𧗱文本時欺尋證迹𠓀時[[家李]]、文籍完全空留吏𧿫𧿭𡨸喃芇哿。𨖅時李時𡤔𣎏𠬠數𡨸喃如𥪝排碑記於{{r|廚|chùa}}社Hương Nộn、縣[[Tam Nông]]省[[Phú Thọ]](鑿𢆥[[1173]]年號Chính Long Bảo Ứng thứ 11)咍碑{{r|廚|chùa}}Tháp Miếu、縣[[Yên Lãng]](𠉞屬[[Phúc Yên]]、省[[Vĩnh Phúc]](鑿𢆥[[1210]]朝𤤰[[Lý Cao Tông]])。
<ref>[http://khoavanhoc-ussh.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=925:qpht-thuytq-co-phi-dch-phm-nom-ca-th-k-xii&catid=84:han-nom&Itemid=248 ""Phật thuyết" có phải dịch phẩm Nôm của thế kỉ XII?"]</ref>
[[家陳]]拱抵吏𠬠數作品𡨸喃如𠇍排[[賦]]𧵑𤤰[[陳仁宗]]:"[[居塵樂道賦]]"吧"得趣林泉成道歌"。<ref name="Từ hai bài phú Nôm...">[http://vanhoanghean.com.vn/goc-nhin-van-hoa3/nh%E1%BB%AFng-g%C3%B3c-nh%C3%ACn-v%C4%83n-h%C3%B3a/tu-hai-bai-phu-nom-va-mot-so-bai-tho-chu-han-cua-duc-vua-tran-nhan-tong-1258-1308-tim-hieu-tu-tuong-thien-cua-phai-truc-lam-yen-tu "Từ hai bài phú Nôm..."]</ref><ref>[http://khoavanhoc-ngonngu.edu.vn/home/index.php?option=com_content&view=article&id=300%3Atim-hiu-gia-tr-c-trn-lc-o-phu-ca-trn-nhan-tong-&catid=63%3Avn-hc-vit-nam&Itemid=106&lang=vi Tìm hiểu giá trị "Cư trần lạc đạo Phú" của Trần Nhân Tông"]</ref>
[[Tập tin:1938 Vietnamese Birth Certificate in Nôm.jpg|nhỏ|phải|Đơn khai sinh năm 1938 ở [[Bắc Kỳ]] có bốn dạng chữ: [[quốc ngữ|chữ Quốc ngữ]] lẫn chữ Nôm cùng dấu triện bằng [[tiếng Pháp]] và vài [[chữ Hán|chữ Nho]]]]
[[集信:1938 Vietnamese Birth Certificate in Nôm.jpg|𡮈|沛|單開生𢆥1938於[[北圻]]𣎏𦊚樣𡨸:[[國語|𡨸國語]]悋𡨸喃拱𧿫篆憑 [[㗂法]]吧𠄽[[𡨸漢|𡨸儒]]]]
=== Chữ Quốc ngữ xuất hiện ===
===𡨸國語出現===
Chữ Nôm được dùng song song với chữ Hán cho đến [[thế kỷ 16]] khi các [[nhà truyền đạo]] phương Tây vào [[Việt Nam]], họ đã dùng [[bảng chữ cái Latinh|kí tự Latinh]] để phiên âm tiếng Việt, và chữ [[Quốc ngữ]] dựa trên [[bảng chữ cái Latinh|kí tự La Tinh]] được hình thành. Mặc dù dễ học, dễ nhớ, việc dùng chữ Quốc ngữ sau đó chỉ phổ biến trong [[công giáo tại Việt Nam|cộng đồng giáo dân]] trong phạm vi ghi chép [[Kinh Thánh]] chứ không được sử dụng nhiều trong việc làm phương tiện trứ tác hay truyền đạt thông tin. Chữ Nôm vì vậy vẫn là văn tự chính trong nền văn chương Việt Nam mãi cho tới hết [[thế kỷ 19]]. Sang đầu [[thế kỷ 20]] [[Liên bang Đông Dương|chính quyền Pháp]] cho giải thể phép [[Thi cử Nho học|thi cử]] [[chữ Hán|chữ Nho]] ([[1915]] ở [[Bắc Kỳ]] và [[1919]] ở [[Trung Kỳ]]) và đưa chữ Quốc ngữ lên hàng văn tự chính thức. Bắt đầu từ năm [[1908]] chữ Quốc ngữ mới bắt đầu thay thế chữ Nôm. Phong trào [[Đông Kinh Nghĩa Thục]] ([[1907]]) và [[Hội Truyền bá Quốc ngữ]] ([[1938]]) cũng như sự phát triển [[báo chí]] vào đầu thế kỷ 20 đã góp phần trong việc thâu nhận chữ Quốc ngữ là văn tự chính đáng của người Việt, khép lại thời kỳ dùng chữ Nôm để truyền đạt tư duy cùng những cảm hứng của dân tộc Việt.
