<!--[[Hình:Orchestre de musique traditionnelle (Hanoi).jpg|nhỏ|phải|250px|Một số đặc trưng của văn hóa Việt Nam: [[Phụ nữ Việt Nam]] với [[áo tứ thân]], [[áo dài]], [[nón quai thao]] đang chơi các nhạc cụ như [[đàn bầu]], [[tam thập lục]], [[đàn tứ]], [[k'lông pút]]. Trên tường treo [[đàn nguyệt]], [[đàn tỳ bà]], [[đàn nhị]] cùng [[tranh Tố Nữ]]]]-->
{{懃準化}}[[形:Orchestre de musique traditionnelle (Hanoi).jpg|thumb|right|250px|𠬠數特徵𧵑文化越南:[[婦女越南]]𢭲[[襖四身]]、[[襖𨱽]]、[[𥶄乖幍]]當挃各樂具如[[彈匏]]、[[彈三十六|三十六]]、[[彈四]]、[[k'lông pút]]。𨕭墻撩[[彈月]]、[[彈琵琶]]、[[彈二]]共[[幀素女]]]]
'''Văn hóa Việt Nam''' được hiểu và trình bày dưới các quan niệm khác nhau:
'''文化越南'''([[𡨸國語|國]]:'''Văn hóa Việt Nam''')得曉吧呈排𠁑各觀念恪𦣗:
*Quan niệm thứ nhất: đó là đồng nhất văn hóa Việt Nam với văn hóa của [[người Việt]], trình bày lịch sử văn hóa Việt Nam chỉ như là lịch sử văn minh của người Việt.
*觀念次一:妬羅同一文化越南𢭲文化𧵑[[𠊛越]]、呈排歷史文化越南只如羅歷史文明𧵑𠊛越。
*Quan niệm thứ hai: Văn hóa Việt Nam là toàn bộ văn hóa [[các dân tộc Việt Nam]] cư trú trên mảnh đất Việt Nam, chỉ có văn hóa từng tộc người, không có văn hóa dân tộc/quốc gia.
*Quan niệm thứ ba: Văn hóa Việt Nam là cộng đồng văn hóa dân tộc/quốc gia, đây là nền văn hóa dân tộc thống nhất trên cơ sở đa dạng sắc thái văn hóa tộc người. Khái niệm dân tộc/quốc gia chỉ một quốc gia có chủ quyền, trong đó phần lớn công dân gắn bó với nhau bởi những yếu tố tạo nên một dân tộc. Quan niệm thứ ba này hiện nay đang là quan niệm chiếm số đông bởi các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý trong lĩnh vực văn hóa Việt Nam, vì vậy nội dung về văn hóa Việt Nam sẽ được trình bày theo quan niệm thứ ba, văn hóa Việt Nam theo hướng văn hóa dân tộc<ref>''Một hướng tiếp cận văn hóa Việt Nam'', Hồ Liên, NXB Văn Học 2008</ref>
*觀念次𠀧:文化越南羅共同文化民族/國家、低羅𡋂文化民族統一𨕭基礎多樣色彩文化族𠊛。槪念民族/國家指𠬠國家𣎏主權、𥪝妬份𡘯公民拫𣔩𢭲𦣗𤳷仍要素造𢧚𠬠民族。觀念次𠀧呢現𠉞當羅觀佔數𨒟𤳷各家硏究、各家管理𥪝領域文化越南、爲丕內容𧗱文化越南𠱊得呈排遶觀念次𠀧、文化越南遶向文化民族<ref>《𠬠向接近文化越南》(Một hướng tiếp cận văn hóa Việt Nam)、胡連(𡨸空確定,國:Hồ Liên)、NXB文學2008(NXB Văn Học 2008)</ref>。
== Đặc trưng cơ bản ==
== 特徵基本==
'''Văn hóa Việt Nam''' dưới quan niệm là văn hóa dân tộc thống nhất trên cơ sở đa sắc thái văn hóa tộc người được thể hiện ở ba đặc trưng chính:
'''文化越南'''𠁑觀念羅文化民族統一𨕭基礎多色彩文化族𠊚得體現於𠀧特徵正:
*Đặc trưng thứ nhất: Việt Nam có một nền văn hóa phong phú và đa dạng trên tất cả các khía cạnh, [[người Việt]] cùng cộng đồng 54 dân tộc anh em có những [[phong tục]] đúng đắn, tốt đẹp từ lâu đời, có những [[lễ hội]] nhiều ý nghĩa sinh hoạt cộng đồng, những niềm tin bền vững trong [[tín ngưỡng]], sự khoan dung trong tư tưởng giáo lý khác nhau của [[tôn giáo]], tính cặn kẽ và ẩn dụ trong giao tiếp truyền đạt của [[ngôn ngữ]], từ truyền thống đến hiện đại của [[văn học]], [[nghệ thuật]].
*Đặc trưng thứ hai: Sự khác biệt về cấu trúc địa hình, khí hậu và phân bố dân tộc, dân cư đã tạo ra những vùng văn hoá có những nét đặc trưng riêng tại Việt Nam. Từ cái nôi của văn hóa Việt Nam ở [[đồng bằng sông Hồng]] của [[người Việt]] chủ đạo với nền văn hóa làng xã và văn minh lúa nước, đến những sắc thái văn hóa các dân tộc miền núi tại [[Vùng Tây Bắc (Việt Nam)|Tây bắc]] và [[Vùng Đông Bắc (Việt Nam)|Đông bắc]]. Từ các vùng đất biên viễn của Việt Nam thời dựng nước ở [[Bắc Trung bộ]] đến sự pha trộn với văn hóa [[Chăm Pa]] của [[người Chăm]] ở [[Nam Trung Bộ]]. Từ những vùng đất mới ở [[Nam Bộ]] với sự kết hợp văn hóa các tộc [[người Hoa (Việt Nam)|người Hoa]], [[người Khmer]] đến sự đa dạng trong văn hóa và tộc người ở [[Tây Nguyên]].
*Đặc trưng thứ ba: Với một lịch sử có từ hàng nghìn năm của người Việt cùng với những hội tụ về sau của các dân tộc khác, từ văn hóa bản địa của người Việt cổ từ thời [[Hồng Bàng]] đến những ảnh hưởng từ bên ngoài trong trong hàng nghìn năm nay. Với những ảnh hưởng từ xa xưa của [[Trung Quốc]] và [[Đông Nam Á]] đến những ảnh hưởng của [[Pháp]] từ thế kỷ 19, [[phương Tây]] trong thế kỷ 20 và [[toàn cầu hóa]] từ thế kỷ 21. Việt Nam đã có những thay đổi về văn hóa theo các thời kỳ lịch sử, có những khía cạnh mất đi nhưng cũng có những khía cạnh văn hóa khác bổ sung vào nền văn hóa Việt Nam hiện đại.
Một số yếu tố thường được coi là đặc trưng của văn hóa Việt Nam khi nhìn nhận từ bên ngoài bao gồm [[Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên|tôn kính tổ tiên]], tôn trọng các giá trị cộng đồng và gia đình, thủ công mỹ nghệ, lao động cần cù và hiếu học. [[Phương Tây]] cũng cho rằng những biểu tượng quan trọng trong văn hóa Việt Nam bao gồm [[Rồng Việt Nam|rồng]], [[bộ Rùa|rùa]], [[sen|hoa sen]] và [[tre]].
