán thì Ban thường vụ giữ chức quyền cho đến khi bầu lại Nghị viện nhân dân mới.

Điều thứ 35

Hai tháng trước khi Nghị viện nhân dân hết hạn, Ban thường vụ tuyên bố cuộc bầu cử lại. Cuộc bầu cử mới phải làm xong trong hai tháng trước ngày Nghị viện hết hạn.

Khi Nghị viện nhân dân tự giải tán, Ban thường vụ tuyên bố ngay cuộc bầu cử lại. Cuộc bầu cử mới làm xong trong hai tháng sau ngày Nghị viện tự giải tán.

Chậm nhất là một tháng sau cuộc bầu cử, Ban thường vụ phải họp Nghị viện nhân dân mới.

Trong khi có chiến tranh mà nghị viện hết hạn thì Nghị viện hoặc Ban thường vụ có quyền gia hạn thêm một thời gian không nhất định. Nhưng chậm nhất là sáu tháng sau khi chiến tranh kết liễu thì phải bầu lại Nghị viện.

Điều thứ 36

Khi Nghị viện không họp, Ban thường vụ có quyền:

a) Biểu quyết những dự án sắc luật của Chính phủ. Những sắc luật đó phải đem trình Nghị viện vào phiên họp gần nhất để Nghị viện ưng chuẩn hoặc phế bỏ.
b) Triệu tập Nghị viện nhân dân.
c) Kiểm soát và phê bình Chính phủ.
Điều thứ 37

Phải có quá nửa tổng số nhân viên bỏ phiếu thuận, những nghị quyết của Ban thường vụ mới có giá trị.

Điều thứ 38

Khi Nghị viện không họp được, Ban thường vụ cùng với Chính phủ có quyền quyết định tuyên chiến hay đình chiến.

Điều thứ 39

Đầu mỗi khoá họp, sau khi Ban thường vụ báo cáo công việc, vấn đề bỏ phiếu tín nhiệm Ban thường vụ có thể nêu ra, nếu có một phần tư tổng số nghị viên yêu cầu. Toàn Ban thường vụ phải từ chức nếu không được tín nhiệm. Nhân viên Ban thường vụ cũ có thể được bầu lại.

Điều thứ 40

Nếu chưa được Nghị viện nhân dân đồng ý hay trong lúc Nghị viện không họp mà chưa được Ban thường vụ đồng ý thì Chính phủ không được bắt giam và xét xử những nghị viên.

Nghị viên không bị truy tố vì lời nói hay biểu quyết trong Nghị viện.

Trong trường hợp phạm pháp quả tang, Chính phủ có thể bắt giam nghị viên ngay nhưng chậm nhất là 24 giờ phải thông tri cho Ban thường vụ. Ban thường vụ hoặc Nghị viện sẽ định đoạt.

Khi một nghị viên mất quyền ứng cử thì đồng thời mất cả tư cách nghị viên.

Điều thứ 41

Nghị viện phải xét vấn đề bãi miễn một nghị viên khi nhận được đề nghị của một phần tư tổng số cử tri tỉnh hay thành phố đã bầu ra nghị viên đó. Nếu hai phần ba tổng số nghị viên ưng thuận đề nghị bãi miễn thì nghị viên đó phải từ chức.

Điều thứ 42

Phụ cấp của các nghị viên sẽ do luật định.