Sau khi chữ Quốc ngữ ([[bảng chữ cái Latinh|dùng mẫu tự Latinh]]) được phổ biến vào đầu [[thế kỷ 20]], chữ Nôm dần dần mai một. Mất vị trí là phương tiện ghi chép, chữ Nôm tàn lụi dần trong bối cảnh tiến trình Âu hóa ngày càng mạnh ở Việt Nam. Được sự cổ xúy của thủ lĩnh các phong trào duy tân đương thời, chữ Quốc ngữ đã trở nên phổ biến và khẳng định chỗ đứng của nó trong hệ thống văn tự mới của dân tộc theo mô hình phương Tây, thoát khỏi ảnh hưởng [[Hán học]]. Lối văn tự đó nở rộ với phong trào [[Thơ mới]] và các sáng tác của [[Tự Lực văn đoàn|Tự lực văn đoàn]]. Từ đó di sản chữ Nôm về mặt kiến thức cũng như văn tịch cổ ngày càng bị đe dọa, có nguy cơ mất hẳn. Ngày nay, ở Việt Nam và cả thế giới rất ít người còn đọc được văn bản chữ Nôm từ nguyên tác. Hậu quả là một phần quan trọng của [[lịch sử Việt Nam|lịch sử]] và [[văn học Việt Nam]] đã nằm ngoài tầm tay của trên 90 triệu người nói tiếng Việt.
[[Tập tin:ThuykieuTruyen.jpg|nhỏ|phải|Áng văn Nôm Truyện Kiều bản Chiêm Vân Thị dưới tựa ''Thúy Kiều Truyện tường chú'']]
[[集信:ThuykieuTruyen.jpg|𡮈|沛|盎文喃傳翹本詹雲氏𠁑序『翠翹傳詳注』]]
[[Tập tin:Vietnamese chu nom example.svg|nhỏ|phải|Ba câu lục bát đầu của ''[[Truyện Kiều]]'']]
[[集信:Vietnamese chu nom example.svg|𡮈|沛|𠀧句六八頭𧵑『[[傳翹]]』]]
=== Mượn cả âm và nghĩa của chữ Hán ===
===摱哿音吧義𧵑𡨸漢===
Mượn cả âm đọc (âm Hán Việt) và nghĩa của chữ Hán để ghi lại các từ [[từ Hán Việt]]. Âm Hán Việt có ba loại là:
摱哿音(音漢越)吧義𧵑𡨸漢抵記吏各詞[[詞漢越]]。音漢越𣎏𠀧類羅:
*Âm Hán Việt tiêu chuẩn: bắt nguồn từ ngữ âm tiếng Hán thời [[Nhà Đường|Đường]]. Ví dụ: "ông" 翁, "bà" 婆, "thuận lợi" 順利, "công thành danh toại" 功成名遂.
*音漢越標準:扒源詞語音㗂漢時[[家唐|唐]]。𠸠諭:「{{r|翁|ông}}」、「{{r|婆|bà}}」、「{{r|順利|thuận lợi}}」、「{{r|功成名遂|công thành danh toại}}」。
*Âm Hán Việt cổ: bắt nguồn từ ngữ âm tiếng Hán trước thời Đường. Ví dụ: "mùa" 務 (âm Hán Việt tiêu chuẩn là"vụ"), "bay" 飛 (âm Hán Việt tiêu chuẩn là "phi"), "buồng" 房 (âm Hán Việt tiêu chuẩn là "phòng").
