恪別𡧲版𢯢𢷮𧵑「戰爭越南」
→戰役Linebacker II
𣳔449: | 𣳔449: | ||
𠁑壓力𧵑輿論世界吧𥪝渃、失敗𥪝役𢷏河内讓步、總統Nixon𠚢令枕𠞹𢷁呠𠓨𣈜[[30𣎃12]]𢆥[[1972]]吧會談吏底寄結協定。協定巴𠶋𣎏方案𡳳共衛基本空恪𠇍𨎆唄方案㐌得寄𢴑。戰役Linebacker II羅戰役軍事𡳳共𧵑軍隊花旗在越南。 | 𠁑壓力𧵑輿論世界吧𥪝渃、失敗𥪝役𢷏河内讓步、總統Nixon𠚢令枕𠞹𢷁呠𠓨𣈜[[30𣎃12]]𢆥[[1972]]吧會談吏底寄結協定。協定巴𠶋𣎏方案𡳳共衛基本空恪𠇍𨎆唄方案㐌得寄𢴑。戰役Linebacker II羅戰役軍事𡳳共𧵑軍隊花旗在越南。 | ||
==== 協定巴𠶋 ==== | |||
{{正|協定巴𠶋1973}} | |||
[[Tập tin:Vietnam peace agreement signing.jpg|phải|nhỏ|240px|𪰂花旗寄結協定巴𠶋]] | |||
Hiệp định Paris được ký kết vào ngày [[27 tháng 1]] năm [[1973]] tại Paris, được coi là một thắng lợi quan trọng của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ngày [[29 tháng 3]] năm [[1973]] quân nhân Mỹ cuối cùng rời Việt Nam, chấm dứt mọi sự can thiệp quân sự của Hoa Kỳ đối với vấn đề Việt Nam. Từ nay chỉ còn quân đội Việt Nam Cộng hòa đơn độc chống lại Quân Giải phóng đang ngày càng mạnh. | |||
[[Hiệp định Paris 1973|Hiệp định Paris]] là hiệp định chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam do 4 bên tham chiến: Hoa Kỳ, Việt Nam Cộng hòa, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ký kết tại [[Paris]] ngày [[27 tháng 1]] năm [[1973]]. Theo các nội dung chính như sau: | |||
* Các quân đội nước ngoài phải rút khỏi Việt Nam. Quân đội Nhân dân Việt Nam, Quân lực Việt Nam Cộng hòa, Quân Giải phóng miền Nam đóng nguyên tại chỗ và ngừng bắn tại chỗ. | |||
* Miền Nam Việt Nam có hai chính quyền, hai quân đội, hai vùng kiểm soát. Các bên tạo điều kiện cho dân chúng sinh sống đi lại tự do giữa hai vùng. | |||
* Thành lập [[Hội đồng Quốc gia Hòa giải và Hòa hợp Dân tộc]] gồm ba thành phần ngang nhau, thực hiện hòa giải và hòa hợp dân tộc, bảo đảm tự do dân chủ, tổ chức tuyển cử thành lập chính phủ hòa hợp dân tộc của miền Nam Việt Nam và tiến tới thống nhất hai miền. | |||
* Ngoài ra còn nhiều các điều khoản khác như lập ủy ban kiểm soát và giám sát và phái đoàn quân sự liên hợp bốn bên, điều khoản Hoa Kỳ đóng góp tài chính tái thiết sau chiến tranh, điều khoản Hoa Kỳ gỡ mìn đã phong tỏa các hải cảng Bắc Việt Nam, điều khoản trao trả tù binh... | |||
Mặt khác, Hiệp định Paris là hiệp định được Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Hoa Kỳ soạn thảo để đảm bảo cho việc Hoa Kỳ ra khỏi chiến tranh. Đối với Hoa Kỳ, đây là cách họ ra khỏi cuộc chiến mệt mỏi này một cách chính đáng. Đối với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mặt trận Dân tộc Giải phóng thì hiệp định này là bước thứ nhất trong hai bước để đi đến thắng lợi cuối cùng. Đối với Việt Nam Cộng hòa thì hiệp định này là một tai ương lớn đối với chính thể của họ và đặt sự tồn tại của Việt Nam Cộng hòa trước một nguy hiểm trong một tương lai gần. | |||
Để trấn an Việt Nam Cộng hòa, Tổng thống Nixon đã hứa riêng với Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu là trong trường hợp quân Giải phóng phát động chiến tranh tiêu diệt Việt Nam Cộng hòa, Hoa Kỳ sẽ phản ứng một cách thích hợp để bảo đảm an ninh cho Việt Nam Cộng hòa. Lời hứa này về sau không có giá trị thực tiễn vì sau đó Quốc hội Hoa Kỳ đã ra nghị quyết không cho phép đưa lực lượng vũ trang trở lại Đông Dương mà không được phép của Quốc hội và quy định khuôn khổ viện trợ cho Việt Nam Cộng hòa. Với các áp đặt như vậy thì dù không có [[vụ Watergate|sự kiện Watergate]], dù Tổng thống Nixon có tại vị thì cũng không thể giữ lời hứa một cách hữu hiệu được. Đối với người Mỹ, họ thực sự muốn đóng lại cuộc chiến, quên nó đi và mở sang một trang sử mới. | |||
[[Tập tin:Myrutquan.jpg|trái|nhỏ|240px|Hoa Kỳ rút quân theo Hiệp định Paris.<br /><small>Nguồn: Sách ''Chính phủ Việt Nam 1945 – 1998'' NXB Chính trị Quốc gia, tháng 7 năm 1999</small>]] | |||
