恪別𡧲版𢯢𢷮𧵑「戰爭越南」

𣳔388: 𣳔388:


𡢐各局行軍不成𧵑軍力越南共和打𠓨高棉吧下老、𦤾頭𢆥[[1972]]、軍解放㐌回復𡢐戊申吧吏縱𠚢𠬠突總進攻𡘯姅。
𡢐各局行軍不成𧵑軍力越南共和打𠓨高棉吧下老、𦤾頭𢆥[[1972]]、軍解放㐌回復𡢐戊申吧吏縱𠚢𠬠突總進攻𡘯姅。
==== 戰役務夏1972 ====
{{正|戰局𢆥1972在越南|戰役春夏1972}}
Tháng 3 năm [[1972]] quân Giải phóng đã tung ra một [[chiến dịch Xuân - Hè 1972|cuộc tổng tiến công và nổi dậy chiến lược mùa xuân năm 1972]]. Đây là đòn đánh để kết hợp với nỗ lực ngoại giao, nhằm làm thoái chí Hoa Kỳ, buộc họ rút hẳn ra khỏi cuộc chiến. Tuy rằng tên và kế hoạch như vậy nhưng rút kinh nghiệm từ năm 1968, quân du kích và cán bộ nằm vùng sẽ không "nổi dậy" tại vùng địch hậu mà chỉ đóng vai trò chỉ đường và tải đạn, họ sẽ chỉ ra mặt tại những nơi chủ lực Quân Giải phóng đã kiểm soát vững chắc. Điều đó cho thấy các nỗ lực bình định của Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng hòa trong thời gian 1969-1971 đã có những hiệu quả nhất định.
[[Tập tin:Ofensiva pascua.jpg|nhỏ|phải|200px|Sơ đồ trận tiến công của Quân đội Nhân dân Việt Nam]]
Đây là cuộc tiến công [[chiến lược]] gồm các chiến dịch tiến công quy mô lớn, [[hiệp đồng binh chủng]], tiến công sâu vào hệ thống phòng ngự của Việt Nam Cộng hòa trên ba hướng chiến lược quan trọng: [[Chiến dịch Trị Thiên|Trị Thiên]], [[Chiến dịch Bắc Tây Nguyên|Bắc Tây Nguyên]], [[Chiến dịch Nguyễn Huệ|miền Đông Nam Bộ]]. Trong suốt quá trình diễn ra cuộc chiến tranh, chưa bao giờ quân Giải phóng lại phát động một cuộc tiến công ồ ạt dưới sự hỗ trợ của các lực lượng được trang bị tốt đến như vậy, cuộc tiến công này mạnh hơn bất cứ những gì mà Việt Nam Cộng hòa có thể tập trung lại được vào mùa xuân năm 1972.<ref name="ReferenceA">Liên bang Xô Viết và chiến tranh Việt Nam-Chương 10:Giữa sự hòa hoãn và Việt Nam-Ilya V. Gaiduk</ref>
Cuộc tấn công năm 1972 của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã không nhận được sự ủng hộ từ 2 đồng minh chủ chốt là Trung Quốc và Liên Xô do 2 quốc gia chỉ mong muốn kết thúc nhanh 1 thỏa ước hòa bình với Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng hòa tại Paris.<ref name="ReferenceA"/> Liên Xô đã cắt giảm viện trợ, còn Trung Quốc thì thậm chí còn gây sức ép lên Việt Nam Dân chủ Cộng hòa để buộc họ ngừng chiến đấu. Tuy thế các lãnh đạo Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vẫn quyết tâm khởi động một chiến dịch quy mô nhằm đánh bại triệt để [[Việt Nam hóa chiến tranh]], giành lợi thế trên bàn đàm phán ở Paris.
Trong 2 tháng đầu, quân Giải phóng liên tiếp chọc thủng cả 3 tuyến phòng ngự, tiêu diệt hoặc làm tan rã nhiều sinh lực đối phương, gây kinh ngạc cho cả Hoa Kỳ lẫn Việt Nam Cộng hòa. Hoa Kỳ phải gấp rút điều động lực lượng không quân và hải quân tới chi viện để ngăn đà tiến của quân Giải phóng, đồng thời viện trợ khẩn cấp nhiều vũ khí cho Việt Nam Cộng hòa để bổ sung cho thiệt hại trước đó.
Tại [[Bắc Tây Nguyên]], sau các thắng lợi ban đầu của Quân Giải phóng tại [[Trận Đắk Tô - Tân Cảnh, 1972|trận Đắc Tô - Tân Cảnh]], chiến sự mau chóng êm dịu trở lại sau khi đội quân này bị chặn lại trong [[Trận Kontum|Trận Kon Tum]].
