𨀈𬧐內容

恪別𡧲版𢯢𢷮𧵑「戰爭越南」

26.959 bytes added 、 𣈜18𣎃5𢆥2015
𣳔77: 𣳔77:


𡗉茹史學䁛2局戰實質指羅1吧噲𪦆羅 ''"局戰𨑮𠦳𣈜"''、階段和平1955-1959實質指羅拯持暫時。遶[[Daniel Ellsberg]]、𣦍自頭伮㐌羅𠬠局戰𧵑美:班頭羅[[法]]吧美、𡢐𪦆美𪫶完全。𥪝哿𠄩場合、伮羅𠬠局鬥爭𧵑𠊛越南 - 𠶢空沛羅畢哿[[𠊛越]] - 仍拱𨇜底維持局戰鬥𢶢吏武器、顧問朱細君遠征𧵑美<ref>Daniel Ellsberg trong cuốn Secrets: A Memoir of Vietnam and the Pentagon Papers, Viking, 2002, p.255: ''Không làm gì có chiến tranh Đông Dương thứ nhất và thứ nhì, chỉ có một cuộc xung đột nối tiếp trong một phần tư thế kỷ. Dùng ngôn từ thực tế, đứng về một phía (Mỹ), ngay từ đầu nó đã là một cuộc chiến của Mỹ: mới đầu là Pháp-Mỹ, sau đến toàn là Mỹ. Trong cả hai trường hợp, nó là một cuộc đấu tranh của người Việt Nam – không phải là tất cả người Việt Nam nhưng cũng đủ để duy trì cuộc đấu tranh – chống chính sách của Mỹ và những kinh viện, ủy nhiệm, kỹ thuật gia, hỏa lực, và cuối cùng, quân đội và phi công, của Mỹ.''</ref>。遶Alfred McCoy、𥆾吏仍正册𧵑美𡢐欺協定捈尔撝得寄結、仍材料五角臺㐌結論哴 "''南越南𡗅基本羅𠬠𤎜造𧵑花旗''" :"''空𣎏美互助時艷候如質振空體鞏顧權力於沔南 越𥪝時期1955-1956。空𣎏美𠴓 𡃏乾帖、南越南空體自嚉甚至哿役討論衛局總選舉𢆥1956遶協定捈尔撝𦓡空備力量武装𧵑越盟勒覩。空𣎏援助美𥪝仍𠄼接遶時製度艷吧𪤍獨立𧵑南越南候如拱空體芾存在得。''"<ref>Alfred McCoy. [http://www.drugtext.org/The-Politics-of-Heroin-in-Southeast-Asia/5-south-vietnam-narcotics-in-the-nations-service.html South Vietnam: Narcotics in the Nation's Service]. Trích dẫn: "''Looking back on America's postGeneva policies from the vantage point of the mid 1960s, the Pentagon Papers concluded that South Vietnam "was essentially the creation of the United States": "Without U.S. support Diem almost certainly could not have consolidated his hold on the South during 1955 and 1956. Without the threat of U.S. intervention, South Vietnam could not have refused to even discuss the elections called for in 1956 under the Geneva settlement without being immediately overrun by Viet Minh armies. Without U.S. aid in the years following, the Diem regime certainly, and independent South Vietnam almost as certainly, could not have survived."''"</ref> 尙議士(𡢐羅總統美)John F. Kennedy時宣佈: ''"伮(越南共和)羅𡥵𤯿𧵑眾些。眾些空體自𠬃奴"''。<ref>Robert S.Mc.Namara: Nhìn lại quá khứ. Tấn thảm kịch và những bài học Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr.43-44.</ref>
𡗉茹史學䁛2局戰實質指羅1吧噲𪦆羅 ''"局戰𨑮𠦳𣈜"''、階段和平1955-1959實質指羅拯持暫時。遶[[Daniel Ellsberg]]、𣦍自頭伮㐌羅𠬠局戰𧵑美:班頭羅[[法]]吧美、𡢐𪦆美𪫶完全。𥪝哿𠄩場合、伮羅𠬠局鬥爭𧵑𠊛越南 - 𠶢空沛羅畢哿[[𠊛越]] - 仍拱𨇜底維持局戰鬥𢶢吏武器、顧問朱細君遠征𧵑美<ref>Daniel Ellsberg trong cuốn Secrets: A Memoir of Vietnam and the Pentagon Papers, Viking, 2002, p.255: ''Không làm gì có chiến tranh Đông Dương thứ nhất và thứ nhì, chỉ có một cuộc xung đột nối tiếp trong một phần tư thế kỷ. Dùng ngôn từ thực tế, đứng về một phía (Mỹ), ngay từ đầu nó đã là một cuộc chiến của Mỹ: mới đầu là Pháp-Mỹ, sau đến toàn là Mỹ. Trong cả hai trường hợp, nó là một cuộc đấu tranh của người Việt Nam – không phải là tất cả người Việt Nam nhưng cũng đủ để duy trì cuộc đấu tranh – chống chính sách của Mỹ và những kinh viện, ủy nhiệm, kỹ thuật gia, hỏa lực, và cuối cùng, quân đội và phi công, của Mỹ.''</ref>。遶Alfred McCoy、𥆾吏仍正册𧵑美𡢐欺協定捈尔撝得寄結、仍材料五角臺㐌結論哴 "''南越南𡗅基本羅𠬠𤎜造𧵑花旗''" :"''空𣎏美互助時艷候如質振空體鞏顧權力於沔南 越𥪝時期1955-1956。空𣎏美𠴓 𡃏乾帖、南越南空體自嚉甚至哿役討論衛局總選舉𢆥1956遶協定捈尔撝𦓡空備力量武装𧵑越盟勒覩。空𣎏援助美𥪝仍𠄼接遶時製度艷吧𪤍獨立𧵑南越南候如拱空體芾存在得。''"