章IV: 政府

條次43
機關行政高一𧵑全國𱺵政府越南民主共和。
條次44
政府𠁟固主席渃越南民主共和、副主席渃吧內閣。
內閣固首相、各部長、次長。固体固副首相。
條次45
主席渃越南民主共和譔𥪝議院人民吧沛得𠄩份𠀧總數議員𠬃票順。
裊𠬃票吝頭𦓡空𨁥數票𧘇、時吝次二仕蹺多數相對。
主席渃越南得保𥪝時限5𢆥吧固体得保徠。
𥪝𤥑𠬠𣎃𠓀欺歇任期𧵑主席、班常務沛召集議院抵保主席㵋。
條次46
副主席渃越南民主共和譔𥪝人民吧保蹺例常。
任期𧵑副主席蹺任期𧵑議院。
副主席𢴇扡主席。
欺主席辭塵咍辭職時副主席暫權主席。踸一𱺵𠄩𣎃沛保主席㵋。
條次47
主席渃越南譔首相𥪝議院吧迻𫥨議院表決。裊得議院信任、首相譔各部長𥪝議院吧迻𫥨議院表決全體名冊。次長固体譔外議院吧由首相提舉𫥨會同政府閱依。
人員班常務議院空得參與𠓨政府。
條次48
裊缺部長𱜢時首相妥順貝班常務抵指定𬆄𠊛暫𠊝朱𦤾欺議院合吧准依。
條次49
權限𧵑主席渃越南民主共和:
A)𠊝𩈘朱渃。
B)𡨺權總指揮軍隊全國、指定或革職各將帥𥪝陸軍、海軍、空軍。
C)記敕令補任首相、人員內閣吧人員高級屬各機關政府。
D)主座會同政府。
Đ)頒布各道律㐌得議院決議。
E)賞徽章吧各憑級名譽。
G)特赦。
H)記協約貝各渃。
I)派代表越南𦤾渃外吧接認代表外交𧵑各渃。
K)宣戰咍停戰蹺如條38㐌定。
條次50
主席渃越南空沛𠹾𠬠責任𱜢、除欺犯罪反國。
條次51
每欺追訴主席、副主席咍𠬠人員內閣𧗱罪反國、議院仕立𠬠座案特別抵察處。役扒𡃓吧追訴𠓀座案𠬠人員內閣𧗱償罪沛固事應準𧵑會同政府。
條次52
權限𧵑政府:
A)施行各道律吧決議𧵑議院。
B)提議仍預案律𫥨𠓀議院。
C)提議仍預案敕律𫥨𠓀班常務、𥪝𣅶議院空合𦓡﨤場合特別。
D)罷𠬃仍命令吧議決𧵑機關級𨑜、裊懃。
Đ)補任或革職各人員𥪝各機關行政或專門。
E)施行律動員吧𤗆方策懃切抵𡨺𢷹𡐙渃。
G)立預案銀冊亙𢆥。
條次53
每敕令𧵑政府沛固𡨸記𧵑主席渃越南吧隨蹺權限各部、沛固𠬠咍𡗉位部長接記。各位部長𧘇沛𠹾責任𠓀議院。
條次54
部長𱜢空得議員信任時沛辭職。
全體內閣空沛𠹾連帶責任𧗱行爲𠬠部長。
首相沛𠹾責任𧗱𡥵塘政治𧵑內閣。扔議院只固体表決𧗱問題信任欺首相、班常務或𠬠份四總數議院𪲍問題𧘇𫥨。
𥪝限24𣇞𢖖󠄁欺議院表決空信任內閣時主席渃越南固權迻問題信任𫥨議院討論徠。局討論吝次𠄩沛隔局討論吝次一𱺵48𣇞。𢖖󠄁局表決尼、內閣𠅒信任沛辭職。
條次55
各部長沛㨋𠳒憑書詞或憑𠳒吶仍條質問𧵑議院或𧵑班常務。期限㨋𠳒踸一𱺵10𣈜𢖖󠄁欺認得書質問。
條次56
欺議院歇限或自解散、內閣𡨺職權朱𦤾欺合議院㵋。
Điều thứ 43

Cơ quan hành chính cao nhất của toàn quốc là Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

Điều thứ 44

Chính phủ gồm có Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Phó Chủ tịch nước và Nội các.

Nội các có Thủ tướng, các Bộ trưởng, Thứ trưởng. Có thể có Phó Thủ tướng.

Điều thứ 45

Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà chọn trong Nghị viện nhân dân và phải được hai phần ba tổng số nghị viên bỏ phiếu thuận.

Nếu bỏ phiếu lần đầu mà không đủ số phiếu ấy, thì lần thứ nhì sẽ theo đa số tương đối.

Chủ tịch nước Việt Nam được bầu trong thời hạn 5 năm và có thể được bầu lại.

Trong vòng một tháng trước khi hết nhiệm kỳ của Chủ tịch, Ban thường vụ phải triệu tập Nghị viện để bầu Chủ tịch mới.

Điều thứ 46

Phó Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà chọn trong nhân dân và bầu theo lệ thường.

Nhiệm kỳ của Phó Chủ tịch theo nhiệm kỳ của Nghị viện.

Phó Chủ tịch giúp đỡ Chủ tịch.

Khi Chủ tịch từ trần hay từ chức thì Phó Chủ tịch tạm quyền Chủ tịch. Chậm nhất là hai tháng phải bầu Chủ tịch mới.

Điều thứ 47

Chủ tịch nước Việt Nam chọn Thủ tướng trong Nghị viện và đưa ra Nghị viện biểu quyết. Nếu được Nghị viện tín nhiệm, Thủ tướng chọn các Bộ trưởng trong Nghị viện và đưa ra Nghị viện biểu quyết toàn thể danh sách. Thứ trưởng có thể chọn ngoài Nghị viện và do Thủ tướng đề cử ra Hội đồng Chính phủ duyệt y.

Nhân viên Ban thường vụ Nghị viện không được tham dự vào Chính phủ.

Điều thứ 48

Nếu khuyết Bộ trưởng nào thì Thủ tướng thoả thuận với Ban thường vụ để chỉ định ngay người tạm thay cho đến khi Nghị viện họp và chuẩn y.