Từ ngàn năm nay, hai đơn vị xã hội quan trọng nhất trong văn hóa là '''Làng''' (thôn) và '''Nước''' (quốc gia). [[Tục ngữ Việt Nam]] có câu "Làng đi đôi với nước". Các đơn vị tổ chức trung gian là '''Huyện''' và '''Tỉnh'''.
Quan hệ họ hàng đóng một vai trò quan trọng ở Việt Nam. Không giống như sự nhấn mạnh cá nhân của văn hóa phương Tây, văn hóa Phương Đông đánh giá cao vai trò của gia đình và tinh chất gia tộc. Trong văn hóa phương Đông (đặc biệt là [[vòng Văn hóa chữ Hán]]), [[văn hóa Trung Quốc]] coi trọng giá trị gia đình hơn gia tộc, trong khi ở văn hóa Việt Nam đặt gia tộc cao hơn gia đình. Gia tộc luôn có một tộc trưởng, bàn thờ gia tộc ([[nhà thờ họ]]), và [[đám tang người Việt]] luôn có sự tham gia của cả gia tộc.
Trước đây hầu hết các cư dân ở một địa phương có quan hệ huyết thống. Điều đó thực tế vẫn còn thấy trong tên làng như Đặng Xá (nơi có người [[họ]] Đặng là chủ yếu), Châu Xá, Lê Xá... Ở vùng [[Tây Nguyên]] truyền thống nhiều gia đình trong một gia tộc cư trú trong một nhà dài vẫn còn phổ biến. Ở nông thôn Việt Nam ngày nay, ta vẫn có thể thấy ba hay bốn thế hệ sống dưới một mái nhà.
Bởi vì mối quan hệ họ hàng có vai trò quan trọng trong xã hội, nên tồn tại một hệ thống phân cấp phức tạp các mối quan hệ. Trong xã hội Việt Nam, có chín thế hệ khác nhau. Người trẻ tuổi có thể có một vị trí cao hơn trong hệ thống phân cấp của gia đình hơn và vẫn phải được tôn trọng như một người lớn tuổi. Ví dụ, nếu cha mẹ , của một đứa trẻ lớn tuổi, có một người anh/chị lớn tuổi có con trẻ hơn so với con mình , thì con họ sẽ ở vị trí thấp hơn trong gia đình. Nói cách khác, bạn phải đối xử với người anh em họ của bạn trẻ tuổi như một người lớn tuổi, nếu cha của bạn là em trai của bố người anh em họ đó.
Hệ thống phức tạp của các mối quan hệ, là kết quả của cả [[Nho giáo]] và các chuẩn mực xã hội được chuyển tải thông qua việc sử dụng rộng rãi của các đại từ khác nhau trong [[tiếng Việt]], trong đó có một mảng rộng lớn của sự kính trọng để biểu thị trạng thái của người nói liên quan đến những người mà họ đang nói chuyện đến. Xưng hô trong tiếng Việt đã trở thành đặc trưng của văn hóa Việt Nam.<ref>http://en.wikipedia.org/wiki/Vietnamese_culture</ref>
<!--[[Tập tin:Po Nagar-Thiên Y Na Na.jpg|nhỏ|200px|phải|Tín ngưỡng thờ bà Ponagar/Thiên Y A Na được cả [[người Chăm]] và [[người Việt]] thờ tại [[Nha Trang]]]]
<!--[[Tập tin:Po Nagar-Thiên Y Na Na.jpg|nhỏ|200px|phải|信仰𥚤婆Ponagar/天依婀那得哿[[𠊚占]]吧[[𠊚越]]𥚤在[[芽莊]]]]
[[Tập tin:Cung tat nien.jpg|nhỏ|Cụ già mặc áo dài the cúng Tất Niên nhân dịp [[Tết Nguyên Đán]]]]-->
[[Tập tin:Cung tat nien.jpg|nhỏ|俱𦓅纆襖𨱽絁供畢年因𣋑[[節元旦]]]]-->
Như mọi nơi trên thế giới, từ thuở xa xưa các dân tộc trên đất Việt Nam đã thờ rất nhiều thần linh. Các dân tộc thờ tất cả các thế lực vô hình và hữu hình mà thực chất là các hiện tượng thiên nhiên và xã hội chưa thể giải thích được vào thời đó. Ngày nay nhờ những nghiên cứu, những lễ hội, những phong tục hiện hữu chúng ta biết nhiều hơn về cuộc sống vật chất cũng như tinh thần của các dân tộc Việt Nam cổ nói chung và tín ngưỡng của họ nói riêng<ref name="Nguyễn Thị Thanh Bình-Dana Healy"/>
如每坭𨕭世界、自𣇫賒𠸗各民族𨕭𡐙越南㐌𥚤慄𡗉神靈。各民族𥚤悉哿各勢力無形吧有形𦓡實質羅各現象天然吧社會𣗓體解釋得𠓨時妬。𣈜𠉞𢘾仍硏究、仍禮會、仍風俗現有眾𢧲別𡗉欣𧗱局𤯩物質拱如精神𧵑各民族越南古吶終吧信仰𧵑𣱆吶𥢆<ref name="Nguyễn Thị Thanh Bình-Dana Healy"/>。
Người xưa cho rằng bất cứ vật gì cũng có linh hồn, nên người ta thờ rất nhiều thần, nguyên thủy họ thờ thần Mặt Trời, thần Mặt Trăng, thần Đất, thần Sông, thần Biển, thần Sấm, thần Mưa,...những vị thần gắn với những ước mơ thiết thực của cuộc sống người dân nông nghiệp. Đi sâu vào cuộc sống hằng ngày họ thờ thần Nông là thần trông coi việc đồng áng, thần Lúa, thần Ngô với hy vọng lúc nào ngô lúa cũng đầy đủ. Không chỉ các vị thần gắn với đời sống vật chất, các dân tộc còn thờ các vị thần gắn với đời sống tinh thần của họ. [[người Việt]] thờ các thần [[Thành Hoàng]], các vị [[anh hùng dân tộc]], các vị thần trong [[Đạo Mẫu Việt Nam|đạo mẫu]]. Họ là các vị thần có công lớn với đất nước, với làng xã, dân chúng thờ phụng các vị thần này để tỏ lòng biết ơn và cầu mong các vị phù hộ họ. Cũng như người Việt, [[người Hoa]] thờ các vị thần [[Quan Công]], [[Thần Tài]]. [[Người Chăm]] thờ các vị thần như [[Po Nagar]], [[Po Rome]],...