Tại Đông Nam Bộ, ở tỉnh [[Bình Long (tỉnh)|Bình Long]] sau khi thắng lợi tại [[trận Lộc Ninh (1972)|trận Lộc Ninh]], Quân Giải phóng tiến công theo đường 13 để đánh chiếm thị xã [[An Lộc, Bình Long|An Lộc]] trong [[trận An Lộc]], dùng xe tăng và pháo binh tấn công dữ dội. Quân lực Việt Nam Cộng hòa quyết tâm cố thủ thị xã và đưa quân lên ứng cứu. Không quân Mỹ dùng [[Boeing B-52 Stratofortress|B-52]] đánh phá ác liệt các khu vực tập kết của Quân Giải phóng và gây thiệt hại lớn. Chiến trận xảy ra rất dữ dội tại thị xã, thương vong của hai bên và của dân chúng rất cao. Cuối cùng, Quân Giải phóng không thể lấy nổi thị xã phải rút đi và sau 3 tháng chiến sự đi vào ổn định. Lần đầu tiên tại vùng Đông Nam Bộ, xe tăng [[T-54/55|T-54]] và [[PT-76]] của Quân Giải phóng đã xuất hiện, cho thấy hệ thống tiếp tế của Quân Giải phóng đã hoàn chỉnh vì đã có thể đưa được xe tăng vào đến tận chiến trường phía nam.
Chiến trường chính của năm [[1972]] là tại tỉnh [[Quảng Trị]]. Tại đây có tập đoàn phòng ngự dày đặc của Quân lực Việt Nam Cộng hòa, nơi tuyến đầu giáp với miền Bắc. Cuộc tiến công của Quân Giải phóng tại Quảng Trị đã thành công to lớn, 40.000 quân Việt Nam Cộng hòa phòng ngự tại đây đã hoảng loạn và tan vỡ, thậm chí Trung đoàn 56 của Sư đoàn 3 đã đầu hàng mà không chiến đấu. Chỉ sau một tháng và qua 2 đợt tấn công, Quân Giải phóng đã chiếm toàn bộ tỉnh Quảng Trị, uy hiếp tỉnh [[Thừa Thiên - Huế|Thừa Thiên]] và thành phố [[Huế]].
Đến lúc đó, việc giữ vững vùng chiếm được và tái chiếm vùng đã mất tại Quảng Trị đã thành vấn đề chính trị thể hiện ý chí và bản lĩnh của cả hai bên và là thế mạnh để đàm phán tại [[Hiệp định Paris 1973|Hội nghị Paris]]. Hoa Kỳ để tỏ rõ ý chí của mình bằng cách từ ngày [[16 tháng 4]] năm [[1972]] ném bom trở lại miền Bắc với cường độ rất ác liệt: dùng [[boeing B-52 Stratofortress|máy bay B-52]] rải thảm bom xuống [[Hải Phòng]], đem hải quân thả [[thủy lôi]] phong tỏa các [[cảng|hải cảng]] tại miền Bắc Việt Nam.
Tại chiến trường Quảng Trị, Quân lực Việt Nam Cộng hòa đem hết quân dự bị ra quyết tái chiếm [[quảng Trị (thị xã)|thị xã Quảng Trị]] với sự hỗ trợ tối đa bằng máy bay [[B-52]] của Hoa Kỳ. Quân Giải phóng quyết tâm giữ vững khu vực [[thành cổ Quảng Trị]] của thị xã. Chiến sự cực kỳ ác liệt, thương vong hai bên rất lớn để tranh chấp một mẩu đất rất nhỏ không dân đã bị tàn phá hoàn toàn. Sau gần 3 tháng đánh nhau quyết liệt, Quân Giải phóng không giữ nổi và Quân lực Việt Nam Cộng hòa chiếm được thành cổ và thị xã Quảng Trị. Nhưng, dù có hỗ trợ của không quân Mỹ, Việt Nam Cộng hòa không thể tái chiếm thị xã [[Đông Hà]] và các vùng đã mất khác.
Sau chiến dịch, Quân Giải phóng nắm giữ thêm 10% lãnh thổ miền Nam, có thêm các bàn đạp quân sự, và thị xã quan trọng [[Lộc Ninh]] đã trở thành thủ đô mới của [[Cộng hòa Miền Nam Việt Nam|Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng Hòa miền Nam Việt Nam]]. Đến cuối năm 1972, chiến trường đi đến bình ổn vì hai bên đã kiệt sức không thể phát triển chiến sự được nữa.
Mặc dù chiến dịch không đem đến lợi thế rõ rệt về quân sự nhưng đã làm xã hội Hoa Kỳ quá mệt mỏi. Dư luận Mỹ và thế giới thúc ép chính quyền phải đạt được một nền hòa bình bằng thương lượng theo đúng cam kết giải quyết chiến tranh trong nhiệm kỳ tổng thống của họ. Đến cuối năm 1972, Hoa Kỳ và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã đạt được thỏa hiệp cơ bản những ý chính của [[Hiệp định Paris 1973|Hiệp định Paris]], và đầu năm [[1973]], Hoa Kỳ rút hẳn quân viễn chinh khỏi cuộc chiến, chỉ để lại cố vấn quân sự.


==參考==
==參考==