<ref>Alfred McCoy. [http://www.drugtext.org/The-Politics-of-Heroin-in-Southeast-Asia/5-south-vietnam-narcotics-in-the-nations-service.html South Vietnam: Narcotics in the Nation's Service]. Trích dẫn: "''Looking back on America's postGeneva policies from the vantage point of the mid 1960s, the Pentagon Papers concluded that South Vietnam "was essentially the creation of the United States": "Without U.S. support Diem almost certainly could not have consolidated his hold on the South during 1955 and 1956. Without the threat of U.S. intervention, South Vietnam could not have refused to even discuss the elections called for in 1956 under the Geneva settlement without being immediately overrun by Viet Minh armies. Without U.S. aid in the years following, the Diem regime certainly, and independent South Vietnam almost as certainly, could not have survived."''"</ref> 尙議士(𡢐羅總統美)John F. Kennedy時宣佈: ''"伮(越南共和)羅𡥵𤯿𧵑眾些。眾些空體自𠬃奴"''。<ref>Robert S.Mc.Namara: Nhìn lại quá khứ. Tấn thảm kịch và những bài học Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr.43-44.</ref>
=== 階段1954-1959 ===
==== 越南共和自嚉總選舉統一越南 ====
Mỹ không công nhận kết quả [[Hiệp định Genève, 1954|Hiệp định Genève]], tuy nhiên Mỹ vẫn tuyên bố "ủng hộ nền hòa bình tại Việt Nam do Hiệp định Genève mang lại và thúc đẩy sự thống nhất hai miền Nam Bắc Việt Nam bằng các cuộc bầu cử tự do dưới sự giám sát của Liên Hiệp Quốc"<ref name="america">[http://vietnam.vassar.edu/overview/doc3.html Tuyên bố của Mỹ tại Hội nghị Genève 1954 (bản tiếng Anh)]</ref>.
Mỹ coi miền Nam Việt Nam là địa bàn quan trọng trong chiến lược chống chủ nghĩa cộng sản tại Đông Nam Á nên bắt đầu các hoạt động can thiệp tại Việt Nam. Đúng 20 ngày sau khi [[Hiệp định Genève, 1954|Hiệp định Genève]] về Đông Dương được ký kết, đô đốc Sabin đến Hà Nội, họp với phái đoàn quân sự Mỹ tại đây. Năm 1955, phái đoàn quân sự này của Mỹ do [[Edward Lansdale]] chỉ huy, người của [[Cơ quan Tình báo Trung ương (Hoa Kỳ)|CIA]] và đã làm cố vấn cho [[Pháp]] tại Việt Nam từ 1953, đã thực hiện các hoạt động tuyên truyền [[tâm lý chiến]] để kêu gọi dân chúng miền Bắc [[Cuộc di cư Việt Nam, 1954|di cư vào Nam]];<ref>Bernard B. Fall, ''The Two Vietnams'' (New York: Praeger, 1964) pp. 153-4</ref> giúp huấn luyện sỹ quan người Việt và các lực lượng vũ trang của [[Quốc gia Việt Nam]] tại các căn cứ quân sự Mỹ ở Thái Bình Dương; xây dựng các cơ sở hạ tầng phục vụ quân sự tại [[Philippines]]; bí mật đưa một lượng lớn vũ khí và thiết bị quân sự vào Việt Nam; giúp đỡ phát triển các kế hoạch ''"bình định Việt Minh và các vùng chống đối"''.<ref>Trích tại ''The CIA: A Forgotten History''; ''All other actions: The Pentagon Papers'', Document No. 15: 'Lansdale Team's Report on Covert Saigon Mission in '54 and '55,' pp. 53-66.</ref> Trong 2 năm 1955-1956, Mỹ đã bỏ ra 414 triệu đôla giúp trang bị cho các lực lượng thường trực [[quân lực Việt Nam Cộng hòa|quân đội Việt Nam Cộng hòa]], gồm 170.000 quân và lực lượng cảnh sát 75.000 quân, chiếm 80% ngân sách quân sự của chế độ Ngô Đình Diệm. Số viện trợ này giúp Việt Nam Cộng hòa đủ sức duy trì bộ máy hành chính và quân đội khi không còn viện trợ của Pháp. Quân đội Việt Nam Cộng hòa dần thay thế chiến thuật và vũ khí của Pháp bằng của Mỹ.