Điều thứ 49

Quyền hạn của Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà:

a) Thay mặt cho nước.
b) Giữ quyền Tổng chỉ huy quân đội toàn quốc, chỉ định hoặc cách chức các tướng soái trong lục quân, hải quân, không quân.
c) Ký sắc lệnh bổ nhiệm Thủ tướng, nhân viên Nội các và nhân viên cao cấp thuộc các cơ quan Chính phủ.
d) Chủ toạ Hội đồng Chính phủ.
đ) Ban bố các đạo luật đã được Nghị viện quyết nghị.
e) Thưởng huy chương và các bằng cấp danh dự.
g) Đặc xá.
h) Ký hiệp ước với các nước.
i) Phái đại biểu Việt Nam đến nước ngoài và tiếp nhận đại biểu ngoại giao của các nước.
k) Tuyên chiến hay đình chiến theo như điều 38 đã định.
Điều thứ 50

Chủ tịch nước Việt Nam không phải chịu một trách nhiệm nào, trừ khi phạm tội phản quốc.

Điều thứ 51

Mỗi khi truy tố Chủ tịch, Phó Chủ tịch hay một nhân viên Nội các về tội phản quốc, Nghị viện sẽ lập một Toà án đặc biệt để xét xử. Việc bắt bớ và truy tố trước Toà án một nhân viên Nội các về thường tội phải có sự ưng chuẩn của Hội đồng Chính phủ.

Điều thứ 52

Quyền hạn của Chính phủ:

a) Thi hành các đạo luật và quyết nghị của Nghị viện.
b) Đề nghị những dự án luật ra trước Nghị viện.
c) Đề nghị những dự án sắc luật ra trước Ban thường vụ, trong lúc Nghị viện không họp mà gặp trường hợp đặc biệt.
d) Bãi bỏ những mệnh lệnh và nghị quyết của cơ quan cấp dưới, nếu cần.
đ) Bổ nhiệm hoặc cách chức các nhân viên trong các cơ quan hành chính hoặc chuyên môn.
e) Thi hành luật động viên và mọi phương sách cần thiết để giữ gìn đất nước.
g) Lập dự án ngân sách hàng năm.
Điều thứ 53

Mỗi sắc lệnh của Chính phủ phải có chữ ký của Chủ tịch nước Việt Nam và tuỳ theo quyền hạn các Bộ, phải có một hay nhiều vị Bộ trưởng tiếp ký. Các vị Bộ trưởng ấy phải chịu trách nhiệm trước Nghị viện.

Điều thứ 54

Bộ trưởng nào không được Nghị viên tín nhiệm thì phải từ chức.

Toàn thể Nội các không phải chịu liên đới trách nhiệm về hành vi một Bộ trưởng.

Thủ tướng phải chịu trách nhiệm về con đường chính trị của Nội các. Nhưng Nghị viện chỉ có thể biểu quyết về vấn đề tín nhiệm khi Thủ tướng, Ban thường vụ hoặc một phần tư tổng số Nghị viện nêu vấn đề ấy ra.

Trong hạn 24 giờ sau khi Nghị viện biểu quyết không tín nhiệm Nội các thì Chủ tịch nước Việt Nam có quyền đưa vấn đề tín nhiệm ra Nghị viện thảo luận lại. Cuộc thảo luận lần thứ hai phải cách cuộc thảo luận lần thứ nhất là 48 giờ. Sau cuộc biểu quyết này, Nội các mất tín nhiệm phải từ chức.

Điều thứ 55

Các Bộ trưởng phải trả lời bằng thư từ hoặc bằng lời nói những điều chất vấn của Nghị viện hoặc của Ban thường vụ. Kỳ hạn trả lời chậm nhất là 10 ngày sau khi nhận được thư chất vấn.

Điều thứ 56

Khi Nghị viện hết hạn hoặc tự giải tán, Nội các giữ chức quyền cho đến khi họp Nghị viện mới.


章V: 會同人民吧委班行政

條次57
渃越南𧗱方面行政𠁟固𠀧部:北、中、南。每部𢺹成省、每省𢺹成縣、每縣𢺹成社。
條次58
於省、城庯、市社吧社固會同人民由投票普通吧直接保𫥨。
會同人民省、城庯、市社咍社舉𫥨委班行政。
於部吧縣、只固委班行政。委班行政部由會同各省吧城庯保𫥨。委班行政縣由會同各社保𫥨。
條次59
會同人民決議𧗱仍問題屬地方𨉟。仍議決𧘇空得債貝指示𧵑各級𨑗。委班行政固責任:
A)施行各命令𧵑級𨑗。
B)施行各議決𧵑會同人民地方𨉟𢖖󠄁欺得級𨑗准依。
C)指揮工役行政𥪝地方。
條次60
委班行政𠹾責任對貝級𨑗吧對貝會同人民地方𨉟。
條次61
人員會同人民吧委班行政固体被罷免。格式罷免仕由律定。
條次62
𠬠道律仕定𤑟仍枝節組織各會同人民吧委班行政。
Điều thứ 57

Nước Việt Nam về phương diện hành chính gồm có ba bộ: Bắc, Trung, Nam. Mỗi bộ chia thành tỉnh, mỗi tỉnh chia thành huyện, mỗi huyện chia thành xã.