[[Thờ cúng tổ tiên]] và cúng [[giỗ]] người đã mất là một tục lệ lâu đời của người Việt và một số dân tộc khác. Họ tin rằng linh hồn của tổ tiên cũng ở bên cạnh con cháu và phù hộ cho họ. Chính vì như vậy nên gia đình nào cũng có bàn thờ tổ tiên và bàn thờ được đặt nơi trang trọng nhất trong nhà. Ngoài các ngày giỗ, tết thì các ngày mùng một, ngày rằm họ thắp hương như một như một hình thức thông báo với tổ tiên ông bà. Nói đến tục thờ cúng tổ tiên, người ta đều biết tới một ngày giỗ tổ chung cho cho người Việt đó là ngày [[giỗ tổ Hùng Vương]] vào ngày 10 tháng 3 (âm lịch)
<!--[[Tập tin:Chùa Watsamrongek, Trà Vinh.jpg|nhỏ|200px|phải|Chùa Watsamrongek, một ngôi chùa [[Phật giáo Nam tông Therevada]] của [[người Khmer]] ở [[Trà Vinh]]]]-->
Trên danh nghĩa, các tôn giáo ở Việt Nam gồm: [[Phật giáo Đại thừa]], [[Khổng giáo]] và [[Đạo giáo]] (được gọi là "Tam giáo"). Có một số tôn giáo khác như [[Công giáo Rôma]], [[Cao Đài]] và [[Hòa Hảo]]. Những nhóm tôn giáo có ít tín đồ hơn khác gồm [[Phật giáo Tiểu thừa]], [[Tin Lành]] và [[Hồi giáo]].
Phần đông đa số người dân Việt Nam xem họ là nhưng người không có tín ngưỡng, mặc dù họ cũng có đi đến các địa điểm tôn giáo vài lần trong một năm. Người Việt Nam được cho là ít có tinh thần tôn giáo, các tôn giáo thường được tập trung ở mặt thờ cúng, mặt giáo lý ít được quan tâm.
Với sự biến động của lịch sử các dân tộc tại Việt Nam, trải qua hơn 10 thế kỷ [[Bắc thuộc]], đời sống tinh thần nói chung của người dân Việt Nam bị ảnh hưởng rất nhiều của văn hoá Trung Hoa. Với ba hệ tư tưởng [[Tam giáo]] đã thâm nhập vào đời sống tinh thần cũng như vào tôn giáo của người Việt Nam là [[Đạo giáo]], [[Nho giáo]] và [[Phật giáo]]. Đạo giáo và Nho giáo có nguồn gốc từ Trung Quốc và thâm nhập vào Việt Nam từ những thế kỷ đầu công nguyên qua tầng lớp thống trị người Trung Hoa<ref name="Nguyễn Thị Thanh Bình-Dana Healy"/>
𠇍事變動𧵑歷史各民族在越南、𣦰過欣10世紀[[北屬]]、𠁀𤯩精神吶終𧵑𠊚民越南被影響慄𡗉𧵑文化中華。𠇍𠀧系思想[[三教]]㐌深入𠓨𠁀𤯩精神拱𠓨宗教𧵑𠊚越南羅[[道教]]、[[儒教]]吧[[佛教]]。道教吧儒教𣎏源㭲自中國吧深入𠓨越南自仍世紀頭公元過層垃統治𠊚中華<ref name="Nguyễn Thị Thanh Bình-Dana Healy"/>。
Phật giáo có nguồn gốc từ Ấn Độ và có hai phái đã du nhập vào Việt Nam bằng hai ngả khác nhau: phái [[Phật giáo Đại thừa|Đại thừa]] vào Việt Nam qua Trung Quốc cùng với Đạo giáo và Nho giáo. Còn phái [[Phật giáo Tiểu thừa|Tiểu thừa]] qua các nước [[Đông Nam Á]] láng giềng vào Việt Nam thịnh hành ở cộng đồng [[người Khmer]] ở [[Đồng bằng sông Cửu Long]]
Tam giáo có những thời kỳ phát triển rất mạnh và cũng có lúc mờ nhạt tại Việt Nam, nhưng nhìn chung ảnh hưởng của Tam giáo rất sâu rộng trong các tầng lớp dân chúng, nhất là [[Phật giáo]]. Và đến lượt mình, các tầng lớp dân chúng tại Việt Nam đã tiếp thu các tôn giáo mới một cách có chọn lọc và sáng tạo, hay nói cách khác các tôn giáo mới du nhập đã được bản địa hoá để phù hợp với phong tục tập quán và tín ngưỡng của người dân địa phương
[[Công giáo]] được du nhập vào Việt Nam từ thế kỷ 16, tuy việc truyền đạo lúc bấy giờ gặp nhiều khó khăn nhưng ở Việt Nam từ lúc đầu cũng đã có một số lượng người theo Công giáo, từ cuối thế kỷ 19 khi [[thực dân Pháp]] đã xâm lược hoàn toàn Việt Nam thì việc truyền đạo mới được tự do dễ dàng. Hiện nay Việt Nam có khoảng 8% dân số là tín đồ Công giáo, đứng hàng thứ 2 ở Đông Nam Á sau [[Philippines]]
Cùng với Công giáo, một hệ phái khác của [[đạo Cơ đốc]] là [[Tin Lành]] cũng xâm nhập vào Việt Nam từ đầu thế kỷ 20, đạo Tin Lành được phổ biến tới các dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc, Tây Nguyên,...ước tính hiện nay có khoảng hơn 1 triệu người theo đạo
[[Đạo Hồi]] là tôn giáo của một bộ phận [[người Chăm]] ở Việt Nam, được du nhập vào từ thế kỷ 15 tại [[vương quốc Chăm Pa]] ở [[miền Trung Việt Nam]], sau đó theo chân một bộ phận người Chăm di cư tới vùng [[An Giang]], [[Tây Ninh]] vào thế kỷ 19
Ngoài các tôn giáo du nhập từ bên ngoài trên, tại miền Nam Việt Nam có các tôn giáo [[Hoà Hảo]] và [[Cao Đài]]. Đây là hai tôn giáo bản địa Việt Nam, đạo Hoà Hảo được sáng lập từ năm 1939 và đạo Cao Đài được sáng lập từ năm 1926. Hiện nay hai tôn giáo bản địa này phát triển mạnh khắp Nam Bộ và ra cả một số tỉnh ở [[Nam Trung Bộ]] và [[Tây Nguyên]]
<!--[[Tập tin:L-2360-a 0008 1 t24-C-R0072.jpg|nhỏ|200px|phải|Một trang ''Dictionarium Annamiticum Lusitanum et Latinum'' tức ''Từ điển Việt-Bồ-La'' in năm 1651]]-->
<!--[[Tập tin:L-2360-a 0008 1 t24-C-R0072.jpg|nhỏ|200px|phải|𠬠張''Dictionarium Annamiticum Lusitanum et Latinum''卽''詞典越-葡-羅''印𢆥1651]]-->
Về mặt ngôn ngữ, các nhà dân tộc học đã chia các dân tộc ở Việt Nam thành 8 nhóm ngôn ngữ của họ: Nhóm Việt-Mường, Nhóm Tày-Thái, Nhóm Dao-Hmông, Nhóm Tạng-Miến, Nhóm Hán, Nhóm Môn-Khmer, Nhóm Mã Lai-Đa đảo, Nhóm hỗn hợp Nam Á.