Chính phủ Việt Nam Cộng hòa tiếp tục chính sách của Quốc gia Việt Nam là từ chối hiệp thương tổng tuyển cử với lý do mà [[Ngô Đình Diệm]] phát biểu là "''nghi ngờ về việc có thể bảo đảm những điều kiện của cuộc bầu cử tự do ở miền Bắc''"<ref name="insurgency1"/>. Lý do này tương tự như trong cuộc bầu cử [[Quốc hội Việt Nam khóa I]] năm 1946, khi một số đảng phái đối lập với Việt Minh không ra ứng cử và cho rằng ''chính quyền trong tay nên Việt Minh muốn ai trúng cũng được''.<ref name="daidoanket" /> Có tài liệu cho rằng lá phiếu không bí mật, vì Sắc lệnh 51 cho phép những cử tri không biết chữ được nhờ người viết hộ<ref>Nohlen, D, Grotz, F & Hartmann, C (2001) ''Elections in Asia: A data handbook, Volume II'', p. 324 ISBN 0-19-924959-8</ref><ref>[http://www.hcmulaw.edu.vn/hcmulaw/index.php?option=com_content&view=article&catid=103:ctc20061&id=348:cttctn1946-mmslsctcdcvn&Itemid=109 CUỘC TỔNG TUYỂN CỬ ĐẦU TIÊN NĂM 1946 – MỘT MỐC SON LỊCH SỬ CỦA THỂ CHẾ DÂN CHỦ Việt Nam, TRƯƠNG ĐẮC LINH, TS. Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh]</ref>. Theo sử gia [[Trần Trọng Kim]] (đồng thời là Cựu Thủ tướng [[Đế quốc Việt Nam]] được Nhật Bản bảo hộ) thì có nơi người dân bị cưỡng bách bầu cho Việt Minh.<ref>[http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=2423&rb=08 Một cơn gió bụi, Chương VI: Chính phủ Việt Nam và tình thế trong nước] Trích: "''Chính phủ lâm thời tổ chức cuộc tổng tuyển cử để triệu tập quốc hội. Cuộc tuyển cử được ấn định vào ngày 23 tháng chạp, sau hoãn đến ngày mồng 6 tháng giêng năm 1946. Khi ấy tôi đã về ở Hà Nội rồi, thấy cuộc tuyển cử rất kỳ cục. Mỗi chỗ để bỏ phiếu, có một người của Việt Minh trông coi, họ gọi hết cả đàn ông đàn bà đến bỏ phiếu, ai không biết chữ thì họ viết thay cho. Việt Minh đưa ra những bản kê tên những người họ đã định trước, rồi đọc những tên ấy lên và hỏi anh hay chị bầu cho ai? Người nào vô ý nói bầu cho một người nào khác thì họ quát lên: "Sao không bầu cho những người này? Có phải phản đối không?". Người kia sợ mất vía nói: "Anh bảo tôi bầu cho ai, tôi xin bầu người ấy". Cách cưỡng bách ra mặt như thế, lẽ dĩ nhiên những người Việt Minh đưa ra được đến tám chín mươi phần trăm số người đi bầu. Ðó là một phương pháp rất mới và rất rõ để cho mọi người được dùng quyền tự do của mình lựa chọn lấy người xứng đáng ra thay mình làm việc nước.''"</ref> Nhưng theo báo Đại đoàn kết (Cơ quan trung ương của [[Mặt trận tổ quốc Việt Nam]]) thì nhiều trí thức, đại biểu có uy tín của các giai cấp, tầng lớp, tôn giáo, dân tộc đã trúng cử tại Quốc hội khóa I, họ hầu hết chưa phải là đảng viên cộng sản.<ref name="daidoanket" /> Có đến 43% đại biểu trúng cử không tham gia đảng phái nào<ref>[http://www.na.gov.vn/htx/vietnamese/c1454/default.asp?Newid=4863#soby3AJhM98R QUỐC HỘI KHOÁ I (1946-1960), Website Quốc hội Việt Nam]</ref>, trong đó có [[Ngô Tử Hạ]], một nhân sĩ công giáo và là chủ của các xưởng in lớn.<ref name="daidoanket">[http://daidoanket.vn/index.aspx?Menu=1427&Chitiet=30238&Style=1 Mãi mãi ghi nhớ Quốc hội khoá I (17/05/2011), Thái Duy, Báo Đại Đoàn Kết]</ref>