*Âm Hán Việt Việt hoá: là các âm gốc Hán bị biến đổi cách đọc do ảnh hưởng của quy luật ngữ âm tiếng Việt. Ví dụ: "thêm" 添 (âm Hán Việt tiêu chuẩn là "thiêm"), "nhà" 家 (âm Hán Việt tiêu chuẩn là "gia"), "khăn" 巾 (âm Hán Việt tiêu chuẩn là "cân"), "ghế" 几 (âm Hán Việt tiêu chuẩn là "kỉ").
Ba loại âm Hán Việt kể trên đều được dùng trong chữ Nôm.
𠀧類音漢越計𨕭調得用𥪝𡨸喃。
=== Mượn âm chữ Hán, không mượn nghĩa ===
===摱音𡨸漢、空摱義===
Mượn chữ Hán đồng âm hoặc cận âm để ghi âm tiếng Việt. Âm mượn có thể là âm Hán Việt tiêu chuẩn, âm Hán Việt cổ hoặc âm Hán Việt Việt hoá. Khi đọc có thể đọc giống với âm mượn hoặc đọc chệch đi. Ví dụ:
*Đọc giống như âm Hán Việt tiêu chuẩn: chữ "một" 沒 có nghĩa là "chìm" được mượn dùng để ghi từ "một" trong "một mình", chữ "tốt" 卒 có nghĩa là "binh lính" được mượn dùng để ghi từ "tốt" trong "tốt xấu", chữ "xương" 昌 có nghĩa là "hưng thịnh" được mượn dùng để ghi từ "xương" trong "xương thịt", chữ "qua" 戈 là tên gọi của một loại binh khí được mượn dùng để ghi từ "qua" trong "hôm qua".
*Đọc giống như âm Hán Việt cổ: chữ "keo" 膠 ("keo" trong "keo dán", âm Hán Việt tiêu chuẩn là "giao") được dùng để ghi lại từ "keo" trong "keo kiệt", chữ "búa" 斧 ("búa" trong "cái búa", âm Hán Việt tiêu chuẩn là "phủ") được dùng để ghi lại từ "búa" trong "chợ búa" ("búa" trong "chợ búa" là âm Hán Việt cổ của chữ "phố" 鋪).
Mượn chữ Hán đồng nghĩa hoặc cận nghĩa để ghi lại âm tiếng Việt. Ví dụ: chữ "dịch" 腋 có nghĩa nghĩa là "nách" được dùng để ghi lại từ "nách" trong "hôi nách", chữ "năng" 能 có nghĩa là "có tài, có năng lực" được dùng để ghi lại từ "hay" trong trong "văn hay chữ tốt".
摱𡨸漢同義或近義抵記吏音㗂越。𠸠諭:𡨸「{{r|腋|dịch}}」𣎏義義羅「𦙜」得用抵記吏詞「nách」𥪝「hôi nách」、𡨸「{{r|能|năng}}」𣎏義羅「𣎏才、𣎏能力」得用抵記吏詞「hay」𥪝「văn hay chữ tốt」。
===Tạo chữ ghép===
Chữ ghép, còn gọi chữ là chữ hợp thể, là chữ được tạo ra bằng cách ghép hai hoặc nhiều hơn chữ khác thành một chữ. Các chữ cấu thành nên chữ ghép có thể đóng vai trò là thanh phù (bộ phận biểu thị âm đọc của chữ ghép) hoặc nghĩa phù (bộ phận biểu thị ý nghĩa của chữ ghép) hoặc vừa là thành phù vừa là nghĩa phù hoặc dùng làm phù hiệu chỉnh âm chỉ báo cho người đọc biết chữ này cần phải đọc chệch đi. Chúng có thể được viết nguyên dạng hoặc bị viết tỉnh lược mất một phần hoặc thay bằng chữ giản hóa. Thanh phù luôn có âm đọc giống hoặc gần giống với âm đọc của chữ ghép. Phù hiệu chỉnh âm được dùng trong chữ Nôm là bộ "khẩu" 口 (đặt ở bên trái chữ ghép), dấu "cá" 亇 (bắt nguồn từ chữ "cá" 个 viết theo thể [[thảo thư]], đặt ở bên phải chữ ghép), dấu nháy "𡿨" (đặt ở bên phải chữ ghép), bộ "tư" 厶 (đặt ở bên trên hoặc bên phải chữ ghép), dấu "冫" (đặt bên trái chữ ghép, chỉ thấy dùng trong các bản văn bản Nôm ở vùng Nam Bộ Việt Nam).