[[Tiếng Việt]] thuộc về ngôn ngữ Việt-Mường, hiện nay là ngôn ngữ chính thức của nước Việt Nam, là tiếng mẹ đẻ của [[người Việt]] và đồng thời là ngôn ngữ hành chính chung của 54 dân tộc sống trên đất nước Việt Nam, tiếng Việt được 86% người dân sử dụng. Mặc dù là ngôn ngữ chung của người Việt nhưng nó có sự khác biệt về mặt [[ngữ âm]] và [[từ vựng]] ở các vùng miền dẫn tới [[phương ngữ tiếng Việt]] được phân chia làm nhiều vùng phương ngữ khác nhau từ miền Bắc, miền Trung và miền Nam
Về nguồn gốc, tiếng Việt được xem là có nguồn gốc với ngôn ngữ Nam Á về mặt [[từ vựng]] kết hợp với ngôn ngữ Tày-Thái về mặt [[thanh điệu]]. Trong qúa trình phát triển Tiếng Việt đã tiếp thu và đồng hoá nhiều từ Hán và được gọi là từ Hán-Việt, ngoài ra tiếng Việt còn tiếp thu một số lượng khá lớn các từ khoa học kỹ thuật của các ngôn ngữ Pháp, Nga, Anh từ đầu thế kỷ 20 đến nay<ref name="Nguyễn Thị Thanh Bình-Dana Healy"/>
𧗱源㭲、㗂越得䀡羅𣎏源㭲𠇍言語南亞𧗱𩈘[[詞彙]]結合𠇍言語-泰𧗱[[聲調]]。𥪝過程發展㗂越㐌接收吧同化𡗉詞漢吧得噲羅詞漢-越、外𠚢㗂越群接收𠬠數量可𡘯各詞科學技術𧵑各言語法、俄、英自頭世紀20𦤾𠉞<ref name="Nguyễn Thị Thanh Bình-Dana Healy"/>。
Về chữ viết, theo một số nghiên cứu khảo cổ, từ thời [[Hùng Vương]] người Việt đã có chữ viết riêng gọi là [[chữ Khoa Đẩu]] mà người Trung Quốc miêu tả là giống đàn nòng nọc đang bơi. Tới thời [[Bắc thuộc]], [[chữ Hán]] là chữ viết chính thức ở Việt Nam. Sau khi dành độc lập từ thế kỷ 10, với ý thức dân tộc cũng như các từ vựng không có trong chữ Hán, người Việt đã sáng tạo ra [[chữ Nôm]] dùng song hành với chữ Hán. chữ Nôm được hoàn chỉnh vào thế kỷ 12 và phát triển rực rỡ vào thế kỷ 18. Tuy nhiên chữ Nôm chỉ được dùng trong lĩnh vực văn chương, còn trong hành chính thì vẫn dùng chữ Hán
Từ thế kỷ 17, khi các nhà truyền giáo phương Tây vào Việt Nam truyền đạo [[Công giáo]] đã dựa trên ký tự Latinh để chuyển âm tiếng Việt sang chữ Lalinh và đây là cơ sở cho sự ra đời của [[chữ Quốc ngữ]] hiện nay của Việt Nam. Mặc dù chữ quốc ngữ đã có từ thế kỷ 17 nhưng phải tới đầu thế kỷ 20 khi người Pháp đô hộ hoàn toàn Việt Nam thì họ mới cho phổ biến chữ Quốc ngữ làm thành một công cụ giao tiếp thuận lợi trong xã hội Việt Nam
Ngoài chữ Quốc ngữ là chữ viết chung của người Việt và của Việt Nam, một số dân tộc khác cũng sữ dụng song hành chữ viết của dân tộc mình như [[chữ Khmer]] của [[người Khmer]] ở Nam Bộ, [[chữ Akhar Thrah]] của [[người Chăm]], [[chữ Thái]] của [[người Thái]] ở vùng Tây bắc, [[chữ Mnông]] của [[người Mnông]] ở Tây Nguyên,...nhằm gìn giữ văn hoá của dân tộc mình cũng như tiếp nhận các tri thức mới từ chữ quốc ngữ dịch sang. Theo thống kê hiện nay có 26 dân tộc thiểu số tại Việt Nam có chữ viết riêng của mình ngoài chữ Quốc ngữ
<!--[[Tập tin:Đám cưới người Eđê ở Đắk Lắk.JPG|nhỏ|200px|phải|Đám cưới của [[người Ê Đê]] ở Đắk Lắk, một phong tục ít nhiều ảnh hưởng từ đám cưới của [[người Việt]]]]
<!--[[Tập tin:Đám cưới người Eđê ở Đắk Lắk.JPG|nhỏ|200px|phải|𡌽𡠣𧵑[[𠊚Ê Đê]]於多樂、𠬠風俗𠃣𡗉影響自𡌽𡠣𧵑[[𠊚越]]]]
[[Tập tin:Đám cưới trên đường quê.JPG|nhỏ|Đám cưới trên đường quê]]-->
[[Tập tin:Đám cưới trên đường quê.JPG|nhỏ|𡌽𡠣𨕭塘圭]]-->
Theo nghĩa Hán-Việt, ''Phong'' là nền nếp đã lan truyền rộng rãi và ''Tục'' là thói quen lâu đời. Phong tục ở Việt Nam có truyền thống lâu đời hàng ngàn năm nay, nó đã trở thành luật tục, sâu đậm và gắn chặt trong người dân có sức mạnh hơn cả những đạo luật. Theo sự thăng trầm của lịch sử của dân tộc, phong tục của người Việt Nam cũng không ngừng biến đổi theo trào lưu biến đổi văn hoá xã hội. Tuy nhiên có những phong tục mất đi những cũng có nhưng phong tục khẳng định được tính đúng đắn, cái hay, cái đẹp của nó qua việc những phong tục đó còn hiện hữu trong cuộc sống ngày nay của người Việt Nam<ref>http://www.jaist.ac.jp/~dnthao/index_files/phongtuc/phongtuc/index.html</ref>