Đồng thời với việc từ chối tuyển cử, chế độ Việt Nam Cộng hòa ra sức củng cố quyền lực, đàn áp khốc liệt những người người kháng chiến cũ ([[Việt Minh]]), Đảng viên [[Đảng Cộng sản Việt Nam|Đảng Lao động Việt Nam]], những người không chịu ly khai chủ nghĩa cộng sản và quy phục. Ngô Đình Diệm hiểu rõ những chiến sĩ [[Việt Minh]] là đối thủ lớn nhất đe dọa quyền lực của ông ta. Theo lời khuyên của [[Edward Lansdale]], chính phủ Ngô Đình Diệm không gọi họ là Việt Minh nữa mà gọi là '''Việt Cộng'''<ref>Cecil B. Currey. Chiến thắng bằng mọi giá. NXB Thế giới, trang 344</ref> Nhằm triệt để tiêu diệt ảnh hưởng của Việt Minh trong nhân dân, Ngô Đình Diệm còn ra lệnh đập phá các tượng đài kháng chiến và san bằng nghĩa trang của những liệt sỹ Việt Minh trong [[Chiến tranh Đông Dương]], một hành vi xúc phạm nghiêm trọng tục lệ thờ cúng của người Việt<ref>Cecil B. Currey. Chiến thắng bằng mọi giá. NXB Thế giới, trang 345</ref>. Việt Nam Cộng hòa cũng đưa ra một loạt các [[chính sách "Tố Cộng Diệt Cộng"]], ban hành đạo [[luật 10-59]] công khai hành quyết những người cộng sản bằng máy chém.<ref>Lê Mậu Hãn (chủ biên), Trần Bá Đệ, Nguyễn Văn Thư..., ''Đại cương Lịch sử Việt Nam - Tập 3''. NXB Giáo dục. Hà Nội. Trang 164.</ref>
Theo Tuyên bố cuối cùng của [[Hiệp định Genève, 1954|Hiệp định Genève]] thì tổng tuyển cử ở hai miền được dự trù vào tháng 7 năm 1956 nhưng Tổng thống Ngô Đình Diệm bác bỏ mọi cuộc thảo luận sơ khởi, hành động này khiến Ngô Đình Diệm bẽ mặt ở phương Tây. Theo nhận xét của Tây phương thì Ngô Đình Diệm là kẻ ngoan cố và khao khát quyền lực chuyên chế, nhưng theo Duncanson thì mọi việc còn phức tạp hơn. Theo Ducanson, Miền Bắc có dân số đông hơn miền Nam 2 triệu người (tính cả gần 1 triệu người miền Bắc di cư vào Nam). Hơn nữa, vào thời điểm 1955 – 1956, trước sự hỗn loạn gây ra bởi sự tranh giành của các giáo phái và do hoạt động bí mật của "Việt Minh" tại miền Nam, cuộc [[Cải cách ruộng đất tại miền Bắc Việt Nam]] tạo ra bầu không khí căng thẳng dẫn đến cuộc nổi dậy của nông dân tại các vùng lân cận [[Vinh]], những tình hình diễn ra ở cả hai miền khiến [[Ủy hội Quốc tế Kiểm soát Đình chiến Đông Dương]] không có hy vọng đảm bảo một cuộc bầu cử tự do trong đó cử tri có thể bỏ phiếu theo ý muốn mà không sợ bị trả thù chính trị.<ref>Duncanson, Dennis J. ''Government and Revolution in Vietnam''. New York: Oxford University Press, 1968. tr 223, trích "But Diem set his face against even the preparatory discussions about elections which the Final Declaration had enjoined (its force, if any, was uncertain); his behaviour was put down in the West most commonly to obstinacy and avidity for despotic power yet the truth was more complicated then either these critics, or the drafter of the agreement, may have realized. Obstinate and avid for power Diem may also have been, but the decisive factor for him was the balance of population between North and South: before the cease-fire the Commumists had had under their control barely a quater of the total population of the country, and perhaps not that; the cease-fire had awarded them, with their slightly smaller half of the national territory, a clear majority (even taking account of their transfer of population) of close on 2 millions. In the circumstances prevailing in 1955 and 1956 - anarchy of the Sects and of the retiring Vietminh in the South, terror campaign of the land reform and resultant peasant uprising round Vinh in the North - it was only to be expected that voters would vote, out of fear of reprisals, in favour of the authorities under whom they found themselves; that the ICC had no hope of ensuring a truly free election at that time has been admitted since by the chief sponsor of the Final Declaration, Lord Avon.''"