Một số ví dụ về chữ ghép:
===造𡨸𢯖===
*"chân" 蹎 ("chân" trong "chân tay"): chữ này được cấu thành từ chữ "túc" 足 và chữ "chân" 真. "Túc" 足 có nghĩa là "chân" được dùng làm "nghĩa phù" biểu thị ý nghĩa của chữ ghép. Trong chữ ghép chữ "túc" 足 khi đứng ở bên trái phải viết dưới dạng biến thể gọi là "bàng chữ túc" ⻊. Chữ "chân" 真 ("chân" trong "chân thành") đồng âm với "chân" trong "chân tay" được dùng làm thanh phù biểu thị âm đọc của chữ ghép.
*"gạch" 𥗳 ("gạch" trong "gạch ngói"): chữ này được cấu thành từ chữ "thạch" 石 và chữ "ngạch" 額. "Thạch" 石 có nghĩa là "đá" được dùng làm nghĩa phù, ý là gạch thì được làm bằng đất đá. "Ngạch" 額 dùng làm thanh phù.
*"khói" 𤌋: chữ này được cấu thành từ chữ "hỏa" 火 và chữ "khối" 塊 bị tỉnh lược một phần (tỉnh lược bộ "thổ" 土 ở bên trái chữ "khối" 塊). "Hỏa" 火 có nghĩa là lửa, gợi ý nghĩa của chữ ghép (lửa cháy tạo ra khói), "khối" 塊 gợi âm đọc của chữ ghép.
*"ra" 𦋦: chữ này được cấu thành từ chữ "la" 羅 giản hóa và chữ "xuất" 出. "Xuất" 出 có nghĩa là "ra" biểu thị ý nghĩa của chữ ghép.
*"trời" 𡗶: chữ này được cấu thành từ chữ "thiên" 天 có nghĩa là "trời" và chữ "thượng" 上 có nghĩa là "trên", ý là "trời" thì nằm ở trên cao.
*"lử" 𠢬 ("lử" trong "mệt lử") gồm chữ "vô" 無 có nghĩa là "không có" và chữ "lực" 力 có nghĩa là "sức, sức lực", ý là "lử" là không còn sức lực gì nữa.
*
Tiếng Việt hiện đại không có phụ âm kép nhưng trong tiếng Việt từ giai đoạn trung đại trở về trước thì lại có phụ âm kép. Trong chữ Nôm hợp thể để biểu thị các phụ âm kép người ta dùng một hoặc hai chữ làm thanh phù. Nếu dùng hai chữ làm thanh phù thì một chữ sẽ dùng để biểu thị phụ âm thứ nhất của phụ âm kép, chữ còn lại biểu thị phụ âm thứ hai của phụ âm kép. Ví dụ:
𠬠數𠸠諭𧗱𡨸𢯖:
*"blăng" 𣎞: "Blăng" hiện nay đã biến đổi thành "trăng, giăng". Chữ "blăng" 𣎞 được cấu thành từ chữ "ba" 巴, chữ "lăng" 夌 và chữ "nguyệt" 月. "Ba" 巴 biểu thị phụ âm thứ nhất "b" của phụ âm kép "bl", "lăng" 夌 biểu thị phụ âm thứ hai "l" và phần vần của từ "blăng", "nguyệt" 月 có nghĩa là "mặt trăng" biểu thị ý nghĩa của chữ ghép này.
*"mlời" 𠅜: "Mlời" hiện nay đã biến đổi thành "lời, nhời" ("lời" trong "lời nói"). Chữ "mlời" 𠅜 được cấu thành từ chữ "ma" 麻 (bị tỉnh lược thành "亠") và chữ "lệ" 例. "Ma" 麻 biểu thị phụ âm thứ nhất "m" của phụ âm kép "ml", "lệ" 例 biểu thị phụ âm thứ hai "l" và phần vần cửa từ "mlời".