Sớm nhất được nhắc đến trong lịch sử là [[tục ăn trầu]] có từ thời [[Hùng Vương]] trải qua hàng nghìn năm người Việt cùng một số dân tộc khác vẫn giữ được tập tục này trong cuộc sống ngày nay, tục ăn trầu bắt nguồn từ truyện ''[[sự tích Trầu Cau]]'' để rồi thành biểu tượng cho tình anh em, vợ chồng của người Việt, theo thời gian ý nghĩa của tục ăn trầu được mở rộng sang việc giao hiếu, kết thân của người Việt Nam<ref>''Việt Nam phong tục'', Phan Kế Bính, NXB Văn Học 2005</ref>
𣋽一得掿𦤾𥪝歷史羅[[俗𩛖蔞]]𣎏自時[[雄王]]𣦰過行𠦳𢆥𠊚越共𠬠數民族恪脗𡨺得習俗呢𥪝局𤯩𣈜𠉞、俗𩛖蔞扒源自傳''[[事迹蔞榚]]''抵耒成表象朱情英㛪、𡢼𧵑𠊚越、遶時閒意義𧵑俗𩛖蔞得𨷑𢌌𨖅役交好、結親𧵑𠊚越南<ref>'' Việt Nam phong tục '', Phan Kế Bính, NXB Văn Học 2005</ref>。
Cùng ra đời từ xa xưa với tục ăn trầu là phong tục đón năm mới hay còn gọi là [[Tết]], Tết vừa là một phong tục đồng thời cũng là một [[tín ngưỡng]] và cũng là một [[lễ hội]] của người Việt cùng một số dân tộc khác. Một số dân tộc khác đón năm mới trong thời gian khác và tên gọi đặc trưng của mình như [[Lễ hội Chol Chnam Thmay|Chol Chnam Thmay]] (khoảng tháng 4) của người Khmer, [[Lễ hội Katê|Katê]] (khoảng tháng 10) của [[người Chăm]] Bàlamôm,...Từ [[Tết Nguyên Đán]] đón năm mới, theo thời gian với những ảnh hưởng từ Trung Quốc, người Việt Nam bổ sung thêm vào những phong tục Tết khác như [[Tết Nguyên tiêu]], [[Tết Đoan ngọ]], [[Tết Trung thu]], [[Tết Thanh minh]]<ref>''An Nam phong tục sách'', Mai Viên Đoàn Triển, NXB Hà Nội 2008</ref>
共𠚢𠁀自賒𠸗𠇍俗𩛖蔞羅風俗迍𢆥𡤓咍群噲羅[[節]]、節𣃣羅𠬠風俗同時拱羅𠬠[[信仰]]吧拱羅𠬠[[禮會]]𧵑𠊚越共𠬠數民族恪。𠬠數民族恪迍𢆥𡤓𥪝時閒恪吧𠸜噲特徵𧵑𨉟如[[禮會Chol Chnam Thmay|Chol Chnam Thmay]](曠𣎃4)𧵑𠊚Khmer、[[禮會Katê|Katê]](曠𣎃10)𧵑[[𠊚占]]Bàlamôm、…。自[[節元旦]]迍𢆥𡤓、遶時閒𠇍仍影響自中國、𠊚越南補充添𠓨仍風俗節恪如[[節元宵]]、[[節端午]]、[[節中秋]]、[[節清明]]<ref>''An Nam phong tục sách'', Mai Viên Đoàn Triển, NXB Hà Nội 2008</ref> 。
Không thấy nhắc đến sớm trong sử sách nhưng các phong tục [[Lễ cưới người Việt|hôn nhân]], [[Sinh đẻ người Việt|sinh đẻ]], [[Đám tang người Việt|tang lễ]], cũng đã song hành với người Việt Nam từ xa xưa và đến ngày nay vẫn là những phong tục gắn liền với đời sống người Việt Nam
Ẩm thực Việt Nam chú trọng ăn ngon tuy đôi khi không đặt mục tiêu hàng đầu là ăn bổ. Bởi vậy trong hệ thống ẩm thực người Việt ít có những món hết sức cầu kỳ, hầm nhừ ninh kỹ như [[ẩm thực Trung Quốc|ẩm thực Trung Hoa]], cũng không thiên về bày biện có tính thẩm mỹ cao độ như [[ẩm thực của Nhật Bản]], mà thiên về phối trộn gia vị một cách tinh tế để món ăn được ngon, hoặc sử dụng những nguyên liệu dai, giòn thưởng thức rất thú vị dù không thực sự bổ béo.
Trong thực tế nhiều người nhận thấy, một cách cảm tính, đặc trưng ẩm thực Việt Nam là sự trung dung trong cách pha trộn nguyên liệu không quá [[cay]], quá [[ngọt]] hay quá béo. Các nguyên liệu phụ (gia vị) để chế biến món ăn Việt Nam rất phong phú, bao gồm nhiều loại [[rau thơm]], gia vị thực vật, quả hoặc lá non; các gia vị lên men và các gia vị đặc trưng của các dân tộc [[Đông Nam Á]] nhiệt đới nói trên được sử dụng một cách tương sinh hài hòa với nhau và thường thuận theo nguyên lý "âm dương phối triển".
Số lượng món ăn và cách thức kết hợp thực phẩm trong món ăn Việt Nam là vô cùng đa dạng do có sự kết hợp Đông Tây, [[ẩm thực Trung Quốc|ẩm thực Trung Hoa]] và ẩm thực các nước Đông Nam Á, đặc biệt là sự sáng tạo của [[người Việt]] để bản địa hóa và tìm ra những phương thức thích hợp nhất. Có những món ăn không hề thay đổi trong hàng nghìn năm qua. ([[Danh sách các món ăn Việt Nam]])
Trang phục Việt Nam rất đa dạng. Ở thời [[phong kiến]], người ta có những quy định rất khắt khe về cách ăn mặc. Dân thường không được phép mặc đồ nhuộm bất kì màu nào khác ngoài những màu [[đen]], [[nâu]] hay trắng. Quần áo của người dân hầu hết là tầm thường và đơn sơ, để hợp với thân phận của mình trong xã hội (ngoài những dịp lễ quan trọng hoặc lễ cúng tế, đám cưới...).
Một trong những y phục cổ xưa nhất được người phụ nữ bình dân mặc cho đến đầu thế kỉ XX là bộ [["Áo tứ thân"]]. Có nhiều nhà nghiên cứu cho rằng là "Áo tứ thân" có thể đã ra đời từ thế kỷ 12.Trong đời sống thường nhật ngày nay, trang phục đã theo phong cách phương tây. Những bộ quần áo truyền thống chỉ được mặc trong những dịp đặc biệt.
Ngoài ra, [[áo dài]] cho cả nam lẫn nữ được coi như [[quốc phục]] của Việt Nam.