</ref> Theo Mark Woodruff, những quan sát viên của các nước Ấn Độ, Ba Lan và Canada thuộc Ủy hội Quốc tế Kiểm soát Đình chiến đồng ý với quan điểm của Quốc gia Việt Nam rằng miền Bắc không đủ điều kiện tổ chức bầu cử công bằng, đồng thời cho rằng cả 2 miền đều không thi hành nghiêm chỉnh thỏa thuận ngừng chiến.<ref>Woodruff, Mark (2005). Unheralded Victory: The Defeat of The Viet Cong and The North Vietnamese. Arlington, Virginia: Presidio Press. page 6. ISBN 0-8914-1866-0. trích "''The elections were not held. South Vietnam, which had not signed the Geneva Accords, did not believe the Communists in North Vietnam would allow a fair election. In January 1957, the International Control Commission (ICC), comprising observers from India, Poland, and Canada, agreed with this perception, reporting that neither South nor North Vietnam had honored the armistice agreement. With the French gone, a return to the traditional power struggle between north and south had begun again.''"</ref> Tuy nhiên, trái với các nhận định trên, Clark Clifford đã dẫn các báo cáo của Ủy hội Quốc tế Kiểm soát Đình chiến cho biết trong giai đoạn 1954-1956, họ chỉ nhận được 19 đơn khiếu nại về việc trả thù chính trị trên toàn lãnh thổ miền Bắc Việt Nam<ref>Clark Clifford. Set a date in Vietnam, Stick to it, Get out. The Life, 22nd May, 1970. P. 38</ref>.
Năm 1956, [[Allen Dulles]] đệ trình lên Tổng thống Mỹ Eisenhower báo cáo dự đoán nếu bầu cử diễn ra thì khoảng 80% dân số Việt Nam sẽ bầu cho [[Hồ Chí Minh]], và ''"thắng lợi của Hồ Chí Minh sẽ như nước triều dâng không thể cản nổi"''. Ngô Đình Diệm chỉ có một lối thoát là tuyên bố không thi hành [[Hiệp định Genève, 1954|Hiệp định Genève]]. Được Mỹ khuyến khích, Ngô Đình Diệm kiên quyết từ chối tuyển cử. Mỹ muốn có một chính phủ chống Cộng tồn tại ở miền Nam Việt Nam, bất kể chính phủ đó có tôn trọng nền dân chủ hay không<ref>Cecil B. Currey. Chiến thắng bằng mọi giá. NXB Thế giới, trang 333</ref>
Trong khi đó Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vẫn chuẩn bị cho tổng tuyển cử và cố gắng theo đuổi các giải pháp hòa bình.<ref>[http://vbqppl1.moj.gov.vn/law/vi/1951_to_1960/1959/195912/195912310002 Nghị quyết của Quốc hội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa] ngày 31 tháng 12 năm 1959 kéo dài nhiệm kỳ của các đại biểu miền Nam trong quốc hội, website Bộ Tư pháp, truy cập ngày 19 tháng 8 năm 2007</ref> Tại hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa II, tháng 8 năm 1955, bản báo cáo của [[Trường Chinh]] đã đề xuất: "''sau tổng tuyển cử nước Việt Nam sẽ có một Quốc hội chung cho toàn quốc, bao gồm đại biểu các đảng phái, các giai cấp, không phân biệt dân tộc, xu hướng chính trị và tôn giáo. Quốc hội ấy sẽ thông qua hiến pháp chung