Điều thứ 58

Ở tỉnh, thành phố, thị xã và xã có Hội đồng Nhân dân do đầu phiếu phổ thông và trực tiếp bầu ra.

Hội đồng Nhân dân tỉnh, thành phố, thị xã hay xã cử ra Uỷ ban Hành chính.

Ở bộ và huyện, chỉ có Uỷ ban Hành chính. Uỷ ban Hành chính bộ do Hội đồng các tỉnh và thành phố bầu ra. Uỷ ban Hành chính huyện do Hội đồng các xã bầu ra.

Điều thứ 59

Hội đồng Nhân dân quyết nghị về những vấn đề thuộc địa phương mình. Những nghị quyết ấy không được trái với chỉ thị của các cấp trên. Uỷ ban Hành chính có trách nhiệm:

a) Thi hành các mệnh lệnh của cấp trên.
b) Thi hành các nghị quyết của Hội đồng Nhân dân địa phương mình sau khi được cấp trên chuẩn y.
c) Chỉ huy công việc hành chính trong địa phương.
Điều thứ 60

Uỷ ban Hành chính chịu trách nhiệm đối với cấp trên và đối với Hội đồng Nhân dân địa phương mình.

Điều thứ 61

Nhân viên Hội đồng Nhân dân và Uỷ ban Hành chính có thể bị bãi miễn. Cách thức bãi miễn sẽ do luật định.

Điều thứ 62

Một đạo luật sẽ định rõ những chi tiết tổ chức các Hội đồng Nhân dân và Uỷ ban Hành chính.


章VI: 機關司法

條次63
機關司法𧵑渃越南民主共和𠁟固:
A)座案最高。
B)各座案覆審。
C)各座案第二級吧初級。
條次64
各員審判調由政府補任。
條次65
𥪝欺處役刑時沛固輔審人民抵或參加意見裊𱺵役小型、或共決定貝審判裊𱺵役大型。
條次66
國民少數固權用㗂吶𧵑𨉟𠓀座案。
條次67
各番座案調沛公開、除仍場合特別。𠊛被告得權自刨𢵻𥙩或摱律師。
條次68
禁空得查訊、打㧺、虐待仍被告吧罪人。
條次69
𥪝欺察處、各員審判只遵蹺法律、各機關恪空得干涉。
Điều thứ 63

Cơ quan tư pháp của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà gồm có:

a) Toà án tối cao.
b) Các toà án phúc thẩm.
c) Các toà án đệ nhị cấp và sơ cấp.
Điều thứ 64

Các viên thẩm phán đều do Chính phủ bổ nhiệm.

Điều thứ 65

Trong khi xử việc hình thì phải có phụ thẩm nhân dân để hoặc tham gia ý kiến nếu là việc tiểu hình, hoặc cùng quyết định với thẩm phán nếu là việc đại hình.

Điều thứ 66

Quốc dân thiểu số có quyền dùng tiếng nói của mình trước Toà án.

Điều thứ 67

Các phiên toà án đều phải công khai, trừ những trường hợp đặc biệt. Người bị cáo được quyền tự bào chữa lấy hoặc mượn luật sư.

Điều thứ 68

Cấm không được tra tấn, đánh đập, ngược đãi những bị cáo và tội nhân.

Điều thứ 69

Trong khi xét xử, các viên thẩm phán chỉ tuân theo pháp luật, các cơ quan khác không được can thiệp.


章VII: 𢯢𢷮憲法

條次70
𢯢𢷮憲法沛蹺格式𢖖󠄁低:
A)由𠄩份𠀧總數議員要求。
B)議院保𫥨𠬠班預草仍條𠊝𢷮。
C)仍條𠊝𢷮欺㐌得議院應準時沛迻𫥨全民覆決。
Điều thứ 70

Sửa đổi Hiến pháp phải theo cách thức sau đây:

a) Do hai phần ba tổng số nghị viên yêu cầu.
b) Nghị viện bầu ra một ban dự thảo những điều thay đổi.
c) Những điều thay đổi khi đã được Nghị viện ưng chuẩn thì phải đưa ra toàn dân phúc quyết.



源 Nguồn:Hiến pháp Việt Nam Dân chủ Cộng hòa 1946 – Wikisource tiếng Việt