外𠚢、[[襖𨱽]]朱哿男吝女得䁛如[[國服]]𧵑越南。
===Lễ hội===
===禮會===
:Bài chi tiết [[Lễ hội Việt Nam]]
:排枝節[[禮會越南]]
<!--[[Tập tin:Bịt mắt bắt dê - Hội Lim, Bắc Ninh.JPG|nhỏ|200px|phải|trò chơi ''Bịt mắt bắt Dê'' của [[người Việt]] tại [[Hội Lim]], [[Bắc Ninh]]]]-->
<!--[[Tập tin: Bịt mắt bắt Dê - Hội Lim, Bắc Ninh.JPG|nhỏ|200px|phải|徒挃''𠣶眜扒羝''𧵑[[𠊚越]]在[[會Lim]]、[[北寧]]]]-->
Cũng giống như nhiều nước khác, Việt Nam là một nước có nhiều lễ hội dân gian là hình thức sinh hoạt của cộng đồng. Trong lễ hội, các lễ nghi tín ngưỡng, các phong tục tập quán, các thể lệ và hình thức sinh hoạt của một cộng đồng đã được tái hiện một cách rất sinh động. Lễ hội được tổ chức vào những thời điểm khác nhau trong một năm, tuỳ thuộc vào phong tục tập quán của từng dân tộc, nhưng lễ hội vẫn tập trung nhiều nhất vào mùa Xuân<ref name="Nguyễn Thị Thanh Bình-Dana Healy">''Các khía cạnh văn hóa Việt Nam'', Nguyễn Thị Thanh Bình - Dana Healy, NXB Thế Giới 2006</ref>
拱𠏳如𡗉渃恪、越南羅𠬠渃𣎏𡗉禮會民閒羅形式生活𧵑共同。𥪝禮會、各禮儀信仰、各風俗習慣、各體例吧形式生活𧵑𠬠共同㐌得再現𠬠格慄生動。禮會得組𠓨仍時點恪𦣗𥪝𠬠𢆥、隨屬𠓨風俗習慣𧵑層民族、仍禮會脗集中𡗉一𠓨務春<ref name="Nguyễn Thị Thanh Bình-Dana Healy">''Các khía cạnh văn hóa Việt Nam'', Nguyễn Thị Thanh Bình - Dana Healy, NXB Thế Giới 2006</ref>。
Việt Nam có nhiều loại lễ hội lớn và long trọng như lễ tế các thần linh, các lễ hội nhằm tưởng nhớ tới công ơn tổ tiên, nòi giống như [[hội Đền Hùng]], có những lễ hội tưởng nhớ tới các anh hùng như [[hội Đền Mẫu Đợi]], [[hội Gióng]], [[hội Đền Kiếp Bạc]], [[hội Đống Đa]], có những lễ hội tưởng nhớ người có công mở mang bờ cõi, các ông tổ các ngành nghề,...của người Việt. Bên cạnh các lễ hội lớn của người Việt, các dân tộc khác cũng có những lễ hội lớn như [[lễ hội Katê]] của [[người Chăm]], [[Lễ hội Ok om bok|lễ cúng Trăng]] của [[người Khmer]], [[lễ hội Lồng tồng|lễ hội xuống Đồng]] của [[người Tày]], [[người Nùng]], [[Lễ hội hoa ban]] của [[người Thái]], [[Hội đua voi]] của [[người Mnông]],..<ref>''Lễ hội Việt Nam'', Vũ Ngọc Khánh, NXB Thanh Niên 2008</ref>
越南𣎏𡗉類禮會𡘯吧隆重如禮祭各神靈、各禮會𥆂想𢖵細功恩祖先、𡥤種如[[會殿雄]]、𣎏仍禮會想𢖵細各英雄如[[會殿母待]]、[[會𢶢]]、[[會殿劫薄]]、[[會棟多]]、𣎏仍禮會想𢖵𠊚𣎏功𨷑坡𡎝、各翁祖各梗藝、...𧵑𠊚越。邊𧣲各禮會𡘯𧵑𠊚越、各民族恪拱𣎏仍禮會𡘯如[[禮會Katê]]𧵑[[𠊚占]]、[[禮會Ok om bok|會供𣎞]]𧵑[[𠊚Khmer]]、[[禮會Lồng tồng|禮會𨑜垌]]𧵑[[𠊚]]、[[𠊚儂]]、[[禮會花班]]𧵑[[𠊚泰]]、[[會𨅮𤠅]]𧵑[[𠊚Mnông]]、…<ref>'' Lễ hội Việt Nam '', Vũ Ngọc Khánh, NXB Thanh Niên 2008</ref>。
Ngoài các lễ hội lớn và long trọng tại Việt Nam từ bắc đến nam còn có hàng nghìn lễ hội lớn nhỏ khác nhau của các dân tộc Việt Nam. Các lễ hội ở Việt Nam rất đa dạng, những lễ hội về nông nghiệp, hội văn nghệ vui chơi, thi tài, hội giao duyên, hội lịch sử,... Đặc biệt là hội mừng năm mới ([[Tết Nguyên Đán]]) của người Việt và một số dân tộc khác
Cùng với các lễ hội dân gian, các lễ hội của các tôn giáo ban đầu chỉ mang ý nghĩa nội bộ nhưng theo thời gian các lễ hội đó lan sang các tầng lớp xã hội khác và thành những lễ hội mang tính cộng đồng như lễ [[Phật đản]] của Phật giáo và [[lễ Noel]] của Công giáo
Võ thuật Việt Nam là tên gọi khái quát hệ thống võ thuật, các võ phái, bài thảo, võ sư khai sinh và phát triển trên đất nước Việt Nam, hoặc do người Việt làm chưởng môn, gây dựng sáng tạo tại ngoại quốc từ xưa đến nay, có những đặc trưng riêng biệt trong sự đối sánh với các võ phái nước ngoài khác. Võ thuật Việt Nam có nội hàm khái niệm rộng hơn thuật ngữ võ cổ truyền Việt Nam (thường biết đến với tên gọi võ Ta phân biệt với võ Tàu) vốn thường dùng để chỉ những võ phái đã phát triển trong khoảng từ giữa thế kỷ 20 trở về trước trên lãnh thổ Việt Nam, theo đó, võ thuật Việt Nam có thể bao gồm cả những môn phái mới sinh thành trong thời điểm hiện tại, và bao quát cả những võ phái đã phát triển trong suốt trường kỳ lịch sử Việt Nam.
Các phái võ Việt Nam, hay còn được gọi với tên "Võ Thuật Cổ Truyền" vẫn thể hiện những đặc điểm khác biệt rõ rệt với các nền võ học khác trên thế giới nói chung và Trung Hoa nói riêng:
各派武越南、咍群得噲𠇍𠸜“武術古傳”脗體現仍特點恪別𤑟𤍅𠇍各𡋂武學恪𨕭世界吶終吧中華吶𥢆:
#Sự xuất hiện của lời thiệu bằng thơ, phú;
#事出現𧵑𠳒紹平𡮲、賦;
#Bộ pháp vận hành theo đồ hình bát quái (lưỡng túc bát quái vi căn), khi đứng thì vững như đá tảng, khi di chuyển thì nhẹ nhàng linh hoạt như lá bay;
#部法運行遶圖形八卦(兩足八卦爲根)、欺𥪸時凭如𥒥磉、欺移轉時𨏄靈活如蘿𩙻;
#Bộ tay áp dụng theo ngũ hành pháp (song thủ ngũ hành vi bản);
#部𢬣押用遶五行法(雙手五行爲本);
#Kỹ thuật đòn thế được chọn lọc, phân thế riêng phù hợp với cách đánh của từng dạng đối tượng, địa hình, nhất là lối đánh cận chiến một người chống lại nhiều người;
#技術扽勢得撰漉、份勢𥢆符合𠇍格打𧵑層樣對象、地形、一羅𡓃打近戰𠬠𠊚挵徠𡗉𠊚;
#Tận dụng triệt để lối đánh "cộng lực" - dựa vào sức lực đối phương để triệt hạ đối phương.
#盡用徹底𡓃打“共力”―𢭸𠓨飭力對方抵撤下對方。
==Nghệ thuật==
==藝術==
:Bài chi tiết [[Nghệ thuật Việt Nam]]
:排枝節[[藝術越南]]
Nghệ thuật của một dân tộc là yếu tố đặc trưng nhất và tiếp cận nhanh nhất với thế giới bên ngoài trong bối cảnh [[toàn cầu hóa]] hiện nay. Nền nghệ thuật Việt Nam có từ hàng nghìn năm nay, bắt đầu từ nghệ thuật truyền thống hay còn gọi là nghệ thuật dân gian Việt Nam.
Cũng như nền văn học của các nước khác trên thế giới, văn học Việt Nam bao gồm hai bộ phận đó là [[văn học dân gian]] và [[văn học viết]]. Văn học dân gian là văn học truyền miệng của người dân và văn học viết gồm có văn học chữ Hán, văn học chữ Nôm và văn học chữ Quốc ngữ.