của toàn quốc và bầu ra Chính phủ liên hợp của toàn dân, chịu trách nhiệm trước Quốc hội... Quân đội miền Nam hay quân đội miền Bắc đều phải là bộ phận của quân đội quốc phòng thống nhất của nước Việt Nam, đặt dưới quyền chỉ huy tối cao của Chính phủ trung ương... Chính phủ trung ương và cơ quan chính quyền của mỗi miền sẽ đảm bảo thi hành những quyền tự do dân chủ rộng rãi (tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do đi lại, tự do hội họp, tự do tổ chức, tự do tín ngưỡng, v.v.); thực hiện nam nữ bình đẳng, dân tộc bình đẳng, đảm bảo trật tự của xã hội, an toàn của quốc gia và sinh mệnh tài sản của nhân dân; thực hiện người cày có ruộng một cách có từng bước, có phân biệt và chiếu cố những đặc điểm của từng miền... nước Việt Nam sau khi tổng tuyển cử mới thống nhất bước đầu hoặc thống nhất một phần, chưa hoàn toàn thống nhất. Miền Bắc sẽ giữ nguyên chế độ dân chủ mới (song nội dung dân chủ mới mà hình thức thì về một mặt nào đó còn áp dụng chủ nghĩa dân chủ cũ). Còn ở miền Nam thì không những hình thức mà nội dung của chế độ chính trị trong thời kỳ đầu còn nhiều tính chất dân chủ cũ; thành phần dân chủ mới sẽ phát triển dần dần''" <ref>Báo cáo tại Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa II, họp từ ngày 13 đến ngày 20 tháng 8 năm 1955</ref>.
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tuyên bố đồng ý tổ chức tổng tuyển cử theo đường lối [[Mặt trận Tổ quốc Việt Nam]] (liên minh chính trị hoạt động trên cả hai miền) phù hợp với hoàn cảnh của mỗi miền. Hà Nội tìm kiếm hỗ trợ quốc tế, kêu gọi các đồng chủ tịch hội nghị Genève, nhắc nhở Pháp về trách nhiệm đối với việc thống nhất hai miền Việt Nam thông qua Tổng tuyển cử tự do theo đúng tinh thần của Bản Tuyên bố cuối cùng tại Hội nghị Genève. Chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa khẳng định ''"Quốc hội do toàn dân từ Bắc chí Nam bầu ra tiêu biểu cho ý chí thống nhất sắt đá của toàn dân"'', tuyên bố chống tuyển cử riêng ở miền Nam mà họ xem là phi pháp<ref>[http://www.na.gov.vn/sach_qh/vkqhtoantap_1/nam1955/1955_27.html Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 7-6-1955 về việc Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sẵn sàng mở Hội nghị hiệp thương với các nhà đương cục có thẩm quyền ở miền Nam bàn về vấn đề chuẩn bị thực hiện Tổng tuyển cử để thống nhất Việt Nam]</ref><ref>[http://www.na.gov.vn/sach_qh/vkqhtoantap_1/nam1956/1956_3.html Lời Tuyên bố của cụ Tôn Đức Thắng, Trưởng Ban Thường trực Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà về vấn đề chống tuyển cử riêng rẽ ở miền Nam trong Hội nghị báo chí ngày 10-2-1956 ở Hà Nội]</ref>. Ngày 20 tháng 7 năm 1955, phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vào Sài Gòn để đàm phán, tạm lưu tại [[Khách sạn Majestic]] nhưng bị [[Ủy ban Cách mạng Quốc gia (Việt Nam, 1955)|Hội đồng Nhân dân Cách mạng]] ủng hộ chính quyền Ngô Đình Diệm tổ chức biểu tình chống đối dữ dội; khách sạn bị bao vây và phóng hỏa khiến [[Ủy hội Quốc tế Kiểm soát Đình chiến Đông Dương]] phải can thiệp để phái đoàn thoát ra và bay trở về an toàn.<ref>Nguyễn Văn Lục. Trang 141-2.</ref> Tuyên bố của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là đồng ý tổ chức.
