𨀈𬧐內容

恪別𡧲版𢯢𢷮𧵑「卞夫人」

7.076 bytes added 、 𣈜13𣎃3𢆥2016
no edit summary
空固𥿂略𢯢𢷮
空固𥿂略𢯢𢷮
𣳔3: 𣳔3:
== 局𠁀 ==
== 局𠁀 ==
卞夫人羅𣎏𣱆羅卞、𠸛玉兒、本羅𠊛縣開陽、郡琅邪<ref>𪰂北臨沂、[[山東]]</ref>。婆出身羅𠬠歌女(伎女)<ref>[[三國志]]、魏書五、后妃傳第五、武宣卞皇后傳:「武宣卞皇后、琅邪開陽人、文帝母也。本倡家。」</ref>、流落細縣譙渃沛<ref>毫州、[[安徽]]𣈜𠉞</ref>。
卞夫人羅𣎏𣱆羅卞、𠸛玉兒、本羅𠊛縣開陽、郡琅邪<ref>𪰂北臨沂、[[山東]]</ref>。婆出身羅𠬠歌女(伎女)<ref>[[三國志]]、魏書五、后妃傳第五、武宣卞皇后傳:「武宣卞皇后、琅邪開陽人、文帝母也。本倡家。」</ref>、流落細縣譙渃沛<ref>毫州、[[安徽]]𣈜𠉞</ref>。
Năm 20 tuổi, bà được Tào Tháo nạp làm thiếp<ref>[[Tam Quốc Chí]], Ngụy thư ngũ, Hậu phi truyện đệ ngũ, Vũ Tuyên Biện Hoàng hậu truyện: "Niên nhị thập, Thái Tổ vu tiếu nạp hậu vi thiếp."</ref>. Lúc đó Tào Tháo đang làm huyện lệnh Đốn Khâu. Bà lần lượt sinh ra 4 người con trai cho Tào Tháo là Tào Phi, Tào Chương, Tào Thực và Tào Hùng.
Biện phu nhân là người có bản lĩnh. Năm 190, bà 31 tuổi. [[Tào Tháo]] khi đó trốn chạy khỏi chỗ [[Đổng Trác]], có tin đồn đại Tào Tháo đã chết. Mọi người trong nhà họ Tào đều lo lắng hoảng loạn. Riêng Biện phu nhân vẫn bình tĩnh, bà không tin vội vào lời đồn đó và khuyên mọi người không nên quá lo sợ. Quả nhiên sau đó Tào Tháo trở về. Khi biết chuyện, Tào Tháo rất khâm phục bà.
Chính thất của Tào Tháo là Đinh thị, sinh được con trai là Tào Tu. Sau khi Tào Tu chết, Đinh thị thường gây gổ với Tào Tháo và bỏ về nhà mẹ đẻ. Nhiều lần Tào Tháo xuống nước, đến tận nhà xin lỗi và muốn đón về, Đinh thị vẫn không chịu. Biện thị thường nhân lúc Tào Tháo không có nhà, đón Đinh thị về khoản đãi chu đáo. Khi Tào Tháo sắp về, bà thấy Đinh thị không chịu làm lành với Tào Tháo, lại tiễn về nhà ngoại<ref name="ldp355">Lê Đông Phương, sách đã dẫn, tr 355</ref><ref>[[Tam Quốc Chí]], Ngụy thư ngũ, Hậu phi truyện đệ ngũ, Vũ Tuyên Biện Hoàng hậu truyện.</ref>.
Ngoài Tào Tu, Đinh thị còn có một người con gái, vẫn ở lại nhà Tào Tháo. Biện thị giúp Tào Tháo nuôi dạy người con gái tử tế, rồi khi trưởng thành mang gả cho con trai thứ 2 của [[Hạ Hầu Đôn]] là Hạ Hầu Mậu.
:[[Tam quốc diễn nghĩa]] kể rằng Hạ Hầu Mậu là con của [[Hạ Hầu Uyên]]
Năm [[216]], [[Tào Tháo]] tự xưng là Ngụy vương. Năm 219, Biện phu nhân được phong là vương hậu nước Ngụy<ref>[[Tam Quốc Chí]], Ngụy thư ngũ, Hậu phi truyện đệ ngũ, Vũ Tuyên Biện Hoàng hậu truyện: "Nhị thập tứ niên, bái vi Vương hậu, sách viết: "Phu nhân Biện thị, phủ dưỡng chư tử, hữu mẫu nghi chi đức. Kim tiến vị Vương hậu, Thái tử chư hầu bồi vị, quần khanh thượng thọ, giảm quốc nội tử tội nhất đẳng."</ref>.
Đầu năm [[220]], Tào Tháo mất, [[Tào Phi]] lên thay ngôi Ngụy vương, Biện thị trở thành vương thái hậu.<ref>[[Tam Quốc Chí]], Ngụy thư ngũ, Hậu phi truyện đệ ngũ, Vũ Tuyên Biện Hoàng hậu truyện: "Nhị thập ngũ niên, Thái Tổ băng, Văn Đế tức Vương vị, tôn Hậu viết Vương thái hậu, cập tiễn tộ, tôn Hậu viết Hoàng Thái hậu, xưng Vĩnh Thọ Cung."</ref>
Tháng 10 năm 220, Tào Phi giành ngôi của [[Hán Hiến Đế]], xưng làm hoàng đế, Biện thị trở thành Biện thái hậu – thái hậu đầu tiên của nhà Tào Ngụy<ref name="ldp355"/>.