*"tlòn" 𧷺: "Tlòn" hiện nay đã biến đổi thành "tròn". Chữ này được cấu thành từ chữ "viên" 圓 (bị tỉnh lược bộ "vi" 囗 ở phía ngoài thành "員") và chữ "lôn" 侖. "Viên" 圓 có nghĩa là "tròn" được dùng làm nghĩa phù. "Lôn" 侖 là thanh phù, biểu thị phụ âm thứ hai "l" của phụ âm kép "tl" và phần vần của từ "tlòn".
*"krông" 滝: "Krông" hiện nay đã biến đổi thành "sông". Chữ này được cấu thành từ bộ "thủy" 水 và chữ "long" 竜. "Thủy" có nghĩa là "sông" biểu thị ý nghĩa của chữ ghép. "Long" 竜 biểu thị phụ âm thứ hai "r" của phụ âm kép "kr" và phần vần của từ "krông".
*"sláu" 𦒹: "sláu" hiện nay đã biến đổi thành "sáu". Chữ này được cấu thành từ chữ "lão" và chữ "lục". "Lục" 六 là nghĩa phù, có nghĩa là "sáu". "Lão" 老 là thanh phù, biểu thị phụ âm thứ hai "l" của phụ âm kép "sl" và phần vần của từ "sláu".
*chữ "ấy" 𧘇: lược nét chấm "丶" trên đầu chữ "ý" 衣. Việc lược bớt nét bút này gợi ý cho người đọc biết rằng chữ này không đọc là "y" hay "ý" (chữ 衣 có hai âm đọc là "y" và "ý") mà cần đọc chệch đi.
Dùng chữ Nôm có sẵn để ghi lại từ tiếng Việt đồng âm hoặc cận âm nhưng khác nghĩa hoặc đồng nghĩa nhưng khác âm với chữ được mượn. Khi đọc có thể đọc giống với âm đọc của chữ được mượn hoặc đọc chệch đi. Ví dụ:
略扒𠃣一羅𠬠涅𧵑𠬠𡨸漢芇妬抵𢴖意朱𠊛讀別哴𡨸呢沛讀折𪠞。𠸠諭:
*Đọc giống với âm đọc của chữ được mượn: chữ "chín" 𠃩 ("chín" trong "chín người mười ý") được dùng để ghi từ "chín" trong "nấu chín".
Nhìn chung chữ Nôm thường có nhiều nét hơn, phức tạp hơn chữ Hán (do phần lớn là những chữ buộc phải ghép 2 chữ Hán lại) nên khó nhớ hơn cả chữ Hán vốn cũng đã khó nhớ. Cách đọc cũng có khi không thống nhất hoặc một chữ có thể có nhiều cách đọc, cách viết, nên có người nói rằng "chữ Nôm phải vừa đọc vừa đoán". Ngoài ra, việc "tam sao thất bản" là khó tránh khỏi, phần vì trình độ người thợ khắc chữ ngày xưa, phần vì khâu in mộc bản có chất lượng không cao (chữ bị nhòe, mất nét).
Về mặt ngữ học thì do âm trong tiếng Việt nhiều hơn số âm trong tiếng Hán (tiếng Việt có 4500 đến 4800 âm; tiếng Hán Quan thoại có khoảng 1280 âm)<ref>Hannas, Wm. C. ''Asia's orthographic dilemma''. Honolulu, HI: University of Hawaii Press, 1997. tr 88</ref> nên người viết phải dùng dấu nháy [»] hoặc chữ khẩu [口] đặt cạnh một chữ để biểu thị những chữ cận âm. Người đọc vì vậy phải giỏi mà đoán cho trúng âm, khiến chữ Nôm rất khó đọc.