Về mặt ngoại giao, tuy Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ráo riết kêu gọi thực hiện tuyển cử nhưng [[Trường Chinh]] khi sang Moskva họp đại hội [[Đảng Cộng sản Liên Xô]] năm 1956 đã nói với Vasilii Kuznetzov, thứ trưởng ngoại giao Liên Xô rằng miền Bắc không có đủ điều kiện để tổ chức bầu cử thống nhất. Việc vận động các thành phần quốc tế chỉ là phương thức tuyên truyền, cũng là cách giải thích với quần chúng trong nước về việc ngoại giao đã thất bại<ref>Gaiduk, Ilya. ''Confronting Vietnam''. Stanford, CA: Stanford University Press, 2003. Trang 78.</ref> Các cường quốc đã không ủng hộ lời kêu gọi tổ chức tuyển cử của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mà muốn hiện trạng chia cắt Việt Nam được giữ nguyên. Vào tháng 1 năm 1957, khi Liên Xô đề nghị Liên Hiệp Quốc thừa nhận miền Bắc và miền Nam Việt Nam như 2 quốc gia riêng biệt, Hồ Chí Minh đã không đồng ý<ref name="ReferenceB">Origins of the Insurgency in South Vietnam, 1954-1960 Boston: Beacon Press, 1971</ref>. Tháng 5 năm 1956, một nhà ngoại giao Hungary tên [[József Száll]] đã nói chuyện với một trợ lý thứ trưởng của [[Bộ Ngoại giao Trung Quốc]], rằng theo ý kiến ​​của Chính phủ Trung Quốc thì "''các nghị quyết của hiệp định Genève, tức là, việc tổ chức bầu cử tự do và thống nhất Việt Nam, không thể được thực hiện trong thời gian này... với tình trạng hiện nay tại miền Nam Việt Nam cần một thời gian dài để đạt được những mục tiêu này do đó thật vô lý nếu những nước từng tham gia Hội nghị Geneva như Liên Xô hoặc Trung Quốc đòi triệu tập một hội nghị quốc tế về giải pháp đã được thông qua năm 1954''". Nói cách khác, những cường quốc của khối Xã hội chủ nghĩa đã không cung cấp cho [[Việt Nam Dân chủ Cộng hòa]] sự hỗ trợ quốc tế mà họ kêu gọi.<ref>[http://www.coldwar.hu/html/en/publications/DRVarticle.pdf Cold War History. Vol. 5, No. 4], November 2005, Routledge, ISSN 1468-2745, trang 414</ref>
Trong khi tiến trình yêu cầu và từ chối đàm phán vẫn tiếp diễn, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa còn cố tái lập quan hệ thương mại giữa 2 miền,<ref>Vietnam News Agency, 7 tháng 2 năm 1955</ref> để giúp ''"nhân dân hai vùng trao đổi kinh tế, văn hóa và xã hội, nhằm tạo thuận lợi cho việc khôi phục cuộc sống bình thường của người dân."'' Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ tám (khoá II) dự kiến: ''"Muốn thống nhất nước nhà bằng phương pháp hoà bình, cần phải tiến hành thống nhất từng bước; từ chỗ tạm thời chia làm hai miền tiến đến chỗ thống nhất chưa hoàn toàn, từ chỗ thống nhất chưa hoàn toàn sẽ tiến đến chỗ thống nhất hoàn toàn."'' Nhưng cũng như vấn đề bầu cử, Việt Nam Cộng hòa thậm chí còn từ chối cả việc thảo luận, và Tổng thống Ngô Đình Diệm đã công khai tuyên bố "Bắc tiến" từ vài năm trước đó.<ref>[http://laodong.com.vn/Utilities/PrintView.aspx?distributionid=113665 Thống nhất là đỉnh cao thắng lợi của dân tộc Việt Nam], Dương Trung Quốc, Báo Lao động cuối tuần, Số 18 - Chủ nhật 05/05/2013</ref>
Về quân sự, miền Nam Việt Nam từ sau khi ký kết Hiệp định Genève, tồn tại ba lực lượng quân sự chủ yếu là: [[Bình Xuyên]], các giáo phái ([[Cao Đài]], [[Phật Giáo Hòa Hảo|Hoà Hảo]]), các đảng phái quốc gia ([[Đại Việt Quốc dân Đảng]], [[Việt Nam Quốc dân Đảng]]); Việt Nam Cộng hòa và những thành viên được xem là [[Việt Minh]] còn lại ở miền Nam Việt Nam.