Kho tàng văn học dân gian của Việt Nam rất phong phú và đa dạng, để giữ gìn những truyền thống quý báu của dân tộc, để bảo tồn những kinh nghiệm sống, kinh nghiệm sản xuất của các thế hệ người Việt Nam khi đại đa số người dân trong thời phong kiến không có điều kiện biết chữ Hán, một hình thức văn học dân gian truyền miệng đã ra đời và được truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác tại Việt Nam. Đó là những câu chuyện [[thần thoại]] như ''[[Thần Trụ Trời]]'' của người Việt, ''[[Đi san mặt Đất]]'' của người Lô Lô,...những [[sử thi]] như ''[[Đam San]]'' của người E Đê, ''[[Đẻ đất đẻ nước]]'' của người Mường,...những [[truyền thuyết]] như ''[[Sơn Tinh Thuỷ Tinh]]'', ''[[Thánh Gióng]]'' của người Việt, những [[cổ tích]] như ''[[Thạch Sanh]]'' của người Khmer....và các [[truyện ngụ ngôn]], [[truyện cười]], [[tục ngữ]], [[ca dao]],.... Văn học dân gian thường ca ngợi tài năng và lòng dũng cảm của con người trước thiên nhiên khắc nghiệt, trước kẻ thù độc ác, ca ngợi lòng nhân hậu, độ lượng giúp đỡ nhau, ca ngợi tình yêu trai gái, tình chung thuỷ vợ chồng, yêu con người, yêu thiên nhiên, yêu làng xóm, quê hương. Không những thế văn học dân gian Việt Nam còn là vũ khí đấu tranh chống lại những thói hư tật xấu của con người, chống lại những bất công thối nát trong xã hội. Bằng ngôn ngữ dân gian giàu hình ảnh, bằng nghệ thuật nhạc điệu sinh động, văn học dân gian Việt Nam đã thấm sâu vào lòng người một cách tự nhiên và rất dễ dàng truyền lại cho đời sau<ref name="Nguyễn Thị Thanh Bình-Dana Healy"/>
庫藏文學民閒𧵑越南慄豐富吧多樣、抵𡨺廛仍傳統貴寶𧵑民族、抵保存仍經驗𤯩、經驗產出𧵑各世系𠊚越南欺大多數𠊚民𥪝時封建空𣎏條件別𡨸漢、𠬠形式文學民閒傳𠰘㐌𠚢𠁀吧得傳徠自世系呢𨖅世系恪在越南。妬羅仍句傳[[神話]]如''[[神柱𡗶]]''𧵑𠊚越、''[[𠫾刪𩈘𡐙]]''𧵑𠊚Lô Lô、…仍[[史詩]]如''[[Đam San]]''𧵑𠊚E Đê、''[[𤯰𡐙𤯰渃]]''𧵑𠊚芒、…仍[[傳說]]如''[[山精水精]]''、''[[聖𢶢]]''𧵑𠊚越、仍[[古迹]]如''[[石生]]''𧵑𠊚Khmer…吧各[[傳寓言]]、[[傳唭]]、[[俗語]]、[[歌謡]]、…。文學民閒常歌𡅷才能吧𢚸勇敢𧵑𡥵𠊚著天然刻糵、著仉仇毒惡、歌𡅷𢚸仁厚、度量𠢞拖𦣗、歌𡅷情𢞅𤳆𡛔、情終始𡢼、𢞅𡥵𠊚、𢞅天然、𢞅廊村、圭鄕。空仍勢文學民閒越南群羅武器鬥爭挵徠仍𢟔虛疾醜𧵑𡥵𠊚、挵徠仍不公𠺙湼𥪝社會。平言語民閒𢀭形影、平藝術樂調生動、文學民閒越南㐌浸漊𠓨𢚸𠊚𠬠格自然吧慄易揚傳朱𠁀𢖖<ref name="Nguyễn Thị Thanh Bình-Dana Healy"/>。
Trong văn học viết, với chữ Hán và chữ Nôm được sử dụng trong một thời gian dài. Các tác phẩm văn học cổ nhất còn lưu lại được sáng tác vào thế kỷ 11 và chủ yếu liên quan đến [[đạo Phật]] khi đó đang thịnh hành tại Việt Nam. Đó là những bài thơ của các vị sư giải thích về cơ sở căn bản của đạo Phật cũng như bình luận về các biến cố lịch sử hay các đề tài về ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên, từ thế kỷ 13 nhiều công trình về lịch sử, địa lý và địa chí bằng [[chữ Hán]] đã xuất hiện. Khi hệ thống [[chữ Nôm]] được hoàn chỉnh vào thế kỷ 13, nhiều tác phẩm văn học viết bằng chữ Nôm lần lượt xuất hiện, một trong những tác phẩm sớm nhất bằng chữ Nôm còn để lại đến hôm nay là các bài thơ của [[Nguyễn Trãi]], các tác phẩm đồ sộ của ông bao gồm một tuyển tập hàng trăm bài thơ Nôm có tên ''[[Quốc âm thi tập]]'' ở thế kỷ 15, và kế tiếp là ''[[Chinh phụ ngâm]]'' của [[Đoàn Thị Điểm]], các bài thơ của [[Hồ Xuân Hương]] và đặc biệt là tác phẩm ''[[Truyện Kiều]]'' của [[Nguyễn Du]].