Chính vì vậy trong hiệp định có những điều khoản có vẻ là nhượng bộ của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nhưng chẳng có ai có thể kiểm chứng và cưỡng chế được; ví dụ điều khoản quy định quân Giải phóng được quyền thay trang bị vũ khí theo nguyên tắc một-đổi-một. Số quân Giải phóng trên chiến trường lúc đó, số quân của họ trên đường mòn Hồ Chí Minh, số vũ khí họ mang vào và mang ra là những dữ liệu không thể kiểm chứng được. Còn vũ khí Mỹ vào Việt Nam qua các cảng và cầu hàng không thì dễ dàng được quản lý. Tương tự, điều khoản về ủy ban kiểm soát và giám sát quốc tế cũng chỉ là hình thức vì quyền lực của ủy ban này không có đủ để can thiệp gì vào các tiến trình sự việc. Các điều khoản về quy chế chính trị như thành lập chính phủ hòa hợp dân tộc tiến tới thống nhất có cơ chế thi hành nhưng không ấn định thời gian cụ thể nên khó thực hiện. | |||
Nói chung hiệp định này chỉ được thi hành tốt ở những điều khoản rút quân Mỹ (cùng các đồng minh khác) và trao trả tù binh Mỹ mà thôi. Hoa Kỳ thực sự muốn rút và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sẵn sàng tạo điều kiện cho việc đó. Từ nay chỉ còn quân đội Việt Nam Cộng hòa đơn độc chống lại Quân Giải phóng đang ngày càng mạnh trên chiến trường miền Nam Việt Nam. | |||
Đối với vấn đề hòa giải hòa hợp dân tộc, ông Nguyễn Khắc Huỳnh, nguyên thành viên đoàn đàm phán Hiệp định Paris, giải thích "''Lúc đầu đàm phán Paris, tư tưởng của ta là giành thắng lợi, buộc Mỹ rút, lập chính phủ liên hiệp và sau đó chính phủ sẽ đoàn kết toàn dân... Lúc đó chưa có khái niệm hòa hợp dân tộc. Lúc đầu mình tính chính phủ liên hiệp nhưng sau sự kiện Mậu Thân 1968 và sau đó năm 1972, ta không có những thắng lợi quyết định... Năm 1972 ta mới đề ra đường lối tìm cách mở đường cho Mỹ rút. Ta mới đưa ra khẩu hiệu là "Mỹ rút, Sài Gòn còn, miền Nam giữ nguyên trạng". Để liên kết các lực lượng miền Nam thì đặt ra vấn đề hòa hợp dân tộc. Vấn đề ấy được đặt ra trong lúc ta tính tới phương án giữ nguyên trạng miền Nam. Vì vậy ta đưa vào dự thảo Hiệp định và bàn kỹ vấn đề hòa hợp dân tộc. Lúc đầu ta gọi là chính phủ liên hiệp ba thành phần. Chính phủ Mỹ không chấp nhận được vì chính phủ mới có nghĩa là thủ tiêu Sài Gòn. Ta mới hạ thấp xuống là "một chính quyền hòa hợp dân tộc", gần gần với lập trường của Mỹ. Mỹ đề xuất một "body" - một tổ chức để tổng tuyển cử. Mỹ dùng chữ "body" thì mình cũng dịu bớt đi, đề xuất là trong lúc chính quyền hai bên tồn tại, thực hiện hòa hợp, hòa giải dân tộc để tiến tới tổ chức tổng tuyển cử thành lập chính quyền (đưa thêm khái niệm hòa giải, vì là hai kẻ địch.) Nhưng Mỹ không chấp nhận chữ "chính quyền". Chữ "chính quyền" có gì đó mang ý nghĩa thủ tiêu Sài Gòn. Vì thắng lợi của mình năm 1972 cũng có mức độ thôi, chưa thể lấn át Mỹ được, nên ta lấy yêu cầu Mỹ rút là chính. Mỹ nhận rút và quân miền Nam ở lại là đạt yêu cầu cao nhất rồi, ta mới chấp nhận thành lập một hội đồng quốc gia hòa giải, hòa hợp dân tộc. Hiệp định có điều khoản thành lập một hội đồng quốc gia hòa giải hòa hợp dân tộc để tổ chức tổng tuyển cử và đôn đốc thi hành Hiệp định. Lúc đó hình thành khái niệm hòa giải hòa hợp dân tộc... Dù lập chính phủ hai thành phần, ba thành phần hay giữ nguyên trạng thì cũng vẫn phải có hòa giải, hòa hợp. Không có cách nào khác. Không có bên nào thắng bên nào. Thực tế miền Nam có ba lực lượng, hai chính quyền thì phải giải quyết với nhau như vậy. Nhờ những sách lược mềm dẻo của ta, mà trong đó có việc tạm gác vấn đề xóa Sài Gòn, thực hiện một hình thức hòa giải, hòa hợp dân tộc mà tổ chức ấy chỉ là hội đồng thôi chứ không phải chính quyền, chính phủ gì nên Mỹ chấp nhận.''"<ref>[http://www.thanhnien.com.vn/pages/20140429/hoa-hop-hoa-giai-can-doi-mat-moi.aspx Hòa hợp - hòa giải cần đôi mắt mới], Nguyễn Khắc Huỳnh, Báo Thanh Niên, 3/11/2014</ref> | |||
Sau khi quân đội Hoa Kỳ rút hết vào cuối tháng 3 năm [[1973]], Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chuẩn bị cho việc đánh dứt điểm chính quyền Việt Nam Cộng hòa, còn Việt Nam Cộng hòa cố gắng xoay trở chống đỡ chẳng kể gì đến hiệp định. Vai trò của hiệp định Paris, trên thực tế, đến đây là đã hết. | |||
==參考== | ==參考== |