Nhìn chung, trong giai đoạn 1955-1959, quân đội Việt Nam Cộng hòa giữ ưu thế trên chiến trường miền Nam. Nhiều cuộc xung đột vũ trang giữa quân đội Việt Nam Cộng hòa với [[Bình Xuyên]], một bộ phận thân Pháp trong các giáo phái [[Cao Đài]], [[Phật Giáo Hòa Hảo|Hoà Hảo]] được sự giúp đỡ của người cộng sản, lực lượng quân sự của các đảng phái quốc gia... diễn ra quyết liệt, với kết quả là các lực lượng này thất bại và phải giải thể hoặc gia nhập vào quân đội Việt Nam Cộng hoà. Còn lại hai lực lượng đối lập nhau gay gắt là: Việt Nam Cộng hòa và lực lượng các cựu thành viên Việt Minh còn ở lại miền Nam. Theo ước tính của Pháp trong năm 1954, Việt Minh kiểm soát hơn 60-90% của nông thôn miền Nam Việt Nam ngoài các khu vực của các giáo phái <ref name="ReferenceB"/>.
Trong giai đoạn này, lực lượng được xem là Việt Minh còn ở lại miền Nam theo ước tính của Mỹ, vẫn còn 100.000<ref name="insurgency"/> người lui vào bí mật với chủ trương phát động nhân dân đấu tranh chính trị đòi thực hiện Tổng tuyển cử, chống lại các chương trình xã hội của chính quyền Ngô Đình Diệm như "[[Cải cách điền địa (Việt Nam Cộng hòa)|Cải cách điền địa]]", "Cải tiến nông thôn" và bảo vệ cán bộ cộng sản, nhưng họ vẫn sẵn sàng tái hoạt động vũ trang nếu tình thế yêu cầu với số vũ khí được chôn giấu từ trước. Tình hình chính trị trở nên xấu đi vì đường lối cứng rắn của Việt Nam Cộng hòa cũng như sự bất hợp tác của Việt Minh, vốn không công nhận tính hợp pháp của chế độ Việt Nam Cộng hòa. Từ cuối năm 1955, đã xuất hiện những vụ ám sát quan chức Việt Nam Cộng hòa với tên gọi "diệt bọn ác ôn và bọn do thám chỉ điểm". Những hoạt động vũ trang của Việt Minh ngày càng gia tăng về quy mô, lan rộng khắp miền Nam. Đến cuối năm [[1959]] tình hình miền Nam thật sự bất ổn, Việt Minh ở miền Nam đã phát động chiến tranh du kích khắp nơi với quy mô trung đội hoặc đại đội nhưng lấy phiên hiệu đến cấp tiểu đoàn.<ref>Quân khu 8 ba mươi năm kháng chiến (1945 - 1975), chương 4: Đấu tranh chính trị, giữ gìn lực lượng khởi nghĩa từng phần, tiến tới Đồng Khởi (20-7-1955 đến cuối năm 1959), Đảng uỷ - Bộ tư lệnh quân khu 9, Nxb Quân đội Nhân dân, 1998, trang 322</ref>
Tháng 9 năm 1960, sau khi đấu tranh chính trị hoà bình để thống nhất đất nước theo tinh thần của Bản Tuyên bố cuối cùng tại Hội nghị Genève không có kết quả, chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chính thức ủng hộ các hoạt động đấu tranh vũ trang và chính trị của lực lượng Việt Minh miền Nam.<ref>[http://web.archive.org/web/20071225220259/http://www.cpv.org.vn/tiengviet/tulieuvankien/tulieuvedang/?topic=168&subtopic=4&leader_topic=211 Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ 3 của Đảng Lao Động Việt Nam], phần Niên biểu toàn khoá, website Đảng cộng sản Việt Nam, truy cập ngày 6-9-2007</ref> Đến thời điểm này, sự căng thẳng của lực lượng Việt Minh ở miền Nam đã lên đến mức mà Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phải ủng hộ đấu tranh vũ trang ở phía Nam vĩ tuyến 17. Hội nghị Trung ương Đảng Lao động lần thứ 15 (tháng 1-1959) quyết định: ''"Phải qua con đường đấu tranh cách mạng bằng bạo lực, mà cụ thể là dựa vào lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu, kết hợp với lực lượng vũ trang để đánh đổ ách thống trị thực dân kiểu mới của Mỹ và tập đoàn quân sự tay sai của Mỹ."''<ref>Văn kiện Hội nghị Trung ương Đảng Lao động lần thứ 15. Cục lưu trữ</ref>
Như vậy năm [[1960]] trở thành một năm có biến động lớn, mở ra một giai đoạn mới của Chiến tranh Việt Nam. Các nỗ lực đàm phán chính trị nhằm thống nhất Việt Nam đã không có kết quả, từ nay đấu tranh vũ trang sẽ là phương hướng chủ yếu.


==參考==
==參考==
Anonymous user