𧗱𩈘語學時由音𥪝㗂越𡗉欣數音𥪝㗂漢(㗂越𣎏4500𦤾4800音;㗂漢官話𣎏壙1280音)<ref>Hannas, Wm. C. ''Asia's orthographic dilemma''. Honolulu, HI: University of Hawaii Press, 1997. tr 88</ref>𢧚𠊛曰沛用𧿫𥅘[𡿨]或𡨸口撻𧣲𠬠𡨸抵表示仍𡨸近音。𠊛讀爲丕沛𠐞𦓡斷朱中音、遣𡨸喃𫇐𧁷讀。
Ở Việt Nam, không chỉ có dân tộc Kinh chế tạo ra chữ Nôm, một vài dân tộc thiểu số khác như Tày, Dao, Ngạn, v.v. cũng tạo ra chữ Nôm dựa trên chữ Hán để lưu lại ngôn ngữ của họ.<ref name="vienKHXH-dieutra">{{Chú thích web|url=http://www.vass.gov.vn/tintuc/mlnewsfolder.2006-07-14.3623756330/mlnews.2007-10-25.4744530122|title='Điều tra, sưu tầm, nghiên cứu, mã hoá chữ viết cổ truyền'|author=Nguyễn Vũ|publisher=Viện Khoa học Xã hội Việt Nam|date=2007-10-25|archiveurl=http://web.archive.org/web/20080924130331/http://www.vass.gov.vn/tintuc/mlnewsfolder.2006-07-14.3623756330/mlnews.2007-10-25.4744530122|archivedate=2008-09-24}}</ref>
[[Người Ngạn]], một nhánh của [[người Giáy]] ở tỉnh [[Cao Bằng]], từng sử dụng chữ Nôm Ngạn trộn với chữ Hán trong các bài ''mo'' (khấn cúng).<ref name="Nguyễn Quang Hồng">{{Chú thích tạp chí|title=Khái lược về chữ Nôm Ngạn|author=Nguyễn Quang Hồng|work=Tạp chí Hán Nôm|year=2007|issue=6 (85)|pages=45–8|date=2009-05-19|accessdate=2013-05-24|url=http://www.hannom.org.vn/images_upload/pdf_1410.pdf|format=PDF}}</ref>
Do 喃 ''nôm'' = 口 ''khẩu'' + 南 ''nam'' nên chữ "喃 ''nôm''" trong tên gọi "chữ Nôm" thường được hiểu với ý nghĩa là "ngôn ngữ của người Nam". Tuy nhiên, nếu mở rộng khái niệm "chữ nôm" ra cho tất cả các hệ chữ được sáng tạo dựa trên chữ Hán thì có người còn gọi những chữ được các dân tộc phương bắc như [[Nhật Bản]], [[Triều Tiên]] là "chữ nôm Nhật", "chữ nôm Triều", hay gọi những hệ thống chữ của các dân tộc thuộc Trung Quốc<ref name="dantocTQ">Ở Trung Quốc, ngoài Tráng, Đồng, còn có nhiều dân tộc khác cũng có "chữ nôm" như Miêu, Dao, Bạch, Bố Y, Hà Nhì, v.v. Trong đó dân tộc Miêu (H'Mông) và Dao cũng thuộc gia đình các dân tộc Việt Nam.</ref> như [[người Tráng|Tráng]], Đồng, v.v. là "chữ nôm Choang", "chữ nôm Đồng", v.v.
* Kokuji (国字 Quốc tự) trong hệ thống [[Kanji]] của người Nhật cũng được tạo thành từ chữ Hán để ghi lại những từ và khái niệm riêng trong tiếng Nhật. Ví dụ: 畑 ''hatake'' = 火 ''hoả'' + 田 ''điền'', nghĩa là cánh đồng khô, để phân biệt với 田 là ruộng trồng lúa nước; 鮭 ''sake'' = 魚 ''ngư'' + 圭 ''khuê'', nghĩa là cá hồi Nhật Bản; 瓩 ''kiloguramu'' = 瓦 ''ngoã'' + 千 ''thiên'', nghĩa là kílô-gam. Trong hệ thống Kanji hiện đại, cũng có nhiều chữ không có trong các tự điển Trung Quốc nhưng không phải là Kokuji vì đó chỉ là cách đơn giản hoá những chữ Hán đã có sẵn theo kiểu của người Nhật. Ví dụ: 円 là giản thể của 圓 ''viên''; 売 là giản thể của 賣 ''mại''.