Từ đầu thế kỷ 20, [[chữ quốc ngữ]] được phổ biến rộng rãi, với sự phát triển của công nghệ in ấn cùng với những tiếp xúc với văn học phương Tây, văn học Việt Nam xuất hiện các thể loại văn học mới, [[văn xuôi]] chiếm vị trí quan trọng trên văn đàn cùng với [[thơ]] ngự trị trước đó. Các thay đổi trong đời sống văn học đã xuất hiện với sự ra đời của [[phong trào Thơ Mới]] vào những năm 1930, đây là một phong trào hiện đại nhằm giải phóng thơ Việt Nam ra khỏi những luật lệ gò bó của thơ Trung Quốc cổ. Trong lĩnh vực văn xuôi, các hoạt động của nhóm [[Tự Lực Văn Đoàn]] chịu ảnh hưởng từ phương Tây đã tạo ra thể loại [[tiểu thuyết]] Việt Nam hiện đại
Nền văn học Việt Nam từ thời kỳ này xuất hiện nhiều trào lưu, có những tác phẩm chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa lãng mạn, có những tác phẩm theo chủ nghĩa hiện thực và cũng có những tác phẩm gắn liền với chính trị đó là dòng tác phẩm cách mạng
Bắt đầu sớm nhất với [[kiến trúc]] dân gian với những hoạ tiết về nhà cửa trên mặt [[trống đồng Đông Sơn]] vào khoảng thế kỷ 7 trước công nguyên, trải qua thời [[bắc thuộc]] kiến trúc Việt Nam chịu nhiều ảnh hưởng của nền kiến trúc Trung Quốc, từ thế kỷ 10 khi dành được độc lập kiến trúc Việt Nam là sự kết hợp giữa kiến trúc bản địa cùng với những ảnh hưởng từ Trung Quốc. Các công trình của Việt Nam quy mô thường không lớn, nhưng thường là sự kết hợp hài hoà giữa công trình chính và cảnh quan xung quanh, đặc biệt là sử dụng hồ, ao, sông ngòi để điều tiết khí hậu và tạo cảnh quan. Từ cuối thế kỷ 19, với việc đô hộ của [[thực dân Pháp]], kiến trúc Việt Nam bắt đầu áp dụng rộng rãi các khuông mẫu và thủ pháp kiến trúc, xây dựng của [[phương Tây]], nhiều công trình còn tồn tại đến ngày nay ở các đô thị, đặc biệt là tại [[Hà Nội]] đã để lại một sắc thái kiến trúc đẹp và độc đáo<ref name="Nguyễn Thị Thanh Bình-Dana Healy"/>
扒頭𣋽一𠇍[[建築]]民閒𠇍仍畫節𧗱家𨷯𨕭𩈘[[𪔠銅東山]]𠓨曠世紀7𠓀公元、𣦰過時[[北屬]]建築越南𠺥𡗉影響𧵑𡋂建築中國、自世紀10欺𤔷得獨立建築越南羅事結合𠁹建築本地共𠇍仍影響自中國。各工程𧵑越南規摸常空𡘯、仍常羅事結合諧和𠁹工程正吧景觀衝觥、特別羅使用湖、泑、瀧𤀖抵調節氣候吧造景觀。自𡳳世19、𠇍役都護𧵑[[殖民法]]、建築越南扒頭押用𢌌待各框母吧手法建築、𡏦𥩯𧵑[[方西]]、𡗉工程群存在𦤾𣈜𠉞於各都市、特別羅在[[河內]]㐌抵徠𠬠色彩建築𢢲吧獨到<ref name="Nguyễn Thị Thanh Bình-Dana Healy"/>。
=== Điện ảnh ===
=== 電影 ===
<!--[[Tập tin:Gai nhay.jpg|nhỏ|140px|phải|Áp phích một bộ phim Việt Nam năm 2003]] -->
Điện ảnh là môn nghệ thuật xuất hiện muộn nhất tại Việt Nam, trải qua nhiều giai đoạn. Ban đầu là những thể loại phim do người Pháp thực hiện từ những năm 1920. Tới thập niên 1930, cùng với sự ra đời của các môn âm nhạc, mỹ thuật hiện đại, điện ảnh cũng bắt đầu được người Việt Nam thực hiện. Tiếp đó sau sự chia cắt đất nước, điện ảnh Việt Nam tại hai miền đều có những hướng phát triển riêng cùng với những ảnh hưởng từ bên ngoài là hai nền [[điện ảnh miền Bắc]] và [[điện ảnh miền Nam]]. Sau những năm 1975 nền điện ảnh Việt Nam do nhà nước thực hiện. Tới giai đoạn [[Đổi Mới]], từ những năm 1986 sự tham gia của tư nhân vào lĩnh vực điện ảnh đã tạo ra dòng [[phim mỳ ăn liền]], dòng phim này thịnh hành trong những năm đầu của thập niêm 1990 và tự kết thúc vai trò của mình từ những năm 1995 nhường chỗ cho dòng [[phim đương đại Việt Nam]]
Nền Mỹ thuật bắt đầu với [[điêu khắc]] cổ được thể hiện trên mặt trống Đồng Đông Sơn của cư dân Lạc Việt, trải qua các thời kỳ cùng với những ảnh hưởng từ bên ngoài đã tạo ra nền điêu khắc Việt Nam phát triển rực rỡ vào các thời Lý, Trần, Lê qua các công trình tôn giáo và cung điện các vương triều. Bên cạnh các công trình kiến trúc và điêu khắc của người Việt thì nền điêu khắc kiến trúc Việt Nam được bổ sung các kỹ thuật tinh xảo trong việc xây dựng các công trình tôn giáo tín ngưỡng của [[người Chăm]] và [[người Khmer]] Nam Bộ. [[Hội họa]] xuất hiện muộn hơn với dòng [[tranh dân gian Việt Nam]], gồm [[tranh lụa]], [[tranh tết]], [[tranh Đông Hồ]]. Đề tài tranh dân gian thường giản dị và gần gũi với đời sống dân dã, mỗi bức tranh đều có ý nghĩa tượng trưng và đều được cách điệu hoá. Cùng với các môn nghệ thuật hiện đại khác, mỹ thuật hiện đại Việt Nam cũng có những bước tiến dài từ đầu thế kỷ 20 với ảnh hưởng của nghệ thuật phương Tây thời Pháp thuộc, với các trường phái lãng mạn, hiện thực, ấn tượng, trừu tượng, siêu thực,...mặc dù chịu nhiều ảnh hưởng của phương Tây nhưng khuynh hướng mỹ thuật hiện đại của Việt Nam vẫn gắn liền với lịch sử đất nước.
Sự ra đời và phát triển của [[sân khấu dân gian Việt Nam]] gắn liền với đời sống nông nghiệp, [[múa rối nước]] là nghệ thuật dân gian của của người nông dân làm ruộng nước ở vùng đồng bằng Bắc Bộ, thường được biểu diễn trong dịp hội hè, những lúc nông nhàn, múa rối nước là một nghệ thuật tổng hoà giữa các nghệ thuật điêu khắc, sơn mài, âm nhạc, hội hoạ và văn học. Cùng với múa rối nước là các môn nghệ thuật [[chèo]], [[tuồng]], [[cải lương]] góp phần làm phong phú nền sân khấu cổ truyền Việt Nam. Từ đầu thế kỷ 20, cùng với những ảnh hưởng của sân khấu phương Tây, nghệ thuật sân khấu hiện đại Việt Nam được bổ sung thêm các môn nghệ thuật [[kịch]], [[hài kịch]], [[xiếc]], [[ảo thuật]], [[múa]], [[ballet]], [[opera]],...
=== Âm nhạc ===
===𡑝叩===
:Bài chi tiết [[Âm nhạc Việt Nam]]
:排枝節[[𡑝叩越南]]
Âm nhạc dân gian Việt Nam cũng có truyền thống lâu đời, bắt đầu với [[chầu văn]], [[quan họ]], [[ca trù]], [[hát ví]], [[dân ca]], [[vọng cổ]], [[nhạc cung đình]],...của người Việt và bên cạnh đó là âm nhạc dân gian của các dân tộc khác như [[hát lượn]] của người Tày, [[hát Sli]] của người Nùng, [[hát Khan]] của người Ê Đê, [[hát dù kê]] của người Khmer...Cùng với các môn nghệ thuật hiện đại khác, nền âm nhạc hiện đại Việt Nam từ những năm 1930 được hình thành và phát triển đến ngày nay được gọi là [[tân nhạc Việt Nam]] với các dòng [[nhạc tiền chiến]], [[nhạc đỏ]], [[tình khúc 1954-1975]], [[nhạc vàng]], [[nhạc hải ngoại]] và [[nhạc trẻ]]. Vào tháng 9 năm 2009, ba trong số hình thức âm nhạc dân gian Việt Nam là [[quan họ]], [[ca trù]], [[nhã nhạc cung đình Huế]] và [[Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên]] (bao gồm cả âm nhạc Cồng Chiêng) được [[UNESCO]] vinh danh là [[di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại]].