Trong 4 người con của Biện thái hậu, người con lớn nhất là Tào Phi là [[Tào Phi|Tào Ngụy Văn Đế]], người con thứ 2 là Tào Chương là viên tướng có tài trong quân đội họ Tào, người con thứ 3 là [[Tào Thực]] nổi tiếng về [[văn chương|văn]] [[thơ]]; người con thứ 4 là Tào Hùng chết trẻ, tự vẫn vì bất mãn Tào Phi.<ref name="ldp355b">Lê Đông Phương, sách đã dẫn, tr 355. [[Tam quốc diễn nghĩa|Tam Quốc diễn nghĩa]] kể rằng Tào Hùng cũng là nạn nhân của sự truy bức từ Tào Phi, sợ hãi mà tự vẫn</ref>.
Cuối đời, Biện thái hậu chứng kiến cảnh bất hòa giữa 4 người con trai, chủ yếu là sự chèn ép các em của Tào Phi.
Tào Chương tuy được phong vương nhưng không lâu sau bị triệu vào kinh thành [[Lạc Dương]] và tới năm 223 thì chết một cách đột ngột. Sách ''Ngụy Tấn thế thuyết'' cho rằng khi Tào Chương cùng Tào Phi đánh cờ trong lầu của Biện thái hậu, bị Tào Phi cho ăn [[táo]] có độc. Người hầu mang nước đến cho Tào Chương uống bị Tào Phi sai đập vỡ bầu nước, Biện thái hậu vội đi chân không chạy ra giếng múc nước cho con thứ, nhưng không tìm được gàu múc. Vì vậy Tào Chương trúng độc qua đời<ref name="ldp364">Lê Đông Phương, sách đã dẫn, tr 364</ref>.
[[Tào Thực]] cũng bị [[Tào Phi]] giáng tước. Sau đó được thăng lên tước vương nhưng cũng bị người của Tào Phi giám sát chặt chẽ.
Năm 226, Tào Phi qua đời khi mới 40 tuổi, con là [[Tào Duệ|Tào Tuấn]] lên nối ngôi, tức là Ngụy Minh Đế. Biện thái hậu được tôn là Thái hoàng thái hậu. Bà đề nghị cháu nội Tào Tuấn quan tâm tới người con út của Tào Tháo và người vợ thứ là Triệu cơ, tên là Tào Mậu (tức là chú của Tào Tuấn). Ngụy Minh Đế bèn phong cho Tào Mậu làm Liêu Thành công, sau đó thăng lên Liêu Thành vương<ref>Lê Đông Phương, sách đã dẫn, tr 366</ref>.
Năm 230, Biện thái hoàng thái hậu qua đời tại kinh thành [[Lạc Dương]], thọ 71 tuổi. Bà được truy tôn là Vũ Tuyên hoàng hậu và hợp táng với Tào Tháo (được truy tôn là Ngụy Vũ Đế).
== 家眷 ==
* Chồng: Ngụy Vũ đế [[Tào Tháo]] ([[155]]-[[220]])
* Các con:
** [[Tào Phi]] (Ngụy Văn Đế [[187]]-[[226]])
** [[Tào Chương]] ([[189]]-[[223]])
** [[Tào Thực]] ([[192]]-[[240]])
** [[Tào Hùng]] ([[dấu chấm hỏi|?]]-[[221]])
== 𥪝三國演義 ==
Biện phu nhân ít được nhắc tới trong tiểu thuyết [[Tam quốc diễn nghĩa]] của [[La Quán Trung]]. Hình ảnh Biện phu nhân bình tĩnh tin ở Tào Tháo còn sống trong biến loạn không được La Quán Trung nhắc đến.
Tại hồi 79, Biện thái hậu chứng kiến cảnh Tào Phi bức ép Tào Thực làm ''bài thơ 7 bước'', nếu không sẽ xử tội. Khi nghe Tào Thực làm xong bài thơ bi phẫn, ví cảnh cành đậu làm củi đun hạt đậu trong nồi như anh em trong nhà tàn hại lẫn nhau, Biện thái hậu rất đau lòng, chạy ra trách móc Tào Phi. Trên thực tế đây chỉ là hư cấu của [[La Quán Trung]] – tác giả lấy nhà Hán làm chính thống và luôn phê phán phe Tào Ngụy. Bài thơ bảy bước không có thật trong lịch sử<ref>Lê Đông Phương, sách đã dẫn, tr 358</ref>. Dù Tào Phi đối xử không tốt với Tào Thực nhưng chưa từng dồn Tào Thực tới đường cùng.
== 䀡添 ==
* [[Tào Tháo]]
* [[Tào Phi]]
* [[Tào Thực]]


== 注釋 ==
== 注釋 ==
Anonymous user