雖然、共𢧚分別仍「𡨸喃」呢𢭲仍部𡨸表音如[[假名]]吧[[Hangul]]𥪝㗂日吧㗂韓現代。
* Tương tự như Kokuji của người Nhật, người Triều Tiên cũng dùng chữ Hán để tạo thành một số chữ biểu ý riêng trong hệ thống [[Hanja]] của họ. Ví dụ: 畓 ''dap'' = 水 ''thuỷ'' + 田 ''điền'', nghĩa là ruộng nước, để phân biệt với 田 là đồng khô; 巭 ''bu'' = 功 ''công'' + 夫 ''phu'', nghĩa là người lao động.
* [[Tiếng Tráng|Chữ vuông Choang]] của dân tộc Tráng ở cực nam Trung Quốc được phát triển dựa trên chữ Hán và thường được so sánh với chữ Nôm của dân tộc Kinh ở Việt Nam do có nhiều điểm tương đồng giữa hai hệ thống chữ viết này<ref name="donghinhChoang">[http://hannom.org.vn/web/tchn/data/9702.htm "Hiện tượng đồng hình giữa chữ Nôm Việt và chữ vuông Choang"], Tạp chí Hán Nôm, số 2-1997</ref><ref name="hinhbongNomChoang">[http://hannom.org.vn/web/tchn/data/9901v.htm#hong38 "Hình bóng chữ Nôm Việt trong chữ vuông Choang"], Tạp chí Hán Nôm, số 1-1999</ref>. Tuy nhiên, ngoài những cách tạo chữ tương tự với cách tạo chữ Nôm là ''giả tá'', ''hình-thanh'' và ''hội ý'', còn có những chữ vuông Choang được tạo ra bởi những cách sơ khai hơn là ''tượng hình'' và ''chỉ sự'' (xem [[Chữ Hán#Cách cấu tạo của Chữ Hán - Lục Thư (六書)|Lục thư]]).
Tuy nhiên, cũng nên phân biệt những "chữ nôm" này với những bộ chữ biểu âm như [[Kana]] và [[Hangul]] trong tiếng Nhật và tiếng Hàn hiện đại.
Có nhiều phần mềm máy tính tạo ra ký tự chữ Nôm bằng cách gõ chữ Quốc ngữ.
* [http://viethoc.com/hannom/bango_intro.php HanNomIME] là phần mềm chạy trên [[Microsoft Windows|Windows]] hỗ trợ cả chữ Hán và chữ nôm.
* [http://herr.atspace.eu/ Vietnamese Keyboard Set] hỗ trợ gõ chữ Nôm và chữ Hán trên [[Mac OS X]].
* [http://winvnkey.sourceforge.net/ WinVNKey] là bộ gõ đa ngôn ngữ trên Windows hỗ trợ gõ chữ Hán và chữ Nôm bằng âm Quốc ngữ.
[[Phông chữ]] Nôm nằm trong [[cơ sở dữ liệu]] [[Unihan]]. [[VietUnicode]] là phông [[Unicode]] chứa các ký tự chữ Nôm. Nó là một dự án trên [[SourceForge]] [http://vietunicode.sourceforge.net/]. Phông [[TrueType]] có thể tải về từ [http://sourceforge.net/projects/vietunicode/].
𠬠數辭典𡨸喃𨕭𦀴[[印絲涅]]𣎏[http://www.viethoc.org/hannom/tdnom_intro.php 辭典於院越學](㗂越)[http://www.glossika.com/en/dict/viet.php Nom character index](㗂英)。
Một số từ điển chữ Nôm trên mạng [[Internet]] có [http://www.viethoc.org/hannom/tdnom_intro.php Từ điển ở Viện Việt học] (tiếng Việt) [http://www.glossika.com/en/dict/viet.php Nom character index] (Tiếng Anh).
* ''Hội Bảo tồn di sản chữ Nôm cung cấp nguyên bản chính, và cho phép xuất bản nguyên bản này theo [[Wikipedia:Nguyên văn Giấy phép Tài liệu Tự do GNU|Giấy Phép Sử Dụng Văn Bản Tự Do GNU]] (GFDL).''